Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi
Trước mỗi kỳ thi luôn là thời điểm quan trọng để chúng ta ôn tập lại bài cũ và trau dồi kiến thức nâng cao. Nhưng có rất nhiều bạn sẽ ở trong tình trạng “mất trí nhớ tạm thời” vào những thời gian “cao điểm” của mỗi học kỳ. Rõ ràng đã học nhưng vẫn không làm được bài nào trong sách bài tập, quên sạch cách giải và những từ vựng đã học.
Chắc các bạn cũng hay gặp tình huống này nhỉ?
Hồi học cấp 2 mình cũng toàn bị thế. Khi ấy mình từng than vãn với thầy giáo ở lớp học phụ đạo của mình rằng: “Em cũng muốn học nhưng mãi không học được.”
Thầy giáo đã trả lời thế này: “Đó là vì thời gian học của em chưa đủ. Hãy học nhiều hơn.”
Đúng là việc thời gian học lên rất quan trọng nhưng ngoài học ra, học sinh chúng mình còn có những hoạt động khác như sinh hoạt câu lạc bộ, gặp gỡ bạn bè, đá bóng, vẽ tranh,… Vì vậy, chúng mình cần phân bổ thời gian hợp lý cho việc học và các hoạt động cá nhân khác.
Từ những kinh nghiệm cá nhân, mình đã tự tìm cách nâng cao hiệu suất học tập và khả năng ghi nhớ của mình bằng những cách sau.
1. Ghi chép bằng nhiều màu bút khác nhau
Bạn thường dùng bút gì để ghi chép? Mình thích màu xanh nên thường dùng bút màu này để ghi bài. Dùng bút có màu mực mình yêu thích sẽ khiến bạn hứng thú với việc học hơn đấy! Bạn nên dùng màu bút highlight có màu sáng để làm nổi bật những nội dung quan trọng. Thử dùng nhiều màu mực để thể hiện những phần khác nhau, bạn sẽ dễ nắm bắt nội dung hơn.
Bạn có thích vở ghi chép của mình đầy màu sắc không? Nhưng, đừng dùng quá nhiều màu sắc nhé, sẽ gây rối mắt lắm.
2. Dùng biểu đồ hoặc hình vẽ để “mô hình hóa” kiến thức của bạn
Không chỉ những môn học “bay bổng” như Văn bạn mới có thể thỏa sức sáng tạo vở ghi chép, mà những môn “khô khan” như Toán, Hóa, Lý cũng có thể đấy.
Thay vì phải học Toán với “chằng chịt” con chữ, bạ có thể trang trí trang giấy bằng những khối hình học hoặc hình vẽ vui nhộn để tạo hứng thú cho việc học. Thỉnh thoảng các bạn hãy vẽ biểu đồ hoặc hình để nội dung trực quan hơn. Ghi như vậy cũng dễ nhớ hơn chỉ dùng toàn chữ.
Bạn sẽ không còn cảm thấy những môn học này nhàm chán và cứng ngắt nữa đâu. Dù bạn vẽ không giỏi cũng không sao, quan trọng là bạn đã tự vẽ lại nội dung đã học theo phong cách của riêng bạn.
Xem thêm bài viết: Làm thế nào khi không có hứng thú học tập
3. Dùng đồng hồ hẹn giờ
Chiếc đồng hồ “xinh xẻo” của bạn không chỉ để đánh thức bạn mỗi sáng đâu. Hãy dùng đến “em ấy” khi học nữa. Các bạn hãy dùng đồng hồ hẹn giờ để đặt giờ rồi đặt mục tiêu: Trong 20 phút học 50 từ mới để học. Như vậy, các bạn có thể đảm bảo trạng thái tập trung cao khi học. Lần tới hãy thử cài đặt thời gian nhất định và tập trung làm bài, xem thử trong khoảng thời gian đó bạn đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu đề ra ban đầu.
4. Trao đổi với bạn bè
Dạy và học từ người khác trước hết sẽ khiến bản thân mình phát hiện và tiếp thu được nhiều điều mới. Bởi vì khi học cùng người khác, bạn sẽ biết mình đang chưa hiểu rõ những kiến thức nào. Hãy bắt đầu bằng việc tổ chức học nhóm với bạn bè mỗi tuần 1 lần nhé.
5. Lặp đi lặp lại nhiều lần “Ghi nhớ – Giải bài tập”
Có lẽ có nhiều người học theo cách: “Ghi nhớ kiến thức rồi giải bài” nhưng chúng ta hãy thử: “Vừa giải bài tập, vừa ghi nhớ kiến thức. Vừa ghi nhớ kiến thức vừa giải bài tập”.
Nếu có thể biết được cần kiến thức gì để giải bài nào, chúng ta sẽ dễ ghi nhớ hơn.
Xem thêm bài viết: Bí kíp ôn tập trước kỳ thi để đạt kết quả cao
Kết
Có rất nhiều phương pháp để tăng cường trí nhớ của chúng ta. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều “bài tập dành cho não” để cải thiện khả năng ghi nhớ của mình. Trí nhớ tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và làm việc của bạn.
Việc ghi nhớ không liên quan đến việc bạn có thông minh hay không!!
Chỉ cần nỗ lực ai cũng có thể nhớ được!!!
Hy vọng những “tip” trên sẽ giúp cải thiện “chứng mất trí nhớ” của bạn mỗi khi kỳ thi cận kề. Chúc bạn may mắn!
(Nguồn: Bí kíp cho người mới bắt đầu)