Top 18 phong cách thiết kế đồ họa 3D mà designer nên biết
VTC Academy VTC Academy
Top 18 phong cách thiết kế đồ họa 3D mà designer nên biết

Top 18 phong cách thiết kế đồ họa 3D mà designer nên biết

Ngày đăng 24/11/2023

Nếu bạn là một người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phải chăng bạn đã nghe rất nhiều về phong cách thiết kế 3D là gì, đồ họa 3D hay thiết kế đồ họa 3D nhưng bạn có biết rằng có bao nhiêu phong cách thiết kế đồ họa hay phong cách thiết kế 3D cần hiểu rõ điều gì? Các phong cách thiết kế đã góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của biết bao sản phẩm đồ họa với sự sáng tạo nghệ thuật vô vàn của người thiết kế. Nếu bạn là một người mới, thì hãy theo chân VTC Academy tìm hiểu về các phong cách thiết kế đồ họa 3D mà designer nên biết trong bài viết này ngay nhé!

Phong cách tả thực 3D

Phong cách thiết kế 3D theo cách tả thực hay còn gọi là Realism, là một xu hướng trong lĩnh vực đồ họa 3D. Phong cách sẽ chuyên về tái tạo hình ảnh hoặc mô hình số hóa sao cho chúng giống với thực tế nhất có thể. Trong quá trình tả thực này, nghệ sĩ 3D tập trung vào việc mô phỏng mọi chi tiết và đặc điểm của các đối tượng bao gồm: màu sắc, ánh sáng, chất liệu và cấu trúc,…

Nếu người thiết kế muốn theo phong cách Realism, họ cần phải sử dụng các công cụ, phần mềm và công nghệ kỹ thuật hiện đại như các phần mềm mô phỏng, công cụ rendering chất lượng và một quy trình thiết kế chi tiết để tạo ra các sản phẩm 3D hoàn hảo.

Để các mô hình 3D trở nên chân thực hơn thì các yếu tố dưới đây vô cùng quan trọng:

  • Ánh sáng
  • Bóng đổ
  • Chất liệu
  • Độ hoàn thiện chi tiết
  • Quy trình mô phỏng và công cụ rendering

Trong đó, khi designer tạo ánh sáng và độ bóng đổ, họ phải áp dụng được các nguyên lý ánh sáng thực tế để tạo ra được hiệu ứng bóng đổ tự nhiên nhất cho các đối tượng 3D. Khâu tìm vật liệu/chất liệu cũng vô cùng quan trọng vì phải chọn được những chất liệu vừa dễ làm, dễ tái tạo, mà còn mang lại cảm giác chân thực. Một số vật liệu thường được sử dụng như kim loại, gỗ, da, kính,… Để các mô hình 3D trở nên chân thực thì các chi tiết nhỏ từ đường kẻ hay hình thái của các nếp, vân trên quần áo hay cấu trúc kiến trúc đều phải được hoàn thiện đến từng “chân tơ kẽ tóc”.

Ngoài ra, các nghệ sĩ 3D còn phải sử dụng phần mềm mô phỏng và công cụ rendering một cách thành thạo và chuyên nghiệp để tạo được sự hiệu quả chân thực. Các phần mềm vẽ 3D phổ biến như V-Ray, Arnold hoặc Corona Renderer,… được dùng để dựng lên hình ảnh cuối cùng hoàn thiện nhất. Trong cuộc sống hiện nay, phong cách thiết kế 3D (Realism) được áp dụng rộng rãi trong việc thiết kế kiến trúc, nội thất, sản xuất phim, trò chơi điện tử, quảng cáo và thiết kế sản phẩm, đặc biệt là trong các dự án đòi hỏi mức độ chân thực cao để tạo ra hình ảnh và mô hình 3D giống như thế giới thực.

phong-cach-ban-ta-thuc-semi-realistic

Bức hình này được thiết kế bằng phong cách bán tả thực

Phong cách bán tả thực – Semi – Realistic

Phong cách tiếp theo mà VTC Academy muốn giới thiệu đến bạn là phong cách bán tả thực hay còn được gọi là semi-realistic. Vậy phong cách bán tả thực là gì? Phong cách bán tả thực (semi-realistic) là phong cách kết hợp giữa sự chân thực và các chi tiết xuất hiện trong các bộ anime của Nhật Bản.

