Khám phá thế giới Designer từ A đến Z
Ngành Thiết kế đồ họa (Graphic design) đang là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ chọn lựa nhất và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Vậy thiết kế đồ họa là gì? Tại sao ngành Thiết kế đồ họa lại trở nên hot đến như vậy? Làm thế nào để trở thành một nhà Thiết kế đồ họa (designer)? Hãy cùng VTC Academy Plus tìm hiểu về thế giới Thiết kế đồ họa nhé.
Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa được định nghĩa chính xác từ Viện Nghệ thuật Đồ họa Hoa Kỳ (AIGA) như sau “the art and practice of planning and projecting ideas and experiences with visual and textual content.” Có thể hiểu rằng Thiết kế đồ họa là “sự kết hợp giữa thẩm mỹ và thực hành trong việc lên kế hoạch các ý tưởng và kinh nghiệm bằng những hình ảnh và văn bản một cách trực quan.” Nói cách khác, Thiết kế đồ họa truyền đạt những ý tưởng hoặc thông điệp nhất định theo cách trực quan. Những hình ảnh này có thể đơn giản như biểu trưng doanh nghiệp hoặc phức tạp như bố cục trang trên trang web.
Dưới thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ, Thiết kế đồ họa không chỉ đơn giản là những việc liên quan đến in ấn như tạp chí, áp phích phim và quảng cáo, mà còn là những thiết kế đồ họa thời hiện đại bắt nguồn từ công nghệ. Một số ví dụ như:
- Thiết kế trang web: liên quan đến việc tạo ra các trang web hấp dẫn và trực quan cho người dùng. Điều này bao gồm bố cục tổng thể, phối màu và điều hướng.
- Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX): tập trung vào việc đảm bảo một trang web hoặc ứng dụng dễ dàng và hài lòng khi sử dụng. Những nhà thiết kế này nhấn mạnh đến giá trị, khả năng sử dụng, khả năng chấp nhận và sự mong muốn.
- Thiết kế đồ họa chuyển động hoặc hoạt hình: mang đến các yếu tố hình ảnh sống động thông qua các hiệu ứng đặc biệt, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử và phim.
Các vị trí, cơ hội làm việc trong ngành thiết kế đồ họa
Kỷ nguyên số đã mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ, điển hình là ngành Thiết kế đồ họa. Trong đó, các bạn sinh viên có thể định hướng với một số vị trí trong ngành Thiết kế đồ họa như sau:
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Là vị trí liên quan đến thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như: thiết kế logo, câu slogan, hệ thống bộ giấy văn phòng (danh thiếp, phong bì thư, kẹp tài liệu, giấy mời, chứng từ, hóa đơn các loại, bìa trình cứng,…), đồng phục, sản phẩm phục vụ bán hàng, banner. Ví dụ một số sản phẩm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu:
Để có thể tạo được bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và bắt mắt thì hãy tham gia ngay khóa học thiết kế đồ họa 2d của VTC Academy, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Thiết kế web – Web Design
Là người sử dụng những công cụ kỹ thuật số như máy tính hay các phần mềm đồ họa, cùng với sự sáng tạo để có thể xây dựng các trang website. Những nhà thiết kế web sẽ làm những điều cần thiết để làm một trang web có chức năng, giao diện thu hút cùng các thao tác dễ dàng dành cho những người sử dụng và truy cập. Cùng nhìn một số sản phẩm của các Web designer:
- Đồ họa thông tin – Information Graphic
Công việc ở vị trí này là chuyển những con số, chữ viết khô khan thành những hình ảnh đồ họa mang tính biểu trưng cao, thu hút người nhìn.
Designer trong lĩnh vực này yêu cầu cần phải có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin tốt và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế chuyên dụng như: Adobe InDesign, Corel Draw…
Một số ví du về Inforgraphic:
- Thiết kế game – hoạt hình 3D
Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) trong lĩnh vực thiết kế game – hoạt hình 3D là thiết kế ra các nhân vật, môi trường xung quanh và tạo chuyển động, diễn hoạt cho nhân vật.
