Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ Blockchain từ A-Z
VTC Academy VTC Academy
Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ Blockchain từ A-Z

Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ Blockchain từ A-Z

Ngày đăng 15/02/2022

Công nghệ Blockchain (chuỗi khối) đang dần trở thành xu hướng mới trên thị trường đầu tư và công nghệ toàn cầu. Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng to lớn trong các ngành từ dịch vụ tài chính, sản xuất và khu vực công cho đến chuỗi cung ứng, giáo dục và năng lượng. Việt NAm cũng không nằm ngoài xu thế này. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về Blockchain ngay từ bây giờ là rất cần thiết đối với các bạn trẻ.

 

Cùng VTC Academy khám phá ứng dụng thực tế của Blockchain trong cuộc sống trong bài viết dưới đây!

 

Blockchain là gì?

Cùng với Bitcoin và Ethereum, Blockchain hiện là  một trong những đề tài sôi nổi của vô số “tín đồ” công nghệ và cả giới đầu tư. Blockchain đã mở ra một thế giới tiền ảo với nhiều sắc màu rực rỡ. Tuy khái niệm Blockchain đối với nhiều người khá là phức tạp nhưng khái niệm cốt lõi của nó thực sự khá đơn giản.

Hiểu theo ngữ nghĩa của từng từ thì Block nghĩa là “khối”, chain nghĩa là “chuỗi”.  Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu, thông tin được lưu trữ trong các khối và liên kết với nhau. Thông tin trong khối, các liên kết sẽ được mã hóa đồng thời có thể mở rộng theo thời gian. Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới. Có thể ví Blockchain như một cuốn sổ cái ghi lại toàn bộ dữ liệu trong hệ thống. Blockchain khác với các dữ liệu thông thường ở cấu trúc lưu trữ dữ liệu. Blockchain sẽ thu thập thông tin dữ liệu và nhóm chúng thành các khối chứa tập hợp nhiều thông tin.

 

Khi nền tài chính thế giới sụp đổ vào năm 2008, “cha đẻ” của đồng tiền điện tử Bitcoin – Satoshi Nakamoto là người đặt nền móng đầu tiên cho công nghệ Blockchain. Một năm sau, Blockchain được hiện thực hóa hoàn toàn nhờ vào việc đóng vai trò cốt lõi của Bitcoin. Đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của công nghệ blockchain và đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của Crypto.

 

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tới thời điểm hiện tại, Blockchain đã có 04 phiên bản khác nhau, bao gồm:

  • Blockchain 1.0: Dùng cho các thuật toán về tiền tệ (ví blockchain)

Công nghệ này hỗ trợ mọi giao dịch liên quan đến chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số trong phạm vi tiền điện tử bằng cách sử dụng các thuật toán về tiền tệ.

 

  • Blockchain 2.0: Dùng trong ngành tài chính và ngân hàng

Công nghệ này được ứng dụng và xử lý các tài sản của ngành Tài chính – Ngân hàng. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng một cách minh bạch, rõ ràng nhất.

 

  • Blockchain 3.0: Kế thừa ưu điểm của tất cả phiên bản Blockchain trước đó đồng thời có thể tích hợp được trong nhiều ngành nghề

Công nghệ Blockchain được mở rộng và hội nhập vào đa lĩnh vực trong đời sống như y tế, giáo dục, chính phủ hay nghệ thuật.

  • Blockchain 4.0: Doanh nghiệp và ứng dụng giao dịch

Đây là công nghệ mới nhất, được tạo ra để tối ưu hoá ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các công nghệ trước. Công nghệ này nhắm đến các doanh nghiệp với mục đích tạo ra các ứng dụng giao dịch nhanh chóng và hoàn thiện hơn.

 

Blockchain được xem là công nghệ của tương lai. Các tập đoàn lớn như IBM, Citi Bank, JP Morgan… cũng đặt niềm tin lớn vào Công nghệ này.

 

Những đặc điểm chính nổi bật của công nghệ Blockchain

Blockchain ra đời để giải quyết những hạn chế, rủi ro phát sinh của hệ thống giao dịch thông thường

 

Chính vì vậy mà công nghệ Blockchain có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Phân quyền

Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.

