5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người

5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người

Ngày đăng 20/06/2021

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp lý, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể, vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên. Có 5 loại phong cách ra quyết định thường thấy của những người lãnh đạo, bao gồm: người lôi cuốn, người cả nghĩ, người hoài nghi, người theo gót và người giám sát.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn đặc điểm nhận diện 5 phong cách ra quyết định của người lãnh đạo và cách để các bạn làm việc cùng và thuyết phục họ.

1. Người lôi cuốn

  • Đặc điểm nhận dạng:

Những Người lôi cuốn rất dễ bị các ý tưởng mới lôi cuốn. Họ có thể lập tức tiếp thu một lượng lớn thông tin và có khuynh hướng nhìn nhận thế giới xung quanh qua vẻ bề ngoài.

Họ muốn nhanh chóng đi từ ý tưởng lớn vào chi tiết cụ thể – đặc biệt nếu những chi tiết đó gắn với việc thực thi. Người lôi cuốn thường được mô tả là nhiệt tình, cuốn hút, vui tính, thích chi phối và kiên trì. Họ là những cá nhân tìm kiếm rủi ro nhưng cũng đầy trách nhiệm. Họ gây ấn tượng bởi trí thông minh, thực tế và thường không có xu hướng áp đặt. Dựa trên quan sát và kinh nghiệm trực tiếp và thông tin trên báo cáo truyền thông, các ví dụ tiêu biểu về Người lôi cuốn bao gồm Richard Branson, Lee Iacocca, Herb Kelleher và Oprah Winfrey.

Oprah Gail Winfrey là một nữ giám đốc truyền thông, diễn viên, người dẫn chương trình trò chuyện, nhà sản xuất truyền hình và nhà từ thiện người Mỹ.

Tuy Người lôi cuốn có thể biểu lộ sự hồ hởi vô cùng đối với một ý tưởng mới, nhưng bạn sẽ khó lòng có được cam kết cuối cùng từ họ. Họ đã học hỏi từ kinh nghiệm – cụ thể là từ những quyết định – để làm dịu đi lòng nhiệt tình ban đầu bằng một lượng thông tin thực tế. Họ tìm kiếm sự thật để hỗ trợ cho cảm xúc và nếu không tìm được dữ liệu ấy, họ sẽ nhanh chóng mất đi nhiệt tình với ý tưởng. Không những thế, những Người lôi cuốn còn ưa các lập luận gắn trực tiếp với kết quả với những đề xuất giúp công ty trở nên cạnh tranh hơn. Họ hiếm khi tin vào những lập luận phiến diện, thiếu đi một định hướng mạnh mẽ dẫn đến kết quả. Cuối cùng, Người lôi cuốn ra quyết định chung cuộc rất có phương pháp, và những quyết định đó đều dựa trên thông tin cân bằng.

  • Cách thuyết phục kiểu người này:

Khi cố gắng thuyết phục một Người lôi cuốn, bạn cần phải chống lại ham muốn hòa vào sự phấn khích của họ. Có một cách là giảm nhẹ những phần trong đề xuất của bạn, từ đó khơi gợi sự hứng thú của họ. Nói cách khác, bạn chỉ nên chuẩn bị những hạng mục mà họ sẽ đón nhận với sự nhiệt tình, đồng thời thảo luận về những thách thức đối với từng phần. Điều đó sẽ giúp đề xuất của bạn gắn với thực tế và tăng lòng tin cũng như tín nhiệm của họ đối với bạn. Bạn cũng cần giữ cho cuộc thảo luận tập trung vào kết quả. Lập luận của bạn phải đơn giản và thẳng thắn, đồng thời nên sử dụng công cụ trực quan để nhấn mạnh những tính năng,lợi ích của đề xuất. Nếu không cung cấp các thông tin hướng đến kết quả này thậm chí khi không được yêu cầu, nhiều nguy cơ Người lôi cuốn sẽ không đồng ý với đề xuất của bạn.

