Cách lập trình game đơn giản và chi tiết chỉ trong vài bước để bắt đầu
VTC Academy VTC Academy
Cách lập trình game đơn giản và chi tiết chỉ trong vài bước để bắt đầu

Cách lập trình game đơn giản và chi tiết chỉ trong vài bước để bắt đầu

Ngày đăng 20/08/2024

Bạn đam mê sáng tạo trò chơi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? VTC Academy sẽ hướng dẫn bạn cách lập trình game đơn giản chỉ trong vài bước. Từ việc lên ý tưởng, chọn công cụ đến lập trình cơ bản. Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có chút kinh nghiệm, bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn lập trình đơn giản trò chơi đầu tiên của mình.

Lên kế hoạch ý tưởng trước khi lập trình trò chơi

Mọi tựa game xuất sắc đều xuất phát từ những ý tưởng ban đầu. Bước đơn giản đầu tiên bạn phải hình thành những ý tưởng rõ ràng về trò chơi mình muốn tạo ra.

Xác định ý tưởng game

Xác định ý tưởng game

Các ý tưởng game cần được xác định rõ ràng trên những yếu tố như:

  • Thể loại Game: Quyết định loại trò chơi bạn muốn tạo ra. Đó có thể là game platformer, game giải đố, game nhập vai (RPG), hoặc game bắn súng… Ví dụ, một game platformer như Super Mario tập trung vào việc nhảy và tránh chướng ngại vật, trong khi một RPG như Final Fantasy lại tập trung vào phát triển nhân vật và kể chuyện.
  • Nền tảng: Bạn dự định sẽ cho người dùng chơi game trên nền tảng nào có thể thiết bị di động, PC hay console. Game di động thì dễ tiếp cận và thường có điều khiển đơn giản, trong khi game PC sẽ có gameplay phức tạp hơn và đòi hỏi đồ họa chất lượng cao.
  • Cốt truyện: Cốt truyện sẽ cung cấp bối cảnh cho các sự kiện và hành động trong game. Ví dụ khi muốn tạo một game giải đố, câu chuyện có thể đơn giản chỉ là giải quyết các thử thách để cứu một nhân vật.
  • Cốt lõi trò chơi: Với phần trọng tâm của trò chơi bạn sẽ quyết định người chơi sẽ làm gì xuyên suốt game. Có thể là giải các câu đố hay chiến đấu với kẻ thù, cốt lõi trò chơi nên thú vị và hấp dẫn mới giữ người chơi tiếp tục với game.
  • Vòng lặp trò chơi: Bạn cần suy nghĩ đến chu kỳ các hành động mà người chơi sẽ lặp lại trong suốt trò chơi. Ví dụ, trong một game platformer, vòng lặp có thể bao gồm việc chạy, nhảy, thu thập vật phẩm và đánh bại kẻ thù, tất cả dẫn đến việc hoàn thành một cấp độ và bắt đầu cấp độ tiếp theo. Một vòng lặp trò chơi được thiết kế tốt sẽ giữ cho người chơi tham gia và có động lực để tiếp tục.

Thiết kế các tính năng chính của game

Sau khi đã xác định ý tưởng trò chơi, bước tiếp theo là thiết kế các tính năng chính cho game.

Thiết kế các tính năng chính của game

Hãy vạch ra những hành động cơ bản mà người chơi sẽ thực hiện trong trò chơi. Ví dụ như cách nhân vật di chuyển, cách người chơi tương tác với thế giới trong game và các quy tắc điều chỉnh những tương tác này.

Tiếp theo, thiết kế nhân vật chính mà người chơi sẽ điều khiển, kẻ thù và bất kỳ nhân vật quan trọng liên quan trong game. Lên ý tưởng và thiết kế khả năng, ngoại hình và cách họ phù hợp với thế giới trong trò chơi.

Trò chơi sẽ có các cấp độ, giai đoạn, hay chương, sự phát triển độ khó và cách những thử thách mới sẽ được nâng cấp khi người chơi qua màn. Bạn còn phải suy nghĩ đến đồ họa của game sẽ là 2D hay 3D. Với một game di động casual, đồ họa đơn giản và màu sắc tươi sáng có thể là lựa chọn tốt nhất, trong khi một game kinh dị có thể yêu cầu hình ảnh tối và chi tiết hơn.