 

  • Phân tán

Các khối chứa cùng một dữ liệu, nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Vì vậy, nếu một nơi nào đó bị mất hoặc bị hỏng, dữ liệu vẫn nằm trên Blockchain.

 

  • Bất biến

Một khi dữ liệu được ghi vào khối của chuỗi khối, nó không thể bị thay đổi hoặc sửa đổi do các đặc điểm của thuật toán đồng thuận và mã hash. Các dữ liệu được lưu trữ mãi mãi.

 

  • Bảo mật

Chỉ người nắm giữ khóa riêng tư (private key) mới có thể truy cập vào dữ liệu bên trong Blockchain và truy xuất dữ liệu đó.

 

  • Minh bạch

Các giao dịch trong chuỗi khối được ghi lại và mọi người đều có thể xem các giao dịch này. Dựa vào đó, có thể kiểm tra và truy xuất lịch sử giao dịch. Mọi người thậm chí có thể được phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.

 

  • Tích hợp hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là các kỹ thuật số được tạo bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT) trong hệ thống công nghệ. Hợp đồng này cho phép blockchain tự thực thi mọi thứ mà không cần bên thứ ba tham gia vào hệ thống. Các điều khoản được viết trong hợp đồng thông minh, nó được thực thi khi các điều kiện trước đó được đáp ứng và không ai có thể ngăn chặn hoặc hủy bỏ nó.

 

  • Không thể phá hủy hoặc làm giả

Về lý thuyết, chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp và giải mã blockchain. Blockchain có thể bị phá hủy hoàn toàn khi không còn Internet trên thế giới, nhưng tất nhiên điều này là không thể xảy ra.

 

Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Blockchain

Như đã chia sẻ ở trên, Blockchain bao gồm 2 phần chính:

  • Khối (Block): các khối này chứa dữ liệu
  • Chuỗi (Chain): tức là các khối trên liên kết với nhau tạo thành chuỗi

 

Mỗi khối bao gồm 3 thành phần chính: Data (Dữ liệu), Mã Hash của khối hiện tại (Mã hàm băm) và Mã Previous Hash (mã Hash khối trước đó).

  • Data (Dữ liệu): Các bản ghi dữ liệu đã xác minh của bạn được bảo vệ bằng các thuật toán mã hóa phụ thuộc vào mỗi chuỗi khối.

Ví dụ: thông tin người gửi, người nhận, số lượng coin đã được gửi…

  • Mã Hash của khối hiện tại (Mã hàm băm): Đây là một chuỗi ký tự và số được tạo ngẫu nhiên không hoàn toàn giống nhau. Nó đại diện cụ thể cho khối và sử dụng một thuật toán mã hóa để mã hóa nó. Mã này được sử dụng để phát hiện các thay đổi trong khối. Mã này giống như dấu vân tay của chúng ta, là duy nhất, không trùng nhau.
  • Mã Previous Hash (mã Hash khối trước đó): Nó được sử dụng để cho các khối liền kề biết khối nào ở phía trước và khối nào ở sau, để liên kết đúng với nhau. Tuy nhiên khối đầu tiên, bởi vì không có khối nào trước nó nên mã Hash của nó là một chuỗi số 0. Khối đầu tiên này được gọi là Genesis block tức là “Khối nguyên thủy” hay khối gốc.

 

Hoạt động của Blockchain được diễn ra như sau:

Đầu tiên, thông tin giao dịch của bạn sẽ được ghi lại trên hệ thống để tạo bản ghi hồ sơ.

Sau đó, các máy tính trong hệ thống (được gọi là Node) xác minh xem bản ghi của bạn có hợp lệ hay không theo thuật toán đồng thuận trên Blockchain.

 

Ví dụ: Bản ghi hồ sơ cho thấy bạn muốn bán 3 bitcoin => hệ thống xác nhận rằng có 3 bitcoin trong ví của bạn => bản ghi hợp lệ.

Nếu bạn chỉ có 1 bitcoin => hệ thống xác định rằng ví của bạn không có đủ bitcoin cho giao dịch => bản ghi không hợp lệ.

 

Tiếp theo, các bản ghi đã được xác minh có giá trị của bạn và một loạt các bản ghi đã được xác minh từ các nhà giao dịch khác sẽ được nhóm lại thành một khối.