Hơn nữa , bạn cũng nên trung trực và thẳng thắn về những rủi ro khi đề xuất được chấp thuận, đồng thời đề ra giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro. Nếu cố gắng che đậy bất kỳ yếu tố tiêu cực tiềm ẩn nào , chắc chắn Người lôi cuốn sẽ phát hiện ra chúng – khi bạn không có mặt ở đó để xử lý những mối bận tâm của họ.

Mọi nhà lãnh đạo đều bận rộn, nhưng khoảng thời gian chú ý của một Người lôi cuốn thậm chí còn ngắn ngủi hơn. Trong một cuộc họp, bạn cần bắt đầu với thông tin quan trọng nhất. Nếu không , bạn sẽ có nguy cơ mất đi sự chú ý của họ khi tốn thời gian dẫn dắt vào điểm cốt yếu. Ngay cả khi đã xếp lịch một cuộc họp dài hai tiếng đồng hồ, bạn vẫn có thể không đi hết được toàn bộ phần thuyết trình. Người lôi cuốn đặc biệt không thích những lập luận bị dài dòng và thường sẽ ngắt lời bạn để đi thẳng vào trong tâm. Thực ra, những Người lôi cuốn rất ưa chuộng các cuộc họp tương tác cao, nhiều lúc, họ sẽ muốn dạo quanh phòng và kiểm soát cuộc đối thoại.

Tuy những Người tôi cuốn có thể tỏ ra là người cả nghĩ, độc lập, nhưng họ thường dựa vào các nhà quản lý tiếng tăm khác trong công ty khi ra những quyết định then chốt. Bạn sẽ nâng cao được khả năng thành công nếu giải quyết tốt khuynh hướng này. Một điều quan trọng khác là sự bền bỉ thầm lặng: Người lôi cuốn kỳ vọng bạn kiên trì chờ đợi họ ra quyết định – có thể mất thời gian – mặc dù nhiệt huyết ban đầu của họ có thể khiến bạn nghĩ khác. Các từ ngữ thông dụng có thể giúp duy trì hứng thú của Người lôi cuốn bao gồm: kết quả, đã chứng minh, hành động, cho thấy, quan sát, chứng kiến, sáng sủa, dễ dàng, rõ ràng và tập trung.

2. Người cả nghĩ

  • Đặc điểm nhận dạng:

Người cả nghĩ là những người khó ra quyết định nhất, do đó cũng là đối tượng khó thuyết phục nhất.

Họ thường được mô tả là duy lý thông minh, logic và hàn lâm. Điển hình, họ là những người ham đọc và rất chọn lọc từ ngữ. Họ ấn tượng với những lập luận mang tính định lượng và có dữ liệu bổ trợ. Vì không rành kỹ năng xã hội, Người cả nghĩ có khuynh hướng bảo vệ cảm xúc của mình. Họ có hai khao khát bản năng mạnh mẽ trong kinh doanh – lường trước thay đổi và chiến thắng – và thường hãnh diện về bản thân vì khả năng tư duy sâu sắc cũng như giải chiến thuật hơn khi cạnh tranh. Họ được thúc đẩy bởi nhu cầu duy trì sự kiểm soát hơn là nhu cầu đổi mới. Các ví dụ tiêu biểu bao gồm: Michael Dell , Bill Gates, Katharine Graham và Alan Greenspan.

William Henry “Bill” Gates III là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra.

Người cả nghĩ rất trông đợi ở dữ liệu so sánh, điều khiến họ có thể khó bị thuyết phục. Để ra quyết định, họ cần nhiều thông tin nhất có thể, bao gồm nghiên cứu thị trường phù hợp, khảo sát khách hàng, phân tích hiệu quả kinh tế. Có thể mảng thông tin quan trọng duy nhất mà Người cả nghĩ cần là phương pháp đi từ điểm A đến điểm B của người trình bày. Họ cố gắng hiểu rõ mọi khía cạnh của một tình huống nhất định. Và không như Người lôi cuốn, Người cả nghĩ rất ghét rủi ro.

