Video Animation là gì mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm
VTC Academy VTC Academy
Video Animation là gì mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm

Video Animation là gì mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm

Ngày đăng 18/08/2022

Có đến 59.6% người sử dụng Internet để xem video mỗi ngày đã khiến Video Animation trở thành hình thức không thể bỏ qua trong Video Marketing. Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng dạng video này để truyền tải các thông điệp đến khách hàng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, giải trí, tài chính, đào tạo nhân sự,… cũng áp dụng video animation. Vậy Video Animation là gì? Lý do vì sao Video Animation lại thu hút các doanh nghiệp đến vậy? Cùng VTC Academy tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Video Animation là gì ?

Video Animation (Video hoạt hình) là kỹ thuật mà trong đó hình ảnh sẽ được thiết kế, thêm bố cục và chụp ảnh liên hoàn (photographic sequences) để tạo ra ảo giác về chuyển động. Có thể hiểu Video Animation là sự mô phỏng lại chuyển động bằng cách hiển thị một loạt các bức ảnh liên tiếp. Như vậy chúng ta sẽ tạo ra được một video có hành động nhưng không cần bất cứ bản ghi trực tiếp hành động đó để truyền tải ý nghĩa hoặc kể chuyện.

So với một bức ảnh thông thường hay truyện tranh thì Video Animation mang lại người xem cảm giác cuốn hút hơn. Các doanh nghiệp thường sử dụng dạng video này để giới thiệu các sản phẩm/ dịch vụ của mình. Thay vì sử dụng những bức ảnh chi chít nội dung giới thiệu khô khan thì Video Animation giúp truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Vì sao Animation lại trở nên quan trọng với hoạt động marketing?

Theo CEO của Youtube, đã có hơn 1.8 tỷ người mỗi tháng đăng nhập vào Youtube. So với các trang web không chứa video, trang web chứa video có lượt truy cập cao hơn khoảng 40%. Các video hấp dẫn sẽ giúp giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn. Những số liệu trên cho thấy video sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc thúc đẩy các chiến lược truyền thông Marketing của các doanh nghiệp. Nhưng vì sao chúng ta nên sử dụng Video Animation thay vì những video quay những hành động trực tiếp thông thường? Cùng VTC Academy tìm hiểu ngay sau đây:

Đơn giản hóa các thông điệp truyền đến khách hàng

Nếu bạn muốn chia sẻ một thông điệp hơi phức tạp đến khách hàng thì Video Animation là phương án tuyệt vời. Bạn có thể đơn giản hóa thông điệp thành những điểm chính, quan trọng rồi truyền đến khán giả. Cụ thể thay vì dùng cả một đoạn văn dài để giới thiệu các tác dụng của viên uống trẻ hóa da khá phức tạp thì bạn có thể dùng video animation trực quan hóa những tác dụng đó kèm theo một số dòng chữ ngắn ghi nội dung chính. Như vậy, người xem sẽ dễ dàng và nhanh chóng trong việc nắm bắt thông điệp.

video animation là gì

Đặc biệt, với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (vô hình) thì dạng Video Animation rất phù hợp để giúp khách hàng có thể hình dung về nó tốt hơn. Qua video, khách hàng có thể hiểu được từng bước trong quy trình của dịch vụ mà một video quay hành động trực tiếp khó có thể truyền tải được.
Chẳng hạn như, một số dịch vụ về thẩm mỹ, liên quan đến y khoa hay các sản phẩm như tinh bột kháng hỗ trợ sức khỏe đường ruột,… đều là những sản phẩm/ dịch vụ khó sử dụng dạng video người thật đóng để cho khách hàng biết cụ thể nó là gì. Khi ta dùng video animation để mô phỏng lại thì khách hàng sẽ dễ hiểu hơn. Vì vậy, khách hàng sẽ có thêm cơ sở để ra quyết định trong việc lựa chọn dịch vụ.

Tăng khả năng chuyển đổi, mua hàng

Trong các quyết định mua hàng thì cảm xúc là yếu tố tác động mạnh mẽ đến các quyết định này. Như đã đề cập, Video Animation mang đến cho người xem nhiều cảm xúc hơn thông qua các chuyển động và các câu chuyện được kể. Cảm xúc ở đây có thể là sự thích thú, vui vẻ do video animation mang lại. Ngoài ra, khi được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm/ dịch vụ thì khách hàng sẽ thấy an tâm và tin tưởng hơn. Vì vậy, khách hàng cũng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn.

