VTC Academy đồng hành cùng viện pháp tại Việt Nam – Institut Français Vietnam (IFV), Viện Gothe (Đức) và UNESCO đẩy mạnh xây dựng Hệ sinh thái sáng tạo hình ảnh tại Việt Nam
VTC Academy là đại diện duy nhất trong mảng giáo dục về sáng tạo và đồ họa tại Việt Nam đồng hành cùng Viện Pháp tại Việt Nam (IFV) cùng các tổ chức văn hóa, giáo dục xây dựng hệ sinh thái sáng tạo hình ảnh tại Việt Nam – Đây sẽ là sân chơi cho các họa sỹ và thiết kế trẻ tài năng trong nước có cơ hội tiếp cận nhiều nền văn hóa và phát triển ngành công nghiệp sáng tạo hình ảnh tại Việt Nam.
Sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp hình ảnh ở châu Âu và cơ hội cho Việt Nam trong thập kỷ tới.
Theo chuyên trang ICT News, Việt Nam có số người sử dụng Facebook với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay. Cùng với sự bùng nổ của Internet và sự phát triển chóng mặt của các trang mạng xã hội đang mỗi ngày thay đổi và mang đến nhiều ý tưởng mới lạ cho nhóm ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.
Một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nét sự thay đổi này chính là ngành xuất bản truyện tranh và trò chơi điện tử. Tại các quốc gia có nền công nghiệp truyện tranh và trò chơi điện tử phát triển mạnh như Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu thì họa sỹ truyện tranh là một trong những công việc có mức thu nhập cao và được săn đón nhiều nhất. Tại Việt Nam những năm gần đây, lĩnh vực này cũng ngày càng được chú ý nhiều hơn. Nếu như trước đây, các họa sỹ minh họa truyện tranh và trò chơi chỉ có thể thông qua việc xuất bản để tiếp cận khán giả thì giờ đây các tác giả hoàn toàn có thể chủ động giới thiệu tác phẩm và xây dựng hình ảnh cá nhân thông qua Facebook, Behance, Artstation hay Deviantart. Điều này mang đến nhiều cơ hội và thách thức mới cho các họa sỹ minh họa nói riêng và những cá nhân sáng tạo trong nước nói chung.
Sáng thứ Bảy ngày 27/11/2021, Hội thảo chuyên đề: Hệ sinh thái sáng tạo hình ảnh (AVGC) tại Việt Nam đã diễn ra thành công với sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả hàng đầu lĩnh vực sáng tạo trong và ngoài nước. Sự kiện do VTC Academy hợp tác với Viện Pháp tại Việt Nam – Institut Français Việt Nam (IFV) và Viện Goethe Việt Nam cùng nhiều đối tác chuyên môn tổ chức, nhằm mục tiêu khuyến khích thay đổi tư duy khai thác, làm mới giá trị truyền thống dựa trên sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp – Đức; thúc đẩy và xây dựng một hệ sinh thái bền vững trong ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo hình ảnh; nâng tầm giá trị các sản phẩm sáng tạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tham dự sự kiện, người tham gia sẽ có dịp tìm hiểu về lịch sử và quá trình phát triển của lĩnh vực công nghiệp hình ảnh tại Pháp và ở Đức, từ đó truyền cảm hứng cho việc xây dựng ngành công nghiệp nghệ thuật hình ảnh của Việt Nam; Lắng nghe ý kiến đánh giá của chuyên gia đối với bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất truyện tranh và trò chơi điện tử tại Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra cho các đơn vị, cá nhân sáng tạo hình ảnh trong tương lai.
Trong báo cáo nghiên cứu “Trò chơi điện tử và các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam – Vấn đề về chính sách” của mình, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc VICAS Arts Studio (Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) chia sẻ: “Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường game trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á. Tốc độ phát triển của ngành Công nghiệp game đạt gấp 2, gấp 3 lần so với những ngành công nghiệp khác. Nhiều nhà phát triển ganme tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên bản đồ công nghệ thế giới đã chứng minh nguồn doanh thu từ ngành này đóng góp không nhỏ vào kinh tế nước nhà… Để có thể phát triển được ngành công nghiệp văn hóa nói chung và các ngành công nghiệp sáng tạo hình ảnh nói riêng thì chúng ta cần phải xây dựng một hệ sinh thái bền vững, kết nối tất cả các cá nhân sáng tạo và cả những doanh nghiệp, tổ chức sản xuất.”