Ở Việt Nam, phong cách này có vẻ còn hơi mới lạ và chưa phổ biến bởi cho đến thời điểm hiện tại có rất ít người định hình cách vẽ theo phong cách bán tả thực này. So với các thể loại như vẽ manga, vẽ truyền thần hay vẽ chibi thì semi-realistic ít được quan tâm hơn nên bạn muốn tìm các khóa học dạy vẽ chuyên sâu về bán tả thực cũng rất hiếm.

Mặc dù nghệ thuật semi-realistic ít phát triển, tuy nhiên điều khó nhất khi một người vẽ tranh bán tả thực chính là việc “thổi hồn” vào ánh mắt và biểu cảm khuôn mặt. Bởi, nếu trong tranh không có thần thái thì nó chỉ là những nét vẽ khô cứng. Do đó, phong cách semi-realistic vẫn mang tính chân thực hơn so với nghệ thuật caricature (biếm họa) hoặc animation (nghệ thuật để diễn hoạt hình ảnh).

phong-cach-ban-ta-thuc-semi-realistic

Bức hình này được thiết kế bằng phong cách bán tả thực

Tuy nhiên, hiện nay, kỷ nguyên công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc đã tạo ra những bộ phim hay trò chơi với những kỹ xảo 3D chân thật hơn bao giờ hết. Cùng với đó là giao diện trực quan, sinh động và đẹp mắt đã mang lại trải nghiệm sống động, thu hút giới trẻ hứng thú với việc tạo ra được những mô hình 3D Animation. Vì vậy, nếu bạn cũng đang có niềm đam mê và sự thích thú muốn khám phá về Animation thì hãy tìm hiểu về ngành và lựa chọn các trường đào tạo uy tín để theo học Animation nhé!

Phong cách siêu thực

Phong cách siêu thực (Surrealism) là một phong cách nghệ thuật xuất phát từ thập kỷ 1920 ở Paris, Pháp. Phong cách này có nét đặc trưng rất riêng bởi nó kết hợp từ những yếu tố,  hình ảnh không liên quan đến nhau để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Người ta thường sử dụng phong cách siêu thực để thể hiện ý tưởng, sự giả tưởng không thực tế.

Các nghệ sĩ theo trường phái siêu thực thường tập trung vào việc khám phá các khía cạnh về tâm lý, trí tưởng tượng, sự giả tưởng và không gian phi thực tế. Các tác phẩm siêu thực thường chứa đựng các chi tiết trừu tượng, kỳ lạ và thường làm cho người nhìn bị ấn tượng mạnh về mặt tâm lý và thị giác. Salvador Dalí và René Magritte là những nghệ sĩ nổi tiếng theo phong cách siêu thực.

phong-cach-sieu-thuc

Phong cách siêu thực cũng xuất hiện rất nhiều trong các thiết kế, triển lãm của các nhà thiết kế

Phong cách ấn tượng – Impressionism

Phong cách ấn tượng (Impressionism) là một trường phái nghệ thuật xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 bắt đầu từ Paris, Pháp. Phong cách này tập trung vào cảm nhận cá nhân của người nghệ sĩ đối với chủ đề mà họ đang quan tâm, thường những đối tượng được hướng đến sẽ là cảnh vật hoặc chân dung.

Điển hình như các họa sĩ theo phong cách ấn tượng thường sử dụng những nét vẽ đơn, tạo sự nhòe mờ cùng với màu sắc tươi sáng và sử dụng ánh sáng tự nhiên để tạo ra cảm giác thoải mái và tự do. Họ thường vẽ khung cảnh thiên nhiên để thể hiện được cảm xúc và bắt theo sự thay đổi ánh sáng trong ngày.

Tuy nhiên, ở phong cách này thì những tác phẩm được tạo ra ít mang thông điệp gì quá phức tạp mà chỉ là lý do để người nghệ sĩ bày tỏ cảm xúc của mình trước cảnh vật. Do đó, ta có thể thấy những bức tranh, hình ảnh theo phong cách này sẽ có những đường nét, ranh giới và hình khối bị mờ nhòe do người nghệ sĩ không chú trọng việc xây dựng bố cục của tác phẩm nghệ thuật.