Ví dụ bạn đang sản xuất và kinh doanh viên uống giảm cân. Bạn có thể tạo ra Video Animation giải thích về cơ chế hoạt động của nó như thế nào, quá trình viên thuốc đó tác động lên cơ thể con người. Khi đó người xem có thể hiểu về sản phẩm và cảm thấy yên tâm về sự an toàn của sản phẩm đối với cơ thể người. Lúc này, ta thêm lời kêu gọi hành động thì khả năng cao người xem sẽ bị thuyết phục bởi những thông tin súc tích mà ta đưa ra.

Khả năng tùy biến cao, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Chi phí cho một chiến dịch Marketing thường khá cao và sẽ rất phí nếu những sản phẩm Marketing đó chỉ dùng được một lần. Vì thế khả năng tùy biến cao của Video Animation đã khiến nhiều doanh nghiệp cân nhắc đến. Sau khi sản xuất một Video Animation bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh video cho phù hợp với nhiều hoạt động khác nhau.

Chẳng hạn, khi bạn tạo một video quảng cáo bạn muốn chuyển nội dung đó sang nhiều ngôn ngữ khác nhau để chiếu trên nhiều quốc gia thì việc tinh chỉnh nội dung cho video animation sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn so với video quay bằng người thật. Một ví dụ khác cho thấy khả năng tùy biến của video animation đó là khi bạn làm một video để giới thiệu quy trình mua hàng online của cửa hàng. Sau một thời gian bạn muốn thêm/ bớt một vài bước trong quy trình đó thì bạn dễ dàng tùy chỉnh nội dung của video animation. Nhưng với video được quay bằng người thật có thể bạn phải quay lại video hoặc mất nhiều thời gian chỉnh sửa cho video liền mạch và mượt mà hơn.

Ngoài ra, trong quá trình thực thi chiến lược Marketing nếu có sự thay đổi thì bạn cũng có thể chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế một cách đơn giản mà không mất nhiều chi phí.

So sánh với video được quay trực tiếp thì Video Animation hoàn toàn có lợi thế hơn trong khoảng tiết kiệm tối đa chi phí nhân lực. Để tạo ra một video quay trực tiếp bạn phải bỏ số tiền rất lớn cho chi phí bối cảnh, diễn viên, địa điểm, phương tiện đi lại, phục trang,… Với Video Animation bạn chỉ cần đầu tư vào một ekip giỏi, giàu kinh nghiệm là bạn đã có thể thực hiện hóa ý tưởng của mình và tùy chỉnh video đó cho nhiều mục đích khác nhau.

Để lại ấn tượng cho người xem, tăng độ nhận diện thương hiệu

Theo Connor Brooke – chuyên gia về đầu tư và tài chính người Scotland cho biết so với ảnh tĩnh, văn bản thì người xem video có thể ghi nhớ nội dung cao hơn 58%. Video Animation hoàn toàn có thể truyền tải phong cách, dấu ấn thương hiệu thông qua màu sắc, chuyển động, các sự vật và câu chuyện được truyền tải trong video. Giữa một “rừng” các video quảng cáo được quay theo hình thức ghi hình trực tiếp thì thương hiệu của bạn sẽ nổi bật hơn với dạng Video Animation này.

Đặc biệt, khi bạn có một câu chuyện ấn tượng và biết cách dùng mạch cảm xúc trong câu chuyện đó để khơi gợi cảm xúc của khách hàng thì chắc chắn hình ảnh doanh nghiệp càng ghi sâu trong tâm trí người xem. Một Video Animation tốt hoàn toàn có thể thay đổi nhận thức khách hàng về thương hiệu và giúp họ gắn kết với thương hiệu hơn.