Designer trong lĩnh vực này ngoài việc sử dụng thành thạo các phần mềm mỹ thuật: 3DS Max, Maya, Blender, Zbrush… cần có khả năng sáng tạo cực tốt.
Điển hình cho việc sử dụng các thiết kế 3D dễ dàng nhận ra nhất là trong loạt phim hoạt hình của Disney, khi các nhà làm phim chuyển từ hoạt hình 2D sang 3D, cùng xem sự khác biệt:
Lộ trình để trở thành một Designer
Đầu tiên, bạn nên bắt đầu chuẩn bị những kĩ năng cần thiết khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Bắt đầu sớm trong bất kỳ lĩnh vực nào không bao giờ là điều thừa thãi, tuy nhiên nó đặc biệt quan trọng khi nói về thiết kế đồ họa. Khi còn học cấp 3, nếu các bạn có đam mê và sở thích về thiết kế thì bạn nên tham gia các lớp học về lịch sử nghệ thuật, vẽ, nghệ thuật đồ họa và thiết kế trang web. Từ đó, có thể tham gia một số dự án như thiết kế kỷ yếu, poster cho các sự kiện của trường. Thiết kế đồ họa đòi hỏi một tính thẩm mỹ tốt và một bộ óc sáng tạo, nhưng bên cạnh đó cũng cần phát triển các kỹ năng thực hành vững chắc và sự thông thạo phần mềm. Đó là lý do các bạn học sinh nên bắt đầu chuẩn bị càng sớm càng tốt.
Hiện nay các nhà tuyển dụng Thiết kế thường tìm kiếm các ứng viên được đào tạo toàn diện và có các chứng chỉ liên quan, vì thế việc lấy chứng chỉ về chuyên ngành Thiết kế rất quan trọng và là cơ sở chứng nhận cho năng lực của các bạn. Đây cũng là bước tiếp theo trong lộ trình trở thành một Designer.
Tiếp đó, các bạn có thể đi thực tập tại các công ty và doanh nghiệp với các vị trí về thiết kế. Không phải tất cả các chương trình đại học về thiết kế đồ họa đều yêu cầu thực tập, nhưng những chương trình đó mang đến cho sinh viên cơ hội đặc biệt để có được kinh nghiệm thực tế, hình thành mối quan hệ chuyên nghiệp trong cộng đồng thiết kế và hoàn thành công việc phù hợp để trình bày trong portfolio của mình.
Hãy tạo cho mình một portfolio – đây là một tài sản lớn đối với các nhà thiết kế đồ họa, giúp phản ánh năng lực, phong cách riêng của từng nhà thiết kế. Đối với những sinh viên mới bắt đầu, việc có một portfolio lớn và đa dạng là một điều khó khăn do số lượng công việc đã hoàn thành còn ít. Trong trường hợp đó, bạn nên tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, chỉ trình bày các mẫu thiết kế tốt nhất của mình và tìm những thiết kế đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Sau đó các bạn sẽ tìm được một vị trí phù hợp với năng lực và phong cách của mình để làm việc và theo đuổi đam mê. Tuy nhiên Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực luôn thay đổi và phát triển. Các nhà thiết kế phải bắt kịp các xu hướng thương mại và nghệ thuật trong ngành – nếu không họ có thể nhanh chóng bị tụt hậu.
Không chỉ vậy, các nhà thiết kế đồ họa có thể chọn nâng cao kỹ năng, khả năng sáng tạo và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này bằng cách bổ sung các bằng cấp, chứng chỉ hoặc học thêm về các chuyên ngành liên quan.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về ngành Thiết kế đồ họa cũng như cung cấp những thông tin quan trọng, cần thiết cho các bạn, là hành trang trên con đường theo đuổi đam mê trở thành một nhà thiết kế đồ họa thành công.