Một số họa sĩ nổi tiếng thuộc phong cách ấn tượng bao gồm Claude Monet, Édouard Manet, Pierre-Auguste Renoir và Edgar Degas. Phong cách ấn tượng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử nghệ thuật và được coi là một trong những phong cách đầu tiên của nghệ thuật hiện đại.

phong-cach-an-tuong-Impressionism

Phong cách ấn tượng giúp bức tranh trở nên thu hút bởi những đường nét và màu sắc nổi bật

Phong cách hậu ấn tượng – Post Impressionism

Phong cách Hậu ấn tượng (Post Impressionism) là một trường phái nghệ thuật tiếp theo sau phong cách ấn tượng, xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nó không phải là một phong cách cụ thể mà là cách gọi của một nhóm các họa sĩ cá nhân có xu hướng muốn khắc phục những nhược điểm của phong cách ấn tượng.

Các nghệ sĩ thuộc phong cách Hậu ấn tượng tạo ra nhiều phong cách hội họa mới, tập trung nhiều vào yếu tố cảm xúc và họ còn kết hợp cùng tôn giáo. Post Impressionism tập trung sâu hơn vào những cung bậc cảm xúc cá nhân, bố cục, cấu trúc hình thức và đa sắc màu hơn. Người nghệ sĩ sử dụng nhiều màu sắc đậm hơn và đôi khi họ còn truyền đạt những ý niệm và sự cảm nhận chủ quan về thế giới.

Những cái tên nổi tiếng thuộc phong cách Hậu ấn tượng là Vincent van Gogh, Paul Cézanne, Georges Seurat và Paul Gauguin. Phong cách này đã mở ra những khái niệm mới về nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nghệ thuật hiện đại.

phong-cach-hau-an-tuong-post-impressionism

Phong cách hậu ấn tượng mang đến cho người xem cảm giác bí ẩn qua những thiết kế

Phong cách Dã thú – Fauvism

Phong cách Dã thú (Fauvism) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, đặc biệt là giữa năm 1904 và 1908, là một trường phái nghệ thuật khá đặc biệt. Thuật ngữ “Fauvism” xuất phát từ từ “Les Fauves” tiếng Pháp có nghĩa là “Những con thú hoang dã” được sử dụng lần đầu tiên để mô tả nhóm các họa sĩ đương đại: “Một nhóm các họa sĩ quen nhau sơ sơ và thử nghiệm màu sắc theo cách gần giống nhau trong cùng một thời điểm.”

Phong cách này không chỉ độc đáo từ tên gọi mà còn bởi việc sử dụng màu sắc thô và không bị gò ép bởi một bố cục nhất định. Các tranh ảnh thường sẽ là tranh phong cảnh hoặc những khung cảnh sinh hoạt đời thường không cầu kỳ, không nhiều chi tiết. Các họa sĩ Fauvist thường sử dụng màu sắc trực tiếp từ tuýp mà không pha trộn, vì vậy tạo nên những gam màu đậm và nổi bật.

Henri Matisse, André Derain và Raoul Dufy là những cái tên nổi bật trong phong cách dã thú. Fauvism đã tạo ra sự đột phá và có sức ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển của nghệ thuật hiện đại, đặc biệt là trong việc phá vỡ các quy tắc truyền thống về sự tái hiện màu sắc trong hội họa.

phong-cach-da-thu-fauvism

Ấn tượng từ cái tên cho đến cách thể hiện, Fauvism cũng là một phong cách gây ấn tượng mạnh và thu hút người xem

Phong cách biểu hiện – Expressionism

Phong cách biểu hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 ở nước Đức. Phong cách này bắt đầu phát triển với các tác phẩm thơ ca, văn chương trước, sau đó mới mở rộng sang hội họa, kiến trúc, nhạc kịch, phim ảnh, âm nhạc, … và chúng tập trung vào việc thể hiện cảm xúc và tâm trạng của nghệ sĩ thay vì tái hiện thế giới xung quanh họ.

Expressionism thường sử dụng những màu sắc rực rỡ, đối lập để thể hiện sự căng thẳng và sự bất ổn vì đặc trưng dễ thấy nhất của phong cách biểu hiện là nỗi khổ đau về cả thể xác và tinh thần.

Điều trên được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm: Sunflowers của Van Gogh, The Scream của Edvard Munch và Crucifixion của Emile Nolde,…

phong-cach-bieu-hien-Expressionism

Đây là những bức tranh nổi tiếng thế giới theo phong cách biểu hiện

Phong cách lập thể – Cubism

Cubism là một phong cách nghệ thuật có ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nghệ sĩ như Pablo Picasso và Georges Braque. Nó còn có tên gọi là phong cách lập thể, xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, đặc biệt nổi bật trong những năm 1910 và 1920.

