Công cuộc chuyển đối số 4.0 tại Việt Nam | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Công cuộc chuyển đối số 4.0 tại Việt Nam

Công cuộc chuyển đối số 4.0 tại Việt Nam

Ngày đăng 23/12/2021

Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) cảnh báo cuộc cách mạng tự động hóa sẽ lấy đi việc làm của 66 triệu người lao động tại các nước phát triển trong những năm tới. Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Không những Việt Nam, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang đối diện các vấn đề tương tự. Theo GS Chan Kim tác giả Đại Dương Xanh, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, công nghệ giảm nhu cầu về nhân lực phát triển đã không làm tăng số lượng việc làm.

Các lý do chủ yếu đó chính là quá trình áp dụng tự động hóa sâu sắc trong các ngành thâm dụng lao động trước đây như dệt may và da giày. Adidas và các tập đoàn đang có xu hướng chuyển các nhà máy gia công từ châu Á về gần thị trường của họ. Các dạng nhà máy Smart/ Fast Factory với hệ thống tự động hóa cao sẽ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường. Các chi phí tiền lương cho nhân viên cao sẽ được bù trừ bởi năng suất gia tăng, chất lượng gia tăng thời gian đáp ứng thị trường nhanh và không tốn chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm từ châu Á và Châu Mỹ hay châu Âu.
Biz Kimiz? | Koçfinans | KoçfinansĐối với lao động tri thức, trí thông minh nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ nhận dạng hình ảnh, âm thanh đã thay đổi cuộc chơi rất nhiều. Các công nghệ nói trên đã bắt đầu áp dụng trong ngân hàng với chỉ số tín dụng số nhằm đánh giá cá nhân có vay được hay không, các hệ thống bán hàng tự động với các công nghệ nhận dạng hình ảnh và âm thanh.

Có thể nói nhân loại và tất cả các nước trên thế giới đang chứng kiến cuộc cách mạng 4.0 số hóa nhanh chóng tất cả các ngành kinh tế hay các loại hình doanh nghiệp và tổ chức. Để vượt qua thách thức này chính phủ, tổ chức doanh nghiệp và từng cá nhân cần chung tay thực hiện những phần việc cụ thể của chính mình. Quốc gia nào nhanh hơn, linh hoạt hơn và quyết đoán hơn sẽ thành công. Việt Nam cần phải áp dụng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi trên mọi cấp độ.

Đối với người lao động đó chính là nhiệm vụ tự học hỏi và đào tạo phát triển những kỹ năng, kiến thức và thái độ. Bản thân người lao động cần tận dụng ưu thế của cuộc cách mạng 4.0 thông qua các chương trình đào tạo số hóa qua Internet, Mobile gần như miễn phí để nâng cao năng lực. Việt Nam vẫn có được lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất trong 5-10 năm tới. Lực lượng nhân lực trẻ cần nhận thức nâng cao các nền tảng nghề nghiệp như kỹ năng mềm, ngoại ngữ và đặc biệt năng lực số hóa. Năng lực số hóa chính là những kiến thức, kỹ năng làm việc với công nghệ như phần mềm quản lý, giám sát qua Mobile phone.
Mire számítsunk a logisztikában 2020-ban” konferencia - TranspackĐối với các doanh nghiệp và tổ chức, cuộc cách mạng 4.0 không có gì mới. Tất cả các cuộc cách mạng trong lịch sử từ 1, 2 và 3 đều nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không nên mang tầm thế sợ hãi mà cần phải nhanh chóng hoàn thiện những hạ tầng căn bản và thiết yếu của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, quy trình, công nghệ quản lý. Đặc biệt, doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Có ba thách thức chủ yếu:

01 – Tái đào tạo và phát triển nhân lực có tuổi để họ có kỹ năng số hóa đáp ứng cuộc cách mạng 4.0.
02 – Làm thế nào tuyển dụng đào tạo và phát triển nhóm nhân lực trẻ 9X.
03 ngày càng nhiều trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tổ chức cần song song tiến hành đào tạo hai lực lượng đó là các cấp quản lý.

Các chương trình đào tạo cho cấp quản lý cần rất tập trung vào kiến thức quản lý như quản lý cấp trung, quản trị nhân sự như nhân sự cho cấp quản lý không chuyên và hàng chục kỹ năng quản lý khác như coaching, mentoring tối ưu hóa hiệu suất cùng với những chương trình đào tạo lãnh đạo. Mục tiêu của các chương trình này nhằm biến các lãnh đạo cấp trung mang trong mình tâm thế khởi nghiệp sẵn sàng dấn thân chiến đấu tạo giá trị cho doanh nghiệp. Nhóm đào tạo thứ hai đó chính là lực lượng nhân viên với các chương trình đào tạo kỹ năng mềm và đặc biệt chương trình đào tạo chuyển đổi số nhân lực nhằm đáp ứng khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ. Một lần nữa, đào tạo số thông qua e-learning sẽ là giải pháp hoàn thiện giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.