  • Cách thuyết phục kiểu người này:

Khi cố gắng thuyết phục Người cả nghĩ, cách tốt nhất là bạn nên trao đổi cởi mở những lo lắng và mối bận tâm của mình về đề xuất, vì Người cả nghĩ sẽ xử lý tốt nhất khi họ nắm được rủi ro từ sớm. Thông thường , họ sẽ đặt hàng loạt câu hỏi để khám phá và thấu hiểu mọi rủi ro gắn với một phương án. Người cả nghĩ có thể dao động nếu các lập luận và phần trình bày lôi cuốn sự hiểu biết của họ một cách trực tiếp. Thú vị ở chỗ, quá trình tư duy của họ rất chọn lọc, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn theo phương pháp. Chẳng hạn, đôi lúc họ sẽ tự phá vỡ quy trình ra quyết định của mình nếu cảm thấy đề nghị mặc cả – như một cơ hội tương 4 rủi ro để tiết kiệm thời gian hay tiền bạc – hợp với lợi ích lớn nhất của họ.

Người cả nghĩ không bao giờ quên trải nghiệm tồi tệ, nên bạn cần đảm bảo những đề xuất gửi đến họ phải thực sự là phương án tốt nhất (Tất nhiên , bạn nên làm điều này với cả năm kiểu người ra quyết định, nhưng đặc biệt là với những Người cả nghĩ). Và dù sao đi nữa, cuối cùng, Người cả nghĩ sẽ tự mình nhận ra liệu một phương án nào đó có thực sự tốt nhất hay không, nên tốt hơn hết bạn hãy kiềm chế, đừng ra kết luận thay họ. Nếu không, có nguy cơ bạn sẽ bị nhìn nhận là nhiệt tình thái quá và nhiều khả năng là không đáng tin. Chiến thuật hiệu quả để thuyết phục Người cả nghĩ là cho họ một khoảng thời gian dư dả để tự đi đến kết luận .

Trong một cuộc họp, Người cả nghĩ thường sẽ đưa ra những quan điểm trái ngược. Điều này có thể gây hoang mang, nhưng hãy nhớ rằng Người cả nghĩ không thích tung hết mọi quân bài của họ từ đầu, nên hãy xác định trước rằng bạn sẽ không biết họ đang cảm thấy gì về mọi phương án mà bạn trình bày. Trên thực tế, Người cả nghĩ thường không bộc lộ ý định của họ cho đến khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, có thể họ chỉ nghĩ đến mình, nên hãy sẵn sàng im lặng khi họ xem xét những thông tin mà bạn đưa ra. Các từ ngữ và cụm từ thông dụng có thể thu hút sự chú ý của Người cả nghĩ bao gồm: chất lượng, học thuật, suy nghĩ, số liệu, có ý nghĩa, thông minh, kế hoạch, chuyên gia, cạnh tranh và bằng chứng.

3. Người hoài nghi

  • Đặc điểm nhận dạng:

Có lẽ đặc điểm riêng nhất của Người hoài nghi là họ thường có cá tính mạnh. Họ có thể rất hay đòi hỏi, phá rối, bất đồng, nổi loạn và thậm chí khó gần. Họ có thể có phong thái hiếu chiến, thậm chí gây hấn và thường được mô tả là những người thích chi phối. Họ thường chỉ biết đến mình và hành động chủ yếu theo cảm xúc. Những ví dụ tiêu biểu bao gồm Steve Case, Larry Ellison và Tom Siebel.

Lawrence Joseph “Larry” Ellison là một ông trùm tư bản người Mỹ, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của tập đoàn Oracle, chuyên về phần mềm quản trị.