Phong trào của chủ nghĩa lập thể đa phần là sự phá cách về hình dạng, không gian thông qua việc sử dụng các khối hình học cơ bản như hình vuông và hình chữ nhật. Đối với các tác phẩm hội họa thuộc phong cách này, đa phần các chủ thể sẽ được hình thành từ việc sắp xếp các khối động lên mặt phẳng nền hay tiền cảnh.

Các giai đoạn của phong cách lập thể được chia thành 02 giai đoạn chính:

  • Cubism phân tách (Analytic Cubism): Chú trọng vào việc phân tích và tái tạo các đối tượng phức tạp;
  • Cubism tổng hợp (Synthetic Cubism): Sẽ được các nghệ sĩ sử dụng các phần ghép từ hình vẽ để tạo ra những hình ảnh mới.

Cubism đã góp phần làm đa dạng hóa phong cách trong dòng chảy phát triển của nghệ thuật hiện đại và đã nó cũng có những ảnh hưởng nhất định với nhiều phong cách nghệ thuật khác.

phong-cach-lap-the-cubism

Cubism là sự phá cách về hình dạng, không gian thông bằng các khối hình học

Phong cách tương lai – Futurism

Phong cách Tương lai (Futurism) cũng là một trường phái nghệ thuật, văn hóa mới, nó xuất hiện vào khoảng năm 1909 đầu thế kỷ 20 ở Ý. Đúng như cái tên, Futurism sẽ xoay quanh các ý tưởng về tương lai, công nghiệp hóa và nhịp điệu năng động của cuộc sống hiện đại.

Những nghệ sĩ theo phong cách này thường thể hiện một tinh thần tiến bộ và niềm tin vào sự phát triển của thời đại, công nghệ, tốc độ, bạo lực, chiến tranh và những đột phá mới. Họ thường sử dụng các nét cong, đường tròn để tạo nên cấu trúc uốn lượn trong không gian. Kết hợp với đó là những yếu tố hiện đại như các chuyển động, ánh sáng và màu sắc nổi bật, táo bạo để thể hiện được sự thay đổi, tốc độ chuyển động và năng lượng dồi dào của thế giới hiện đại.

Futurism sự hiện diện rất nhiều trong lĩnh vực hội họa, văn hóa, thời trang, kiến trúc và văn học. Nó đã mang lại sự phong phú và thực hiện một “bước nhảy” vượt bậc trong việc định hình sự phát triển của nghệ thuật hiện đại và mang tầm ảnh hưởng đến nhiều trường phái nghệ thuật khác. Các nghệ sĩ nổi tiếng của Futurism gồm Filippo Tommaso Marinetti và Giacomo Balla,…

phong-cach-tuong-lai-Futurism

Futurism đã có một “bước nhảy” vượt bậc trong việc định hình sự phát triển của nghệ thuật hiện đại

Phong cách Dada – Dadaism

Phong cách Dada (Dadaism) là một phong trào nghệ thuật xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nó bắt đầu tại Thụy Sĩ và thành phố Zurich trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất. Dadaism nổi lên như một sự phản đối mạnh mẽ đối với các giá trị truyền thống, văn hóa và nghệ thuật hiện đại của thời đó.

Dadaism không theo một quy luật cụ thể nào và các tác phẩm nghệ thuật thường được tạo ra để thể hiện sự chế giễu, chống lại những điều mà các thành viên thuộc phong trào này coi là vô nghĩa về thế giới hiện đại. Ngoài tư tưởng phản chiến tranh, Dadaism còn có chống cả tư sản và theo chủ nghĩa vô chính phủ.

Các tác phẩm thuộc trường phái này thường mang tính chất lập dị, đôi khi nó được sáng tạo dựa trên sự ngẫu hứng. Dadaism thường sử dụng các phương tiện như cắt dán, lắp ghép, và kết hợp các vật liệu không liên quan với nhau để tạo ra những tác phẩm độc đáo. Các nghệ sĩ nổi tiếng theo phong cách Dada là: Marcel Duchamp, Tristan Tzara, và Hannah Höch.

phong-cach-Dada-Dadaism

Phong cách Da Da thể hiện sự chế giễu, chống lại những điều vô nghĩa về thế giới hiện đại

Phong cách ấn tượng trừu tượng – Abstract Expressionism

Phong cách ấn tượng trừu tượng (Abstract Expressionism) là một trường phái nghệ thuật xuất hiện vào cuối thập kỷ 1940 và 1950 ở Mỹ. Nó là một trong những phong cách quan trọng nhất của nghệ thuật hiện đại và thường được xem là biểu hiện của sự đổi mới và tự do trong nghệ thuật.