Lựa chọn công cụ trong quá trình lập trình game

Unity – phần mềm lập trình game đơn giản

Unity được xem là phần mềm lập trình game phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất với người mới bắt đầu. Unity cho phép bạn tạo trò chơi cho nhiều nền tảng, bao gồm di động (iOS, Android), PC và console. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp cận được lượng người chơi rộng rãi hơn mà không cần phải viết lại trò chơi cho các hệ thống khác nhau.

Unity - phần mềm lập trình game

Các tài nguyên sẵn có của Unity bao gồm các mô hình 3D, hoạt hình, âm thanh, và thậm chí cả mã viết sẵn. Chắc chắn có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và tập trung vào các khía cạnh sáng tạo hơn của phát triển trò chơi.

Unity sử dụng C# làm ngôn ngữ lập trình chính. Đây là ngôn ngữ tương đối dễ học và được sử dụng rộng rãi nếu bạn mới bắt đầu với lập trình game. Tính linh hoạt và hỗ trợ đa nền tảng của Unity sẽ trở thành công cụ yêu thích cho bạn ở những bước đầu lập trình game.

Unreal Engine – phần mềm lập trình game chuyên nghiệp

Một phần mềm nâng cao hơn đó là Unreal Engine. Phần mềm phù hợp với những ai đã có một chút kinh nghiệm vì có độ khó cao hơn so với Unity. Unreal Engine nổi tiếng với khả năng tạo ra đồ họa đẹp mắt được sử dụng bởi các studio lớn.

Unreal Engine - phần mềm lập trình game chuyên nghiệp

Nếu muốn tạo ra trò chơi yêu cầu môi trường thực tế, nhân vật chi tiết, hoặc hiệu ứng hình ảnh phức tạp, Unreal là công cụ dành cho bạn. Unreal Engine cung cấp một hệ thống lập trình trực quan gọi là Blueprints, cho phép bạn tạo trò chơi mà không cần viết một dòng mã nào. Khả năng rendering thời gian thực của Unreal Engine cho phép bạn thấy các thay đổi ngay lập tức trong quá trình phát triển, điều này rất tiện lợi để tinh chỉnh chi tiết.

Adobe Photoshop – phần mềm hỗ trợ thiết kế đồ họa

Một công cụ đồ họa đã quá quen mặt và được gọi tên đầu tiên không thể kể đến chính là Adobe Photoshop. Đây là công cụ sẽ hỗ trợ bạn tạo và chỉnh sửa đồ họa 2D cho game. Photoshop cực kỳ linh hoạt, cho phép bạn tạo ra mọi thứ từ sprite nhân vật đến nền chi tiết và các yếu tố UI. Dù bạn đang làm việc với nghệ thuật pixel hay minh họa chi tiết.

Adobe Photoshop

Với một loạt các brush, filter, và hiệu ứng, Photoshop cho phép bạn thử nghiệm với nhiều phong cách và kỹ thuật khác nhau. Sự linh hoạt này có thể giúp bạn phát triển một phong cách hình ảnh độc đáo cho trò chơi của mình.

Audacity – phần mềm hỗ trợ âm thanh và nhạc nền cho game

Yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự kịch tính cho trò chơi là âm thanh và nhạc nền. Audacity chính là phần mềm hỗ trợ bạn tạo nên trải nghiệm chơi game hấp dẫn. Một trong những lợi thế lớn nhất của Audacity là hoàn toàn miễn phí với mã nguồn mở giúp bạn tạo và chỉnh sửa âm thanh cho trò chơi của mình.

Audacity

Giao diện đơn giản của Audacity giúp bạn dễ dàng ghi âm, chỉnh sửa và mix các bản nhạc. Cùng các công cụ chỉnh sửa âm thanh như cắt, chuyển đổi âm thanh, và thêm các hiệu ứng như hồi âm hoặc tiếng vọng. Bạn cũng có thể điều chỉnh cao độ và nhịp độ của âm thanh rất hữu ích để tạo ra các hiệu ứng âm thanh động. Audacity còn hỗ trợ một loạt các định dạng tệp âm thanh, cho phép bạn nhập và xuất âm thanh ở định dạng phù hợp nhất với nhu cầu của trò chơi của bạn.