Cuối cùng, khối (Block) mới được tạo được sẽ kết nối khối trước đó bằng cách kết nối Previuos Hash của khối được thêm vào và kết quả là tạo thành một chuỗi khối (Blockchain)

 

Nếu kẻ trộm đột nhập muốn thay đổi bất kỳ thông tin nào trong Blockchain, chúng phải thay đổi toàn bộ thông tin của khối và chuỗi. Điều đó gần như là bất khả thi và chỉ cần thay đổi nhỏ cũng khiến chúng ta phát hiện ra lỗ hổng. Vì vậy, Blockchain gần như an toàn tuyệt đối.

 

Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống

Blockchain ngày nay được ứng dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp và công nghệ.

Một số lĩnh vực nổi bật có thể kể đến như:

 

1/ Dịch vụ tài chính & Ngân hàng

Do đặc thù của ngành tài chính ngân hàng rất dễ xảy ra tình trạng tập trung quyền lực, xâm phạm bảo mật dữ liệu người dùng nên với công nghệ Blockchain hiện nay, những vấn đề này sẽ dễ dàng được giải quyết. Nhờ chức năng hợp đồng thông minh, nó có thể bỏ qua các bên trung gian, tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ giao dịch, hạn chế rủi ro tài chính trong quá trình thanh toán và cải thiện hệ thống quản lý thông tin công nghệ cũ.

 

Một số ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực tài chính & ngân hàng: 

  • Xác thực thông tin khách hàng, khả năng tín dụng: Cho phép giao dịch ngay cả không có trung gian xác minh.
  • Mạng lưới sẽ xác minh và thanh toán những giao dịch ngang hàng, công việc này được thực hiện liên tục nên sổ cái luôn được cập nhật.
  • Quản lý rủi ro, hạn chế rủi ro trong thanh toán vì trục trặc kỹ thuật, vỡ nợ trước khi thanh toán giao dịch.
  • Hệ thống quản lý thông minh: Blockchain cho phép liên tục đổi mới, lặp lại và cải tiến, dựa trên sự đồng thuận trong mạng lưới.

 

2/ Thương mại điện tử

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu đã khiến cả thế giới buộc phải nhìn nhận lại vai trò, tiềm năng và dần chuyển hướng sang thương mại trực tuyến. Sự dịch chuyển này đặt ra vấn đề về tính bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng, quá trình vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng, chi phí từ cách làm truyền thống tạo nên nhiều rào cản giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.

 

Công nghệ Blockchain giải quyết vấn đề đó bằng các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các bên có thể dễ dàng ký kết, liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia. Việc lược bỏ trung gian cũng giúp tiết kiệm chi phí, giải pháp thanh toán cũng được gắn trực tiếp trên các website, sàn thương mại điện tử.

 

Một số ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực Thương mại điện tử:

  • Quản lý thông tin dữ liệu khách hàng.
  • Theo dõi thông tin, tình trạng sản phẩm thông qua số serial, QR.
  • Xây dựng hệ thống thanh toán và chấp nhận ví điện tử, khách hàng thân thiết, thẻ quà tặng, tri ân khách hàng…
  • Vận hành và quản lý chuỗi cung ứng.

 

3/ Giáo dục

Khi Blockchain được ứng dụng vào giáo dục, thông tin lưu trữ trên Blockchain không chỉ là dữ liệu bảng điểm mà còn là quá trình đào tạo, kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm tuyển dụng của mỗi người. Tránh tình trạng ứng viên gian lận trong quá trình xin học bổng, thăng tiến, v.v …; trình bày sai về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỷ luật,…

 

Không chỉ vậy, thông qua chức năng hợp đồng thông minh, Blockchain còn có thể tự động thực hiện các điều khoản của nội quy đào tạo, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, cải thiện các hạn chế trong quá trình giảng dạy khi cần thiết và học viên có thể đưa ra phản hồi.

 

Một số ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực Giáo dục:

  • Hệ thống quản lý mức độ đánh giá sự uy tín trong nghiên cứu khoa học.
  • Ghi lại cơ sở dữ liệu bảo mật về dữ liệu học tập và điểm số cho các hệ thống học trực tuyến, đánh giá năng lực của một cá nhân dựa trên các yêu cầu tuyển sinh đầu vào.
  • Theo dõi và lưu trữ bảng điểm và bằng cấp của sinh viên và thông tin của các đơn vị đào tạo.
  • Xem xét cá nhân/ứng viên có phù hợp với công việc giảng dạy hay không, từ đó đưa ra quyết định mời cá nhân đó làm việc.