Abstract Expressionism thường tập trung vào việc thể hiện cảm xúc, tâm lý và trạng thái tinh thần của người nghệ sĩ thay vì mô tả lại thế giới bên ngoài trong các tác phẩm của họ.

Hai phong cách chính của Abstract Expressionism là:

  • Action Painting: Là phong cách có lối vẽ với hành động “chấm phá”, đôi khi nó còn được gọi là “trừu tượng hành động”, là một trường phái của hội họa mà người họa sĩ sẽ dùng sơn hoặc màu vẩy hoặc nhỏ xuống hay bôi lên bề mặt một cách tự nhiên, ngẫu hứng chứ không phải chăm chút vẽ một cách cẩn thận. Ví dụ điển hình cho phong cách này chính là Jackson Pollock.
  • Color Field Painting: Phong cách này tập trung vào việc sử dụng màu sắc và cấu trúc để thể hiện được những cảm xúc mạnh mẽ của nghệ sĩ. Mark Rothko là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong cách này.
phong-cach-an-tuong-truu-tuong-Abstract-Expressionism

Phong cách này tập trung vào việc thể hiện cảm xúc, tâm lý và trạng thái tinh thần của nghệ sĩ

Phong cách Kinetic Art

Phong cách Nghệ thuật Động (Kinetic Art) là một phong cách nghệ thuật tập trung vào sự chuyển động và động lực của tác phẩm. Trường phái này thường xuất hiện nhiều trong lĩnh vực nhiếp ảnh và đồ họa. Nó đặc tả những dòng chuyển động của ánh sáng cho nên còn có tên khác là “non-stop whirl art”.

Cũng giống như các phong cách nghệ thuật hiện đại khác như: phong cách dã thú (Fauvism), phong cách siêu thực (Surrealism), phong cách tối giản (Minimalist),… thì phong cách động lực (Kinetic) cũng được nhiều nhiếp ảnh gia theo đuổi. Kinetic Art thường chú trọng vào sự chuyển động của ánh sáng và các hiệu ứng động làm thay đổi hình dạng, vị trí tạo nên những họa tiết chồng lên nhau trong một tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ sĩ theo phong cách này thường muốn tạo ra trải nghiệm tương tác của người xem đối với tác phẩm qua việc khám phá các khía cạnh về không gian và thời gian. Các tác phẩm nghệ thuật động mang đến cho người xem cảm giác như họ đang tham gia vào quá trình chuyển động.

Alexander Calder, Jean Tinguely và Yaacov Agam,… là những cái tên nổi tiếng được nhắc tới mỗi khi nói về phong cách Kinetic Art. Nghệ thuật động có sự ảnh hưởng lớn trong nghệ thuật hiện đại và nó đang tiếp tục được phát triển với sự xuất hiện của công nghệ mới ngày nay.

phong-cach-Kinetic-Art

Kinetic Art đặc tả những dòng chuyển động của ánh sáng

Phong cách Pop Art

Phong cách Nghệ thuật Pop (Pop Art) xuất hiện vào những năm 1950 và phát triển mạnh trong những năm 1960, đặc biệt là ở Mỹ và Anh. Nó là một trường phái nghệ thuật tương phản đối với nghệ thuật truyền thống. Thường sử dụng hình ảnh và vật liệu từ văn hóa đại chúng đặc biệt là từ quảng cáo, truyền hình và sản phẩm tiêu dùng.

Pop Art thường nổi bật với sự hòa trộn giữa các mảng màu sắc và nhiều hình khối có độ tương phản cao để tạo nên những nét chấm phá độc đáo. Nghệ thuật Pop thường sử dụng những gam màu sắc tươi tắn để tạo ra những tác phẩm thu hút người xem.