Cách viết code lập trình game đơn giản cho người mới

Nghe tới code lập trình game, chắc chắn bạn vẫn cảm thấy e dè và đáng sợ bởi mức độ phức tạp và khó nhằn của giai đoạn này. VTC Academy hướng dẫn bạn từng bước để chinh phục các bước quan trọng này:

Tạo dự án mới trên công cụ lập trình đã chọn

new project trên unity

Sau khi đã chọn phần mềm lập trình game có thể là Unity, Unreal Engine hay nền tảng khác. Lúc này tạo một dự án mới trong công cụ lập trình hoặc game engine mà bạn đã chọn:

  • Tạo dự án mới bằng một tùy chọn như “New Project” hoặc “Create New” trong menu. Bạn sẽ cần chọn một mẫu dựa trên nhu cầu của trò chơi. Ví dụ, trong Unity, bạn có thể chọn mẫu 2D hoặc 3D tùy thuộc vào loại trò chơi bạn đang tạo.
  • Đặt tên cho dự án có thể phản ánh chủ đề hoặc ý tưởng chính của trò chơi. Điều này sẽ giúp bạn giữ tổ chức, đặc biệt khi dự án của bạn ngày càng phát triển
  • Lưu trữ các tệp dự án trên một vị trí trên máy tính của bạn mà bạn có thể dễ dàng truy cập và quản lý chúng.

Thiết kế giao diện game cơ bản

thiết kế game ui

Giao diện game là nơi người chơi tương tác vì vậy cần phải tạo ra giao diện game cuốn hút giữ chân người chơi:

  • Thiết kế cảnh chính sẽ là nơi diễn ra gameplay. Trong Unity, bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết lập camera chính và thêm nền hoặc mặt đất cơ bản nơi các nhân vật sẽ di chuyển.
  • Tiếp theo cần thêm các yếu tố UI tùy thuộc vào game của bạn. Các yếu tố UI cơ bản như bộ đếm điểm, thanh máu, hoặc các nút. Hầu hết các game engine đều có sẵn các công cụ để thêm và tùy chỉnh một cách dễ dàng thông qua hệ thống UI của nó.
  • Sắp xếp các bố cục trên màn hình để người chơi dễ hiểu và sử dụng. Thiết kế giao diện trực quan đảm không làm người chơi cảm thấy rối mắt đảm bảo trải nghiệm chơi tốt hơn.

Lập trình gameplay

Đã đến giai đoạn khó nhất khi lập trình game là lúc bắt đầu viết mã gameplay. Đây sẽ là bước giúp trò chơi của bạn trở nên sống động hơn:

Một trong những điều đầu tiên bạn muốn làm là lập trình cách nhân vật chính di chuyển. Ví dụ, trong Unity bạn có thể viết một đoạn mã đơn giản bằng C# để xử lý các lệnh điều khiển từ người chơi chẳng hạn như di chuyển sang trái hoặc phải khi nhấn phím mũi tên. Dưới đây là một ví dụ cơ bản trong Unity:

“ using System.Collections;

using System.Collections.Generic;

using UnityEngine;

public class PlayerMovement : MonoBehaviour

{

public float speed = 5f;

void Update()

{

float move = Input.GetAxis(“Horizontal”) * speed * Time.deltaTime;

transform.Translate(move, 0, 0);

}

}”

Đoạn mã này sẽ làm cho nhân vật di chuyển sang trái hoặc phải dựa trên các phím mũi tên. Biến speed sẽ kiểm soát tốc độ di chuyển của nhân vật.

Sau khi viết mã, bạn cần kiểm tra lại trong game engine. Điều này giúp bạn xem nhân vật có di chuyển như mong muốn không và cho phép bạn thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết. Trên đây chỉ là một ví dụ cơ bản bởi lập trình gameplay là một quá trình lặp lại nơi bạn viết mã, kiểm tra và điều chỉnh cho đến khi nó hoạt động theo đúng ý bạn muốn.

Thêm các nhân vật phụ và các yếu tố khác

Thêm các nhân vật phụ

Khi gameplay chính đã hoạt động, bạn có thể bắt đầu thêm nhiều yếu tố hơn để làm cho trò chơi của mình thú vị:

Kẻ thù sẽ tăng thêm thử thách cho trò chơi. Bạn có thể tạo một mã AI đơn giản để kẻ thù di chuyển về phía người chơi hoặc bắn các vật thể. Trong Unity, bạn có thể sử dụng các nguyên tắc tương tự như lập trình chuyển động của người chơi nhưng điều chỉnh để làm cho kẻ thù hoạt động khác đi.