Trong khi bạn trình bày, Người hoài nghi có thể đứng bật dậy và rời phòng một chốc, nghe điện thoại hay thậm chí nói chuyện riêng trong một khoảng thời gian dài. Họ sẽ đòi hỏi cả thời gian lẫn năng lượng của bạn, tranh cãi với bạn mỗi khi có cơ hội. Người hoài nghi cũng đặt ra một loạt câu hỏi, và không mang tính cá nhân, nhưng đối với họ thì có. Đừng để chúng ảnh hưởng đến bạn, hãy cứ bình tĩnh đi hết phần trình bày một cách hợp lý. Tin tốt là bạn gần như sẽ biết ngay rằng mình đang đứng trước một Người hoài nghi. Bạn có thể trông cậy họ cho bạn biết họ đang nghĩ gì, nhờ cá tính mạnh của họ.

  • Cách thuyết phục kiểu người này:

Để thuyết phục Người hoài nghi, bạn cần xây dựng càng nhiều sự tin tưởng càng tốt. Người hoài nghi thường tin tưởng những người giống họ – chẳng hạn như những ai học cùng đại học hay làm cùng công ty. Nếu chưa tạo được uy tín với Người hoài nghi, bạn phải tìm cách có được uy tín đó từ người khác trước hoặc trong cuộc họp, chẳng hạn, bằng cách được ai đó mà Người hoài nghi tin tưởng chứng thực. Nhờ vậy, Người hoài nghi sẽ vẫn duy trì thế thượng phong trong lúc cho phép bạn thảo luận cởi mở về vấn đề trên vị thế của họ.

Thách thức một Người hoài nghi là công việc đầy rủi ro và phải được thực hiện một cách tinh tế. Đôi khi, để nói lên đề xuất, bạn sẽ cần chỉnh sửa những thông tin sai mà Người hoài nghi dựa vào. Chẳng hạn, nếu Người hoài nghi khẳng định sai, rằng chi phí nghiên cứu và phát triển (R & D) của công ty vừa vượt khỏi tầm kiểm soát, bạn phải trả lời rằng: “Ông đang thử tôi đúng không? Vì tôi nhớ vài tháng trước, ông đã bảo tôi rằng chúng ta cần chi nhiều hơn để giành lại vị thế dẫn đầu trong việc phát triển các sản phẩm cách tâm. Nhưng lẽ nào điều ấy đã thay đổi?” Nói cách khác, khi cần sự chấp nhận của Người hoài nghi, bạn hãy giữ thể diện cho ông ấy. Để tin tưởng bạn, ông ấy phải giữ được danh tiếng và cái tôi của mình. Và hãy nhớ rằng Người hoài nghi không thích được giúp đỡ, họ muốn mọi người nghĩ rằng họ đã biết điều gì đó .

Tuy việc thuyết phục Người hoài nghi nghe có vẻ mệt mỏi, nhưng quy trình này thực ra rất minh bạch. Người hoài nghi muốn xúc tiến những ý tưởng đột phá, nhưng trước tiên, họ cần đảm bảo các ý tưởng đó phải xuất phát từ những người họ hoàn toàn tin tưởng. Người hoài nghi thường ra quyết định nhanh – chỉ trong vài ngày, nếu không phải ngay lập tức. Các từ ngữ thông dụng đối với Người hoài nghi bao gồm: cảm giác, nắm bắt, sức mạnh, hành động, nghi ngờ, tin tưởng, chấp nhận được, đòi hỏi và cản trở .