Pop Art đã có tác động sâu sắc đối với văn hóa và nghệ thuật hiện đại đặc biệt trong việc chấp nhận và thách thức định kiến của những phong cách nghệ thuật truyền thống. Những nghệ sĩ nổi tiếng của phong cách này bao gồm Andy Warhol, Roy Lichtenstein và Claes Oldenburg,… họ đã góp phần mang công cuộc đổi mới đối với lĩnh vực nghệ thuật ngày nay.

phong-cach-pop-art

Pop Art nổi bật với sự hòa trộn giữa các mảng màu sắc và nhiều hình khối có độ tương phản cao

Phong cách Op Art

Phong cách Op (Op Art) là xu hướng nghệ thuật rộ lên vào những năm 1960. Tên gọi “Op” được rút gọn từ “optical” (quang học) cũng thể hiện được đặc điểm của phong cách này là sử dụng các hiệu ứng quang học và đánh lừa thị giác của người xem thông qua những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.

Các tác phẩm Op Art thường sử dụng màu sắc đối lập, đường nét, hình ảnh và đối tượng để tạo ra những hiệu ứng quang học, khiến cho tác phẩm sẽ chuyển động khi người xem di chuyển hoặc nhìn lướt qua chúng. Một số nghệ sĩ theo phong cách Op Art bao gồm Victor Vasarely, Bridget Riley và Jesús Rafael Soto.

Phong cách này đóng góp rất nhiều vào sự đổi mới của nghệ thuật hiện đại, đặc biệt là trong thời kỳ khi nghệ thuật đang mở ra những khám phá và thách thức giới hạn của trải nghiệm thị giác.

phong-cach-op-art

Op art sử dụng các hiệu ứng quang học và đánh lừa thị giác của người xem

Phong cách Minimalism

Phong cách này chắc có lẽ quen thuộc nhất trong tất cả các phong cách ở đây vì hiện nay cũng có rất nhiều người xây dựng phong cách theo lối tối giản. Bắt nguồn của phong cách Minimalism là một trường phái nghệ thuật xuất hiện ở Mỹ và nó tập trung vào sự đơn giản, tối giản cũng như các yếu tố cơ bản của mỹ thuật như màu sắc, hình dạng, và cấu trúc.

Những tác phẩm Minimalist thường sử dụng các nguyên tắc thiết kế đơn giản, dựa vào sự tối giản của hình dạng. Các nghệ sĩ Minimalist thường làm giảm thiểu các yếu tố không cần thiết để tập trung vào sự tinh tế và tính chất cơ bản nhất trong đối tượng của tác phẩm.

Donald Judd, Frank Stella, và Agnes Martin là những nghệ sĩ theo đuổi phong cách Minimalism. Minimalism không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực hội họa mà còn ảnh hưởng đến mảng kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc và nghệ thuật trực quan khác. Phong cách này đối lập với sự phức tạp và cầu kỳ của những trường phái nghệ thuật trước đó, tuy nhiên lại có ảnh hưởng sâu sắc đối với nghệ thuật hiện đại và đang phát triển cùng thời đại.

phong-cach-minimalism

Minimalism tập trung vào sự đơn giản, tối giản cũng như các yếu tố cơ bản

Phong cách Isometric

Phong cách Isometric là một phong cách trong thiết kế đồ họa và vẽ kỹ thuật, nó phát triển từ phong cách nguyên thủy “Flat Design” – tức là thiết kế trên những mặt phẳng. Trong phong cách Isometric, các đối tượng thường được vẽ theo các góc độ cố định, có sự sắp xếp và cân bằng bố cục.

Phong cách Isometric thường được sử dụng trong việc thiết kế trò chơi điện tử, đồ họa trực tuyến và đôi khi được sử dụng trong việc thể hiện các bản thiết kế xây dựng hay mô hình 3D. Phong cách này trong kỷ nguyên công nghệ đang rất được thịnh hành và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, do đó nếu bạn có đam mê về việc thiết kế hoặc tạo ra những mô hình 3D thì hãy tìm hiểu và đăng ký học thiết kế đồ họa 3D ngay để có thể bắt kịp với xu hướng của thế giới nhé!

phong-cach-isometric

Isometric được sử dụng trong việc thiết kế trò chơi điện tử, đồ họa trực tuyến, các bản thiết kế xây dựng hay mô hình 3D

Phong cách nghệ thuật nhận thức – Conceptual Art

Phong cách nghệ thuật nhận thức (Conceptual Art) là một trường phái nghệ thuật xuất hiện vào những năm 1960 và đặt sự chú trọng vào ý tưởng (concept) hoặc khái niệm hơn là trên khả năng thực tế của tác phẩm nghệ thuật. Nghệ sĩ Conceptual thường tập trung vào việc truyền đạt một thông điệp ý nghĩa hoặc ý tưởng trừu tượng, và thường sử dụng nhiều phương tiện và kỹ thuật khác nhau.