Các vật phẩm như tiền xu, tăng sức mạnh hoặc gói máu sẽ cần lập trình cách các vật phẩm này tương tác với người chơi, chẳng hạn như tăng điểm hoặc phục hồi máu khi được thu thập.

Bạn cũng có thể thêm các điểm sinh ra nơi kẻ thù hoặc vật phẩm xuất hiện ở những khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng vòng lặp hoặc bộ đếm thời gian trong mã gameplay.

Kiểm tra và tối ưu trò chơi

Bước quan trọng cuối cùng và không thể thiếu phải kiểm tra tối ưu trò chơi để đảm bảo game sẽ chạy được mượt mà và không có lỗi cho người chơi.

Chạy thử nghiệm game

Bước đầu tiên là phải tự chơi thử trò chơi qua các cấp độ khác nhau, thử nghiệm các tính năng và xem cách trò chơi hoạt động. Cần ghi lại những vấn đề không hoạt động như mong đợi hoặc cảm thấy không ổn. Sau đó, nhờ bạn bè, gia đình hoặc cộng đồng trực tuyến chơi thử trò chơi. Họ sẽ là những người đưa ra feedback trung thực về cơ chế gameplay, mức độ khó và bất kỳ lỗi nào họ gặp phải khi chơi game.

thử nghiệm game

Một số game engine như Unity có cung cấp các công cụ kiểm tra tự động. Bạn có thể nhờ công cụ này chạy các bài kiểm tra lặp đi lặp lại, chẳng hạn như kiểm tra vấn đề hiệu suất hoặc đảm bảo rằng một số tính năng hoạt động đúng sau khi cập nhật. Các bài kiểm tra tự động giúp tiết kiệm thời gian và có thể giúp phát hiện các vấn đề mà kiểm tra thủ công có thể bỏ sót.

Sau khi xác định được các lỗi cần ưu tiên sửa chữa dựa trên mức độ ảnh hưởng đến trò chơi. Kiểm tra giúp đảm bảo rằng game của bạn được hoàn thiện và sẵn sàng cho người chơi.

Cải thiện hiệu suất của trò chơi

Các kết cấu đồ họa có độ phân giải cao và mô hình 3D phức tạp có thể làm chậm trò chơi của bạn. Do đó, bạn cần xem xét việc giảm độ phân giải của kết cấu hoặc đơn giản hóa các mô hình khi có thể. Tận dụng các công cụ như nén kết cấu và cài đặt mức độ chi tiết (LOD) trong Unity có thể giúp giảm tải cho bộ xử lý đồ họa của thiết bị.

cải thiện hiệu suất game

Mã lập trình hiệu quả có thể cải thiện đáng kể hiệu suất của trò chơI như việc tránh các phép tính không cần thiết, tối ưu hóa các vòng lặp và giảm thiểu việc sử dụng các phép toán phức tạp như tính toán vật lý thời gian thực. Thường xuyên kiểm tra hiệu suất của trò chơi bằng các công cụ tích hợp sẵn (như Unity’s Profiler) có thể giúp xác định các phần mã làm chậm trò chơi.

Tốc độ khung hình ổn định sẽ giúp gameplay mượt mà. Nếu tốc độ khung hình của trò chơi giảm quá thấp có thể gây ra hiện tượng giật lag và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi. Tối ưu hóa trò chơi để chạy ở tốc độ khung hình ổn định bằng cách điều chỉnh cài đặt đồ họa, giảm số lượng đối tượng hoạt động và tối ưu hóa các tính toán vật lý.

Sau khi thực hiện các tối ưu hóa, điều quan trọng là kiểm tra lại trò chơi để đảm bảo rằng các thay đổi không gây ra các vấn đề mới. Tối ưu hóa thường là sự cân bằng giữa hiệu suất và chất lượng vì vậy hãy tìm điểm tối ưu để trò chơi của bạn có thể chạy mượt mà.

Học lập trình game ở đâu tốt?