 

4/ Truyền thông và viễn thông

Triển khai các giải pháp Blockchain trên nền tảng đám mây sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tối ưu hóa các quy trình hiện có trong khi tăng cường bảo mật mạng, rà soát lại toàn bộ quy trình vận hành, các quy trình như chuyển vùng và quản lý danh tính trong mô hình kinh doanh của mình. Từ đó cải thiện và phát triển dịch vụ tốt hơn.

 

Một số ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông:

  • Phòng chống gian lận trong chuyển vùng: các thỏa thuận chuyển vùng giữa các nhà khai thác sẽ trở nên minh bạch, các nút được chỉ định có thể đóng vai trò là trình xác nhận (người khai thác) để xác minh từng giao dịch được phát trên mạng.
  • Quá trình chuyển đổi 5G: các quy tắc và thỏa thuận giữa các mạng khác nhau sẽ có dạng hợp đồng thông minh, tự thực hiện có thể kết nối các thiết bị với nhà cung cấp dịch vụ gần nhất đồng thời đánh giá sự liên tục của kết nối và tính phí dịch vụ.
  • Kết nối Internet vạn vật: tạo ra một môi trường an toàn hơn để truyền dữ liệu bằng cách tạo các mạng lưới tự quản ngang hàng an toàn cao.

 

5/ Sản xuất

Trong quá trình sản xuất, chúng ta cần một sổ cái để theo dõi quá trình sản xuất, tồn kho, phân phối, chất lượng, thông tin giao dịch … Blockchain sẽ thay thế các thiết bị thông minh cấp quyền quản lý, nâng cao hiệu quả và tăng đáng kể năng suất của quản lý chuỗi cung ứng quá trình.

 

Đối với người tiêu dùng, việc kiểm tra được tính xác thực của thông tin sản phẩm có thể ngăn chặn được hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.

 

Một số ứng dụng của Blockchain trong sản xuất: 

  • Theo dõi lịch trình sản xuất, số lượng hàng mua vào và bán ra.
  • Quản lý hàng tồn kho, kho bãi sản xuất.
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm được sản xuất qua các khâu.
  • Theo dõi nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất trong công nghiệp.

 

6/ Y tế – Chăm sóc sức khỏe

Trong thời đại công nghệ 4.0, các nước trên thế giới và Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai số hóa thông tin trong quy trình quản lý dữ liệu trong đó có lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Blockchain được sử dụng trong quản lý tài sản và lưu trữ thông tin sức khỏe của bệnh nhân, quản lý hàng tồn kho, đơn đặt hàng, thanh toán thiết bị y tế và thuốc. Mặc dù có nhiều thiết bị thông minh có thể giám sát các dịch vụ này nhưng vẫn có nhiều hạn chế trong việc bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân. Do đó, Blockchain là sự lựa chọn hàng đầu.

 

Một số ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực y tế:

  • Ứng dụng phát triển bao gồm theo dõi và quản lý bệnh lý (như thuốc thông minh, thiết bị đeo có thể đo các chỉ số về sức khỏe và đưa ra phản hồi) và tăng cường quản lý chất lượng.
  • Quản lý chuỗi cung ứng thuốc, thiết bị y tế: Theo dõi đầu vào, nguồn gốc, hạn sử dụng của các vật tư y tế.
  • Tăng cường tính minh bạch và tự động hóa trong các giao dịch khám chữa bệnh; xuất xứ xét nghiệm lâm sàng; quyền sở hữu dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân.

 

Và nhiều lĩnh vực khác như Bất động sản, Nông nghiệp, Vận tải và Logistics, Du lịch…

 

Công nghệ Blockchain sẽ trở thành một điểm sáng trong nền khoa học 4.0 của thế kỷ 21 và VTC Academy luôn song hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình chinh phục tri thức mới.

 

VTC Academy tuyển sinh liên tục các chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Thiết kế và Digital Marketing.