4. Người theo gót

  • Đặc điểm nhận dạng:

Người theo gót ra quyết định dựa trên cách họ đưa ra những lựa chọn tương tự trong quá khứ, hoặc tùy thuộc các lãnh đạo họ tin tưởng quyết định như thế nào,

Vì sự lựa chọn sai lầm , những Người theo gót sẽ hiếm khi hành động sớm. Thay vào đó, họ tin vào những tên tuổi hoặc thỏa thuận mà nhiều người biết đến, vì cả hai đều đại diện cho rủi ro thấp. Họ cũng rất giỏi nhìn thế giới qua con mắt của người khác. Nhưng bất chấp sự thận trọng của họ, điều thú vị là Người theo gót nhiều khi cũng có thể tự phát. Tuy vậy xét cho cùng, họ là những người ra quyết định đầy trách nhiệm – đó cũng là lý do họ thường hiện diện trong những tập đoàn lớn. Trên thực tế, Người theo gót chiếm đến 1/3 tổng số nhà lãnh đạo, đại diện cho nhóm đông đảo nhất trong năm loại hình ra quyết định. Các ví dụ tiêu biểu bao gồm Peter Coors , Douglas Daft và Carly Fiorina.

Cara Carleton “Carly” Fiorina đã từng làm Giám đốc điều hành tập đoàn máy tính khổng lồ Hewlett-Packard. Bà đã từng học 3 trường đại học, song đều bỏ dở và chỉ tốt nghiệp trường thứ tư về quản trị kinh doanh.

Người theo gót có thể kéo bạn vào một danh sách các vấn đề dài dằng dặc và liên tục chất vấn luận điểm của bạn (giống như Người hoài nghi), nhưng đừng mắc lừa họ. Sau cùng, họ chỉ đồng tình với một điều nếu từng chứng kiến nó được thực hiện ở đâu đó. Nhưng, Người theo gót sẽ không thừa nhận. Thực ra, họ hiếm khi tự nhận mình là Người theo gót, mà muốn bạn tin rằng họ thích đổi mới và có suy nghĩ cầu tiến. Người theo gót thường bị nhầm với Người hoài nghi. Tuy nhiên, Người theo gót vốn không hay đa nghi, họ chỉ muốn bạn giúp họ nắm vững hơn điều họ không hiểu. Và tuy Người theo gót có thể bộc lộ tính cách chi phối, nhưng họ sẽ nhượng bộ nếu bị thách thức. Nhìn chung , những người khó được xếp vào một kiểu ra quyết định nào đó thường là Người theo gót, vì những người thuộc bốn nhóm còn lại có khuynh hướng thể hiện tính cách của họ rõ hơn.

  • Cách thuyết phục kiểu người này:

Tuy Người theo gót thường thuộc loại khó nhận diện nhất, nhưng lại dễ bị thuyết phục nhất – nếu bạn biết “gãi đúng chỗ ngứa”. Để chiếm được lòng tin của một Người theo gót, bạn có thể khiến họ cảm thấy tự tin khi ra quyết định hành động theo hướng nào đó, bằng cách chứng minh rằng người khác đã thành công khi theo đường lối ấy. Không ngạc nhiên khi Người theo gót thường tập trung vào các phương pháp đã được chứng minh, cũng như những nguồn tham khảo, tư liệu có nhiều yếu tố thuyết phục quan trọng.

Đối với Người theo gót, đừng cố tự thuyết phục mình trừ khi bạn có thành tích vững chắc trong quá khứ. Thay vào đó, hãy tìm hiểu những quyết định trước đây của Người theo gót ủng hộ quan điểm của bạn, hoặc tìm kiếm những quyết định tương tự từ các giám đốc mà Người theo gót tin tưởng. Lý tưởng nhất, Người theo gót mong muốn các giải pháp cách tân nhưng phải được chứng minh, mới nhưng phải đáng tin cậy, tân tiến nhưng cũng phải an toàn. Nhưng xét cho cùng, điều Người theo gót cần nhất là hiểu rằng họ sẽ không một việc. Đó là lý do họ hiếm khi đưa ra những quyết định phá cách. Thực ra, đối với Người theo gót, cách duy nhất để thuyết phục họ tiến hành một chiến lược thật táo bạo là để ai đó thành công với nó trước. Các từ và cụm từ thông dụng dành cho họ bao gồm: cách tân, xúc tiến, nhanh nhẹn, sáng sủa, giống như trước đây, chuyên môn, tương tự, trước kia, hiệu quả và cách cũ.