Hội thảo quy tụ các họa sỹ minh họa, nhà văn, biên tập viên, nhà làm phim, nghệ sĩ, nhà báo, nhà xuất bản, nhà phê bình, cùng các nhà văn hóa và chuyên gia khác của Việt Nam để suy ngẫm và trao đổi về các điều kiện phát triển công nghiệp văn hóa sáng tạo ở Việt Nam dựa trên hệ sinh thái sáng tạo hình ảnh.
Nguồn nhân lực sáng tạo tại Việt Nam: Nhiều nhưng chưa vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Ở khía cạnh của một đơn vị tiên phong trong đào tạo lĩnh vực sáng tạo nội dung số trong nước, ông Hoàng Việt Tân – Giám đốc điều hành của VTC Academy chia sẻ tại buổi hội thảo: “Xuyên suốt 11 năm hình thành và phát triển của VTC Academy, tỷ lệ học viên theo học ngành sáng tạo tăng đều đặn mỗi năm từ khoảng 30-50%. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực trong ngành này lại chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thực tế của thị trường lao động cả về chất lượng lẫn số lượng.”
Nhu cầu của thị trường đối với các ngành thuộc lĩnh vực sáng tạo luôn ở mức cao so với mặt bằng chung của các ngành nghề khác. Ông Tân nhận xét, mặc dù những người trẻ Việt có rất nhiều kỹ năng cùng tư duy độc đáo nhưng chưa có một môi trường học tập và phát triển phù hợp để khai thác và đột phá các tiềm năng này, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành, ứng dụng, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.
Mặc dù vậy, ông vẫn đánh giá cao tiềm năng phát triển của tài năng trẻ Việt Nam trong lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật. Năm 2021, VTC Academy quyết định hợp tác cùng Viện Thiết kế Quốc tế RUBIKA – Học viện đào tạo Diễn hoạt 3D top 2 thế giới, triển khai chương trình đào tạo liên thông ngành Diễn hoạt 3D chuyên sâu tại Pháp và Canada, mở ra cơ hội mới cho các bạn trẻ Việt được tiếp cận môi trường đào tạo quốc tế; nâng tầm và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng sáng tạo hình ảnh tại Việt Nam.
Xây dựng Hệ sinh thái và hình thành văn hóa sáng tạo hình ảnh tại Việt Nam.
Kết hợp quan điểm giữa văn hóa Pháp, Đức và Cộng hòa Séc, Viện Pháp tại Hà Nội cùng với VTC Academy đã cùng nhau đưa ra sáng kiến xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo hình ảnh, gọi tắt là AVGC, với mong muốn thúc đẩy đổi mới và tạo ra một môi trường thân thiện, lành mạnh để những cá nhân, tổ chức sáng tạo tại Việt Nam có thể giao lưu, trao đổi ý tưởng, học hỏi và thách thức những giới hạn.
VTC Academy là đơn vị giáo dục đầu tiên hợp tác cùng Viện Pháp phát triển hệ sinh thái bền vững dành cho cộng đồng sáng tạo Việt Nam. Đây cũng là một trong số những dự án mới nhất trong mối quan hệ trao đổi và hợp tác lâu dài của hai bên.
Trước đó, vào tháng 4/2021, thông qua sự giới thiệu của Viện Pháp tại Hà Nội, VTC Academy đã có cơ duyên gặp gỡ, trao đổi và cuối cùng tiến tới thỏa thuận hợp tác và phát triển giáo dục cùng Viện Thiết kế Quốc tế RUBIKA.
Quyết định xây dựng và phát triển hệ sinh thái sáng tạo hình ảnh AVGC của VTC Academy và Viện Pháp tại Hà Nội hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới mẻ và hứng khởi cho cộng đồng sáng tạo ở Việt Nam, góp phần đáng kể cho sự phát triển của đất nước và khơi gợi cảm hứng cho hàng triệu người trẻ. Thông qua quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của Công nghệ thông tin, hệ sinh thái AVGC sẽ có thể kết nối với một cộng đồng rộng lớn và bền vững hơn nữa trong tương lai.