Thông tin tuyển sinh chi tiết, Quý phụ huynh, học sinh vui lòng truy cập tại đây.

 

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Nhân lực Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhận mức lương lên đến 155.000 USD

Nhân lực Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhận mức lương lên đến 155.000 USD

Ngày đăng 07/06/2021
(Theo VnExpress) - Các vị trí liên quan tới trí tuệ nhân tạo hiện có nhu cầu tuyển dụng rất lớn cùng với mức lương trung bình từ 95.000 USD/năm trở lên. Trong năm qua, Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế trên thế giới, dẫn đến tình trạng mất việc kỷ lục ở nhiều nơi. Tuy nhiên, theo LinkedIn, bất chấp đại dịch, một ngành vẫn chứng kiến nhu cầu rất cao, đó là trí tuệ nhân tạo, với tốc độ tăng trưởng tuyển dụng tăng 32% kể từ năm 2019.
5 lợi ích không thể bỏ qua của Chatbot đối với doanh nghiệp

5 lợi ích không thể bỏ qua của Chatbot đối với doanh nghiệp

Ngày đăng 24/05/2021
(Theo Brands Vietnam) - Những năm gần đây, Chatbot đã trở thành một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Có thể nhìn thấy rõ lợi ích khi sử dụng Chatbot là hỗ trợ Marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng vô cùng tốt. Hầu hết các doanh nghiệp cũng như các nhà kinh doanh Việt Nam và trên toàn thế giới đã và đang coi Chatbot là một công cụ bắt-buộc-phải-có để khách hàng có những trải nghiệm mua hàng tốt hơn, phục vụ và chăm sóc khách hàng nhanh hơn. Đây chỉ là một trong số ít các lợi ích của Chatbot, vậy những lợi ích khác là gì?
Cách thay đổi nguyện vọng 2024 chi tiết và thời gian, lịch thay đổi

Cách thay đổi nguyện vọng 2024 chi tiết và thời gian, lịch thay đổi

Ngày đăng 19/01/2024
Hướng dẫn cách thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 kèm theo thời gian và các lưu ý khi đổi nguyện vọng cho sĩ tử.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Nhân lực Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhận mức lương lên đến 155.000 USD

Nhân lực Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhận mức lương lên đến 155.000 USD

Ngày đăng 07/06/2021
(Theo VnExpress) - Các vị trí liên quan tới trí tuệ nhân tạo hiện có nhu cầu tuyển dụng rất lớn cùng với mức lương trung bình từ 95.000 USD/năm trở lên. Trong năm qua, Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế trên thế giới, dẫn đến tình trạng mất việc kỷ lục ở nhiều nơi. Tuy nhiên, theo LinkedIn, bất chấp đại dịch, một ngành vẫn chứng kiến nhu cầu rất cao, đó là trí tuệ nhân tạo, với tốc độ tăng trưởng tuyển dụng tăng 32% kể từ năm 2019.
5 lợi ích không thể bỏ qua của Chatbot đối với doanh nghiệp

5 lợi ích không thể bỏ qua của Chatbot đối với doanh nghiệp

Ngày đăng 24/05/2021
(Theo Brands Vietnam) - Những năm gần đây, Chatbot đã trở thành một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Có thể nhìn thấy rõ lợi ích khi sử dụng Chatbot là hỗ trợ Marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng vô cùng tốt. Hầu hết các doanh nghiệp cũng như các nhà kinh doanh Việt Nam và trên toàn thế giới đã và đang coi Chatbot là một công cụ bắt-buộc-phải-có để khách hàng có những trải nghiệm mua hàng tốt hơn, phục vụ và chăm sóc khách hàng nhanh hơn. Đây chỉ là một trong số ít các lợi ích của Chatbot, vậy những lợi ích khác là gì?
Top 10 phần mềm SEO Youtube miễn phí tốt nhất 2024

Top 10 phần mềm SEO Youtube miễn phí tốt nhất 2024

Ngày đăng 01/01/2024
Các phần mềm SEO Youtube sẽ giúp bạn tối ưu hoá về nội dung, hình ảnh, caption,...tất cả các yếu tố của một video trên yoututbe để video trên Youtube của bạn có điểm SEO cao một cách dễ dàng và hiệu quả, từ đó tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299