Đặc trưng của Conceptual Art là sự chú trọng vào ý tưởng, sự trừu tượng, và thậm chí có thể là sự giả tưởng. Trong một số trường hợp, tác phẩm Conceptual có thể không có hình thức thị giác rõ ràng và thay vào đó, thông điệp hoặc ý tưởng được truyền đạt thông qua văn bản, hình ảnh, video, hoặc các phương tiện khác.

Một số nghệ sĩ nổi tiếng của phong cách này bao gồm Marcel Duchamp, Yoko Ono, và Joseph Kosuth. Conceptual Art đã đóng góp vào việc mở rộng định kiến về nghệ thuật và thách thức truyền thống của việc tạo ra và hiểu nghệ thuật.

phong-cach-Conceptual-Art

Conceptual Art là sự chú trọng vào ý tưởng, sự trừu tượng, và thậm chí có thể là sự giả tưởng

Phong cách Holographic

Phong cách Holographic là một xu hướng thiết kế được định hình bởi việc tích hợp các yếu tố và hiệu ứng hình ảnh như: ảnh 3D, sự phản chiếu, ánh sáng và hiệu ứng hologram để tạo ra một trải nghiệm mang tính mô phỏng, giống như hiệu ứng hình ảnh holographic thực tế.

Vào những năm 2012, 2013, phong cách Hologram đã “bùng nổ” trong lĩnh vực thời trang khi mà các nhà thiết kế nổi tiếng thế giới sử dụng những gam màu óng ánh cho những phụ kiện, quần áo trong bộ sưu tập của mình. Đến năm 2018, khi lướt trên khắp các trang mạng xã hội, ta sẽ thấy rất nhiều những banner, ảnh bìa, ảnh thumbnail hay ảnh của các bài post thiết kế theo phong cách Holographic.

Cho đến tận thời điểm hiện tại, phong cách thiết kế Holographic vẫn là một trong các phong cách thiết kế đồ họa được ưa chuộng vì các thiết kế mang màu sắc hologram mang đến một sự mới mẻ, hiện đại và thu hút ánh nhìn của người đối diện.

Các yếu tố chủ đạo tạo nên sự độc đáo trong phong cách Holographic bao gồm:

  • Hiệu ứng ánh sáng: Sử dụng hiệu ứng ánh sáng để tạo ra sự lấp lánh, có độ phản chiếu và chiều sâu. Ánh sáng được áp dụng để tạo nên hiệu ứng sáng óng ánh và mờ ảo từ đó tạo ra sự ảo diệu và sống động.
  • Hình ảnh 3D/Hình ảnh ba chiều: Để tạo chiều sâu cho thiết kế thì phải kết hợp các hình ảnh và hiệu ứng 3D. Các hình ảnh, biểu đồ và đối tượng sẽ mang hiệu ứng như đang nổi trên các bề mặt thiết kế.
  • Hiệu ứng chuyển đổi và thay đổi: Thông thường những thiết kế mang phong cách Holographic sẽ có các hiệu ứng và sự thay đổi động trong hình ảnh.
  • Màu sắc thường mang sự tươi sáng và tương phản: Khi thiết kế theo phong cách Holographic thì các màu sắc thường sẽ tươi sáng, đậm màu và có độ tương phản cao. Đối với phong cách này thì sẽ chủ yếu sử dụng màu sắc để tạo điểm nhấn và nổi bật trong thiết kế và tạo ra sự hài hòa, thu hút cho người xem.
phong-cach-holographic

Các thiết kế mang màu sắc hologram mang đến một sự mới mẻ, hiện đại và thu hút ánh nhìn