Nếu bạn đam mê lập trình game và muốn biến đam mê thành công việc sáng tạo mỗi ngày, tham gia khóa học trở thành chuyên viên lập trình game tại VTC Academy. Với nhiều cơ sở đào tạo tại các chi nhánh là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, VTC Academy  đảm bảo cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về lập trình game, giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để bước chân vào theo đuổi sự nghiệp game.

không gian học viện VTC Academy

Đến với khóa học tại VTC Academy bạn sẽ được học hỏi từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tiếp cận các công cụ phát triển game cập nhật nhất cùng dàn máy có cấu hình siêu khủng. Bạn sẽ không chỉ được học lý thuyết mà còn có cơ hội thực hành lên đến 70% thời lượng học và phát triển những sản phẩm game chất lượng cao.

Một game hành động do học viên VTC Academy phát triển:

Lời kết

VTC Academy hy vọng bạn đã nắm được cách lập trình game từ những bước cơ bản nhất. Bắt đầu từ việc lên kế hoạch, lựa chọn công cụ, đến viết mã và tối ưu trò chơi. Mỗi bước đều là một phần quan trọng để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và hấp dẫn. Nếu bạn đam mê lập trình game và muốn phát triển xa hơn trong lĩnh vực này, hãy cân nhắc tham gia các khóa học chuyên sâu tại VTC Academy.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

Ngày đăng 20/08/2024
Công nghệ được coi là một trong những nền tảng chiến lược của mọi doanh nghiệp và công ty hiện nay. Do đó vai trò của những người đứng đầu trong lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Vậy CTO là gì? Làm thế nào để từ một Fresher có thể tiến lên và đảm nhận vai trò quan trọng này? Hãy cùng VTC Academy khám phá lộ trình thăng tiến để trở thành một CTO trong bài viết dưới đây!
Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 26/07/2024
Lập trình luôn làm khó người học vì đòi hỏi khả năng tư duy cao và kiến thức liên tục được cập nhật đặc biệt với người mới bắt đầu. Một cách thực hành thú vị giúp giảm độ khó và giải trí hiệu quả VTC Academy gợi ý để bạn vừa coding vừa chơi chính là game lập trình. Cùng khám phá top 10 game lập trình giúp các lập trình viên vừa giải trí vừa nâng cao kỹ năng trong bài viết dưới đây nhé!
Chủ nghĩa siêu thực là gì? Ý nghĩa của chủ nghĩa siêu thực trong thiết kế đồ họa

Chủ nghĩa siêu thực là gì? Ý nghĩa của chủ nghĩa siêu thực trong thiết kế đồ họa

Ngày đăng 28/02/2024
Trong bài viết này, VTC Academy giới thiệu đến bạn chủ nghĩa siêu thực là gì, ý nghĩa của chủ nghĩa này trong thiết kế đồ họa và những ứng dụng của Surrealism. Click vào xem ngay nhé!
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

Ngày đăng 20/08/2024
Công nghệ được coi là một trong những nền tảng chiến lược của mọi doanh nghiệp và công ty hiện nay. Do đó vai trò của những người đứng đầu trong lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Vậy CTO là gì? Làm thế nào để từ một Fresher có thể tiến lên và đảm nhận vai trò quan trọng này? Hãy cùng VTC Academy khám phá lộ trình thăng tiến để trở thành một CTO trong bài viết dưới đây!
Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 26/07/2024
Lập trình luôn làm khó người học vì đòi hỏi khả năng tư duy cao và kiến thức liên tục được cập nhật đặc biệt với người mới bắt đầu. Một cách thực hành thú vị giúp giảm độ khó và giải trí hiệu quả VTC Academy gợi ý để bạn vừa coding vừa chơi chính là game lập trình. Cùng khám phá top 10 game lập trình giúp các lập trình viên vừa giải trí vừa nâng cao kỹ năng trong bài viết dưới đây nhé!
VTC Academy ra mắt chương trình học lấy bằng cử nhân Nhật Bản

VTC Academy ra mắt chương trình học lấy bằng cử nhân Nhật Bản

Ngày đăng 02/05/2024
VTV.vn - Chương trình liên kết đào tạo ngành Công nghệ thông tin vừa được công bố trong buổi ký kết hợp tác giữa VTC Academy và tập đoàn giáo dục KAKE từ Nhật Bản.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299