5. Người kiểm soát

  • Đặc điểm nhận dạng:

Người kiểm soát ghét cay ghét đắng sự thiếu chắc chắn và mơ hồ và họ cũng sẽ tập trung vào sự thật, thông số phân tích thuần túy của lập luận. Họ bị nỗi sợ hãi và bất an của bản thân ràng buộc, thúc đẩy .

Họ thường được mô tả là logic, lãnh đạm, hiểu biết, xem trọng chi tiết, chính xác, có óc phân tích và khách quan. Giống như Người hoài nghi, Người kiểm soát thường có cá tính mạnh và thậm chí có thể độc đoán. Trong suy nghĩ của họ, họ là những người bán hàng giỏi nhất, chuyên gia Marketing giỏi nhất và chiến lược gia giỏi nhất. Trong khi Người theo gót giỏi đặt họ vào vị trí của người khác, Người kiểm soát chi xem xét mọi thứ từ quan điểm của họ và thường có những phán xét bất thần, hay có những nhận xét thờ ơ với người khác. Người kiểm soát có thể luôn cô độc và chỉ biết đến mình – những đặc điểm khiến họ ra quyết định đơn phương. Quả thực, tuy Người kiểm soát có thể kể với người khác về quyết định, nhưng họ hiếm khi thật lòng lắng nghe hoặc cân nhắc đóng góp của đối phương. Các ví dụ tiêu biểu bao gồm Jacques Nasser , Ross Perot và Martha Stewart.

Henry Ross Perot là một ông trùm kinh doanh, tỷ phú, nhà từ thiện và chính trị gia người Mỹ. Ông là người sáng lập và giám đốc điều hành của Electronic Data Systems và Perot Systems.

  • Cách thuyết phục kiểu người này:

Khi đối phó với Người kiểm soát, bạn cần nỗi sợ hãi ban đầu của họ – dù họ vờ như mình không sợ. Thực ra , họ sẽ che đậy nó bằng cách dành sự chú ý nhiều đến bất thường cho những chi tiết khó hiểu của quy trình và phương pháp. Đối phó với Người kiểm soát cũng giống như trò chơi “mèo đuổi chuột” – bạn sẽ luôn chạy theo thông tin nào đó mà họ yêu cầu.

Trong một cuộc họp, hãy nhớ rằng Người kiểm soát có thể chỉ quan tâm đến bản thân họ, nên hãy sẵn sàng đối mặt với sự im lặng kéo dài của họ khi bạn đang cố tiếp xúc. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng: Khi bị dồn vào góc, Người kiểm soát hiếm khi nhượng bộ. Không những thế, mặc dù Người kiểm soát tìm kiếm sự chính xác và sự thật, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa rằng họ sẽ ra những quyết định thông minh, sáng suốt. Thông thường, Người kiểm soát sẽ đi đến những kết luận thiếu logic. Và không như Người lôi cuốn – sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định của mình – Người kiểm soát sẽ cố tránh né trách nhiệm. Khi có điều không ổn, họ mặc định lỗi thuộc về người khác. Khi bị dồn vào góc người kiểm soát hiếm khi nhượng bộ.

Để thuyết phục Người kiểm soát, lập luận của bạn phải có hệ thống, đúng hướng và đáng tin cậy. Họ thích chi tiết, nhưng chỉ khi được nghe chuyên gia trình bày. Trên thực tế, cách duy nhất để thuyết phục Người kiểm soát tin vào một ý tưởng là đừng cố thuyết phục họ, thay vào đó, hãy để họ chọn tin vào nó. Việc tốt nhất bạn làm được là cung cấp những thông tin họ cần và hy vọng họ sẽ tự thuyết phục bản thân.