Các loại Video Animation phổ biến

Có khá nhiều loại Video Animation bạn cần biết để có thể sử dụng đúng loại video theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Hoạt hình truyền thống (Traditional Animation) / 2D animation

Về cơ bản hoạt hình truyền thống chính là sự kết hợp các hình họa dạng phẳng, trên không gian 2D, để tạo chuyển động cho nhân vật và bối cảnh. Với thể loại này người họa sĩ cần vẽ tay lại các hình ảnh trên giấy trong suốt. Người vẽ sẽ lần lượt thực hiện các bản vẽ để tạo thành chuỗi hoạt ảnh. Hoạt động này tiêu tốn rất nhiều thời gian để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện.

video animation là gì

Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người nghệ sĩ có nhiều công cụ hỗ trợ hơn vì thế mà quá trình sản xuất 2D animation cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Một số tựa phim hoạt hình 2D animation giải trí nổi tiếng có thể kể đến như: Pinocchio, Dragon Ball Z, The Simpsons,…

Hoạt hình 3D (3D animation)

Sự xuất hiện của 3D animation đã tạo nên sự đột phá mới cho ngành. Vậy 3D animation là thể loại như thế nào?

3D animation là sự kết hợp giữa các thiết kế 3D và yếu tố chuyển động (animation). Các animator sẽ sử dụng máy tính và các phần mềm chuyên dụng để tạo ra hình ảnh ba chiều cho các nhân vật và hoạt cảnh xung quanh, sau đó thêm vào các chuyển động để tạo ra các video 3D animation.
3D animation được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như: phim ảnh, game, quảng cáo truyền hình, y học,… Chính vì thề, ngành thiết kế đồ họa 3D đang rất phát triển trong thời đại 4.0 ngày nay. Nhu cầu càng nhiều vì thế rất nhiều bạn trẻ yêu thích thiết kế đồ hoạt đã lấn sân sang học hoạt hình 3D để có thêm nhiều cơ hội cho bản thân.

Đồ họa chuyển động (Motion Graphics)

Tiền thân của Motion Graphics chính là thiết kế đồ họa. Thể loại này khá phổ biến với chi phí sản xuất thấp hơn so với những loại animation khác. Những sản phẩm chủ yếu của Motion Graphics có thể kể đến như: video giới thiệu công ty, logo, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ,… Tuy nhiên Motion Graphics còn gặp nhiều hạn chế về khả năng chuyền tải chiều sâu của hình ảnh nên không phù hợp với các dự án mang tính nghệ thuật cao.

Video đồ hoạt hình trên bảng trắng (Whiteboard Animated Videos)

Loại video này thường được dùng để giải thích các khái niệm, sự việc nào đó. Whiteboard Animated Videos sẽ làm cho những văn bản dài, khô khan trở nên sống động bằng cách tạo ra các chuyển động trong môi trường kỹ thuật số. Việc sử dụng nền trắng sẽ giúp người xem chú ý đến các đối tượng trên bảng trắng nhiều hơn.


Loại video này thường được áp dụng rất nhiều trong việc dạy học, giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú với việc học tập của mình hơn. Nhờ đó mà hiệu quả học tập của các bạn cũng được nâng lên.

Hoạt hình tĩnh vật (Stop motion Animation)

Bản thân Stop motion là một khái niệm bao quát, lấy hình ảnh đồ vật để tạo ra ảo ảnh chuyển động. Thể loại này sử dụng đa dạng các chất liệu để thiết kế những nhân vật hoạt hình khác nhau. Một số loại Stop motion có thể kể đến như: Claymation (sử dụng đất sét để tạo chuyển động), Puppets (sử dụng mô hình các con rối), Cut out (sử dụng giấy), Silhouette (sử dụng bóng của sự vật),…

Các bước để sản xuất một Video Animation?

Ngày nay có khá nhiều phần mềm hỗ trợ tạo Video Animation. Với những phần mềm này dù bạn không phải là một animator chuyên nghiệp vẫn có thể sản xuất ra một video animation phục vụ cho mục đích cá nhân. Một số phần mềm bạn có thể tham khảo: Blender, Animaker, Bitvable, Renderforest.

Sau đây là quá trình tạo nên một Video Animation bạn có thể cân nhắc để làm nên một Video chỉnh chu và chuyên nghiệp hơn.

Bước 1: Viết brief (tóm tắt) cho video

Bước này giúp bạn tập hợp lại những suy nghĩ của mình và chuyển những ý tưởng đó đi theo một hướng nhất định. Bản brief giúp ta hình dung rõ về mục tiêu của video cũng như các yếu tố khác như: đối tượng mục tiêu, thời hạn, ngân sách,… trước khi vẽ ra một kế hoạch.