Với sự đa dạng của các phong cách nghệ thuật từ thế kỷ trước đến nay nên đã mở ra các phong cách thiết kế đồ họa với vô vàn khả năng sáng tạo từ các nhà thiết kế. Mỗi phong cách không chỉ là được thể hiện từ những hiệu ứng kỹ thuật mà còn là biểu hiện sâu sắc của nhà thiết kế về định nghĩa cái đẹp, sự sáng tạo và tư duy của họ về những câu hỏi phong cách thiết kế 3d là gì và định hình được phong cách thiết kế 3D cần hiều rõ điều gì. Từ sự ấn tượng đến sự trừu tượng, từ quá khứ đến tương lai, việc khám phá, tiếp thu và ứng dụng những phong cách này vào các sản phẩm thiết kế đồ họa 3D, VTC Academy nghĩ rằng các phong cách này đã góp phần mang đến cho thế giới nghệ thuật những cảm hứng để có được những tác phẩm giúp định hình và phát triển tương lai của nghệ thuật thiết kế 3D.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Top 11 phần mềm vẽ Storyboard từ đơn giản đến chuyên nghiệp

Top 11 phần mềm vẽ Storyboard từ đơn giản đến chuyên nghiệp

Ngày đăng 24/11/2023
VTC Academy giới thiệu đến bạn 11 phần mềm vẽ storyboard từ đơn giản đến chuyên nghiệp giúp bạn có thể chọn ra một phần mềm phù hợp với nhu cầu cá nhân, kinh phí và kiến thức của mình nhé!
AutoCAD là gì? Các ứng dụng và hướng dẫn tự học học cho người mới

AutoCAD là gì? Các ứng dụng và hướng dẫn tự học học cho người mới

Ngày đăng 20/11/2023
AutoCAD là một phần mềm thiết kế đồ họa 2D và 3D mạnh mẽ, rất phổ biến trong ngành công nghiệp kỹ thuật và xây dựng. Với khả năng tạo ra các bản vẽ chi tiết và mô hình 3D phức tạp, AutoCAD đã trở thành một công cụ quan trọng cho các kiến trúc sư, kỹ sư và người làm trong ngành thiết kế. Vậy cụ thể, AutoCAD là gì, được sử dụng chủ yếu trong những lĩnh vực nào và làm sao để sử dụng thành thạo AutoCAD, hãy cùng VTC Academy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

Ngày đăng 20/08/2024
Công nghệ được coi là một trong những nền tảng chiến lược của mọi doanh nghiệp và công ty hiện nay. Do đó vai trò của những người đứng đầu trong lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Vậy CTO là gì? Làm thế nào để từ một Fresher có thể tiến lên và đảm nhận vai trò quan trọng này? Hãy cùng VTC Academy khám phá lộ trình thăng tiến để trở thành một CTO trong bài viết dưới đây!
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Top 11 phần mềm vẽ Storyboard từ đơn giản đến chuyên nghiệp

Top 11 phần mềm vẽ Storyboard từ đơn giản đến chuyên nghiệp

Ngày đăng 24/11/2023
VTC Academy giới thiệu đến bạn 11 phần mềm vẽ storyboard từ đơn giản đến chuyên nghiệp giúp bạn có thể chọn ra một phần mềm phù hợp với nhu cầu cá nhân, kinh phí và kiến thức của mình nhé!
AutoCAD là gì? Các ứng dụng và hướng dẫn tự học học cho người mới

AutoCAD là gì? Các ứng dụng và hướng dẫn tự học học cho người mới

Ngày đăng 20/11/2023
AutoCAD là một phần mềm thiết kế đồ họa 2D và 3D mạnh mẽ, rất phổ biến trong ngành công nghiệp kỹ thuật và xây dựng. Với khả năng tạo ra các bản vẽ chi tiết và mô hình 3D phức tạp, AutoCAD đã trở thành một công cụ quan trọng cho các kiến trúc sư, kỹ sư và người làm trong ngành thiết kế. Vậy cụ thể, AutoCAD là gì, được sử dụng chủ yếu trong những lĩnh vực nào và làm sao để sử dụng thành thạo AutoCAD, hãy cùng VTC Academy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Sẵn sàng chinh phục hành trình mới: VTC Academy Hà Nội tưng bừng khai giảng niên khóa 2024 - 2026

Sẵn sàng chinh phục hành trình mới: VTC Academy Hà Nội tưng bừng khai giảng niên khóa 2024 - 2026

Ngày đăng 13/09/2024
Trong không khí rộn ràng của mùa tựu trường, VTC Academy Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng niên khóa 2024 - 2026 tại Trung Tâm Văn Hóa quận Đống Đa, chính thức chào đón các tân học viên K17. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu khởi đầu mới, mở ra hành trình đầy hứa hẹn cho những tài năng trẻ, sẵn sàng chinh phục tri thức và khám phá tiềm năng của bản thân.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299