Tuy Người kiểm soát và Người hoài nghi có vài điểm chung, nhưng sự khác biệt then chốt là Người kiểm soát cần thời gian rộng rãi để ra quyết định thọ ghét gấp gáp. Trái lại, Người hoài nghi hành động nhanh hơn nhiều. Một trong những điều tệ nhất mà bạn làm với Người kiểm soát là quá sốt sắng đẩy nhanh để xuất của mình. Khi điều đó xảy ra, Người kiểm soát rất có thể sẽ xem bạn là một phần của vấn đề, chứ không phải giải pháp. Các từ và cụm từ thông dụng để dùng với Người kiểm soát bao gồm: chi tiết, sự thật, lý lẽ, logic, quyền lực, xử lý, có thực, nắm bắt, trung thực, hiệu quả và cứ làm đi.

Kết

Những nhận xét trên có thể bị một số người trong các nhóm ra quyết định kể trên xem là xúc phạm – xét cho cùng, chẳng ai muốn bị phân loại là Người theo gót hay Người kiểm soát. Trên thực tế, mỗi kiểu ra quyết định có thể cực kỳ hiệu quả trong những môi trường nhất định. Chẳng hạn, Người theo gót có ý thức trách nhiệm rất cao và đa phần là những nhà lãnh đạo xuất chúng trong các tập đoàn lớn, có tên tuổi. Còn Người kiểm soát cũng có thể là những nhà lãnh đạo kinh doanh vô cùng hiệu quả, điển hình như Martha Stewart.

Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách ra quyết định của họ nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Và bạn có thể cải thiện các kỹ năng thuyết phục, đàm phán của mình để ứng phó với từng phong cách để đạt được hiệu quả trong công việc nhiều hơn.

(Nguồn: Truyền thông giao tiếp)

| Tags |

Bài viết khác
Loại bỏ áp lực khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng

Loại bỏ áp lực khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng

Ngày đăng 20/06/2021
Chúng ta giao tiếp để sống, giống loài chúng ta là vậy. Giao tiếp là cách để chúng ta kết nối và trao đổi với cộng đồng. Nhưng đôi khi, chúng ta vẫn có những cuộc trò chuyện căng thẳng, những cuộc trao đổi nhạy cảm có thể gây tổn thương hoặc ám ảnh chúng ta theo cách khác hẳn với mọi kiểu trò chuyện khác.
Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Ngày đăng 14/06/2021
Trước mỗi kỳ thi luôn là thời điểm quan trọng để chúng ta ôn tập lại bài cũ và trau dồi kiến thức nâng cao. Nhưng có rất nhiều bạn sẽ ở trong tình trạng “mất trí nhớ tạm thời” vào những thời gian “cao điểm” của mỗi học kỳ. Rõ ràng đã học nhưng vẫn không làm được bài nào trong sách bài tập, quên sạch cách giải và những từ vựng đã học.
Bài viết khác
Loại bỏ áp lực khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng

Loại bỏ áp lực khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng

Ngày đăng 20/06/2021
Chúng ta giao tiếp để sống, giống loài chúng ta là vậy. Giao tiếp là cách để chúng ta kết nối và trao đổi với cộng đồng. Nhưng đôi khi, chúng ta vẫn có những cuộc trò chuyện căng thẳng, những cuộc trao đổi nhạy cảm có thể gây tổn thương hoặc ám ảnh chúng ta theo cách khác hẳn với mọi kiểu trò chuyện khác.
Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Ngày đăng 14/06/2021
Trước mỗi kỳ thi luôn là thời điểm quan trọng để chúng ta ôn tập lại bài cũ và trau dồi kiến thức nâng cao. Nhưng có rất nhiều bạn sẽ ở trong tình trạng “mất trí nhớ tạm thời” vào những thời gian “cao điểm” của mỗi học kỳ. Rõ ràng đã học nhưng vẫn không làm được bài nào trong sách bài tập, quên sạch cách giải và những từ vựng đã học.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299