Bước 2: Viết kịch bản

Dựa trên bản brief bạn sẽ phát triển lên thành kịch bản cho video. Một kịch bản càng ngắn gọn, rõ ràng thì quá trình làm video càng dễ dàng hơn. Hãy hình dung trong đầu những gì sẽ có trong video để viết ra thành một kịch bản hoàn chỉnh.

Bước 3: Tạo Storyboard

Storyboard là bước để thể hiện lại trình tự những sự vật, sự việc sẽ xảy ra trong một phân cảnh bằng các hình ảnh, văn bản,… Nó giúp bạn có cái nhìn tổng quát câu chuyện sẽ được thể hiện như thế nào trong từng khung hình.

Bước 4: Lựa chọn thể loại video, xây dựng bối cảnh, nhân vật

Mỗi thể loại hoạt hình sẽ phù hợp với những mục đích khác nhau. Bạn cần đánh giá lại đối tượng mục tiêu, nội dung cần truyền tải để lựa chọn thể loại cho phù hợp.

Sau khi đã chọn được thể loại video, bạn có thể bắt tay vào việc xây dựng nhân vật, bối cảnh dựa trên Storyboard. Công đoạn này mất thời gian hay không sẽ tùy nào mức độ hoành tráng của video. Đặc biệt thể loại Stop motion mất khá nhiều thời gian ở bước này.

Bước 5: Thêm âm thanh

Âm thanh cũng là yếu tố quan trọng tạo nên một video thu hút người xem. Không chỉ đáp ứng về phần nhìn mà bạn còn phải đáp ứng cả phần nghe cho người xem. Một nhạc nền phù hợp, một giọng thuyết minh tinh tế sẽ đẩy cảm xúc người xem lên rất nhiều. Đó cũng là cách để người xem có thể nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Video animation có thể coi là một cách giúp truyền tải các thông điệp của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Không chỉ dừng lại ở các hoạt động liên quan đến hoạt hình giải trí mà video animation còn được ứng dụng cho rất nhiều hoạt động khác trong cuộc sống. Chính vì thế các animator có rất nhiều cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng với những kiến thức cơ bản mà VTC Academy mang lại sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Video Animation là gì?”. Từ đó, bạn có thể ứng dụng nó một cách hiệu quả.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Top 10 phần mềm làm Animation phổ biến nhất trong năm 2022

Top 10 phần mềm làm Animation phổ biến nhất trong năm 2022

Ngày đăng 16/08/2022
Ngày nay, công việc hoạt hình 3D được hỗ trợ rất nhiều từ các phần mềm làm Animation. Sau đây là TOP 10 phần mềm làm Animation phổ biến nhất năm 2022
Giải mã những thuật ngữ thiết kế đồ họa cơ bản

Giải mã những thuật ngữ thiết kế đồ họa cơ bản

Ngày đăng 03/08/2022
VTC Academy giới thiệu đến bạn những thuật ngữ thiết kế đồ hoạ cơ bản mà bất cứ bạn nào muốn học thiết kế đồ hoạ cũng phải nằm lòng.
Cách tính điểm xét học bạ THPT 2025 nhanh chóng và chính xác nhất

Cách tính điểm xét học bạ THPT 2025 nhanh chóng và chính xác nhất

Ngày đăng 18/01/2025
Các bạn có thể tham khảo bài viết để biết cách tính điểm học bạ của mình chính xác, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn trường, ngành cho phù hợp.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Top 10 phần mềm làm Animation phổ biến nhất trong năm 2022

Top 10 phần mềm làm Animation phổ biến nhất trong năm 2022

Ngày đăng 16/08/2022
Ngày nay, công việc hoạt hình 3D được hỗ trợ rất nhiều từ các phần mềm làm Animation. Sau đây là TOP 10 phần mềm làm Animation phổ biến nhất năm 2022
Giải mã những thuật ngữ thiết kế đồ họa cơ bản

Giải mã những thuật ngữ thiết kế đồ họa cơ bản

Ngày đăng 03/08/2022
VTC Academy giới thiệu đến bạn những thuật ngữ thiết kế đồ hoạ cơ bản mà bất cứ bạn nào muốn học thiết kế đồ hoạ cũng phải nằm lòng.
Đâu là hình thức du học phù hợp với bạn nhất?

Đâu là hình thức du học phù hợp với bạn nhất?

Ngày đăng 19/01/2025

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299