Đối với các trường Đại học , cơ sở đào tạo cần chuyển hóa nhanh chóng sang Đại học 4.0 nơi mà không chỉ thầy cô giáo mà còn các nhà nghiên cứu chuyên viên khoa học, các lãnh đạo cùng thiết kế bài giảng, giảng dạy và sau đó đưa sinh viên vào thực hành nhanh chóng không đợi tới 4 năm sau đại học. Quá trình giảng dạy đại học cần chuyển đổi sang dạy – thực hành – suy ngẫm và quay trở lại học. Vòng lặp liên tục này sẽ giúp cho các em sinh viên hành ngay khi học rút ngắn thời gian đào tạo và chỉnh sửa những vấn đề không đợi tới lúc tốt nghiệp mới chỉnh sửa thì đã muộn.

Cuối cùng quan trọng nhất chính là nhà nước, chính phủ với vai trò kiến tạo cần đưa ra các định hướng ưu tiên phát triển những ngành kinh tế nào phù hợp với 4.0 như các ngành kinh tế sáng tạo, du lịch, công nghệ thông tin , nông nghiệp thông minh. Các định hướng này bao gồm thu hút đầu tư mới thuộc các ngành ưu tiên và hạn chế các ngành không nằm trong ưu tiên theo thời gian. Nhà nước và Chính phủ cũng cần đưa ra thống kê dự báo đối với nền kinh tế của Việt Nam. Ở đây, vai trò của các đơn vị như VCCI vô cùng quan trọng trong việc thu thập, tổng hợp, dự báo, tham mưu và cố vấn cho chính phủ trong quá trình chuyển đổi. Nhiệm vụ VCCI và các tổ chức khác còn giúp Nhà nước, triển khai các chương trình hành động trong cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức.
Lạng Sơn phấn đấu đến 2025 có ít nhất 2.000 doanh nghiệp số
Chương trình thứ hai Nhà nước cần thực hiện đó là kiến tạo hạ tầng cho cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số của quốc gia như hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu quốc gia, hạ tầng luật pháp, hạ tầng khoa học kỹ thuật, hạ tầng nhân lực cao, hạ tầng kết nối với tổ chức và các quốc gia khác. Có được hạ tầng chuyển đổi bền vững và mạnh mẽ, các doanh nghiệp và lực lượng lao động Việt Nam mới có thể cất cánh nhanh chóng vượt qua thách thức. Chương trình thứ ba Nhà nước cần hướng tới đó chính là cần thay đổi, nhanh chóng trở thành Chính phủ 4.0 và Chính phủ số phù hợp với động lực phát triển trong thời gian tới. Chương trình này cần bao gồm các chương trình chuyển đổi số và 4.0 cho khối doanh nghiệp nhà nước.

Tạm kết

Cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số chính là cơ hội công bằng cho tất cả quốc gia trên thế giới. Đây có thể nói là cơ hội lớn cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam tiến thẳng lên số hóa một cách nhanh chóng . Nhưng một lần nữa, đây cũng chính là thách thức cho chúng ta vì muốn thành công cần có tâm thế kiến tạo, tư duy đổi mới sáng tạo, dấn thân của tất cả lãnh đạo các cấp các ngành và các địa phương. Câu hỏi chúng ta có vượt qua được thách thức sẽ quay trở lại chúng ta có thể vượt lên chính mình, vượt lên những suy nghĩ cũ đã tồn tại hàng chục năm hay không?

| Tags |

Bài viết khác
Khám phá lại chiến lược kinh doanh | Bài toán đúng hay lựa chọn sai lầm

Khám phá lại chiến lược kinh doanh | Bài toán đúng hay lựa chọn sai lầm

Ngày đăng 23/12/2021
Tại sao rất nhiều công ty không thành công trong việc xây dựng chiến lược? Tại sao các nhà quản lý tránh né việc lựa chọn chiến lược? Hoặc là, dù đã từng làm điều đó trong quá khứ, tại sao họ thường để cho chiến lược lu mờ và tàn lụi? 
Chấm dứt cuộc chiến giữa việc bán hàng và cách thức Marketing

Chấm dứt cuộc chiến giữa việc bán hàng và cách thức Marketing

Ngày đăng 23/12/2021
Từ nhiều năm trước, các nhà thiết kế sản phẩm đã hiểu được rằng họ có thể tiết kiệm được tiền bạc và thời gian nếu họ tham khảo ý kiến các đồng nghiệp trong mảng sản xuất thay vì chỉ chăm chăm nghĩ ra những thiết kế mới. Hai bộ phận này nhận ra rằng , cùng tồn tại song song là chưa đủ - nhất là khi họ có thể làm việc cùng nhau để tạo ra giá trị cho công ty và khách hàng. Bạn có thể nghĩ rằng các đội Marketing và bán hàng, bản chất công việc của họ có sự tương tác qua lại chặt chẽ với nhau, có thể phát hiện ra điều gì đó giống nhau.
Bài viết khác
Khám phá lại chiến lược kinh doanh | Bài toán đúng hay lựa chọn sai lầm

Khám phá lại chiến lược kinh doanh | Bài toán đúng hay lựa chọn sai lầm

Ngày đăng 23/12/2021
Tại sao rất nhiều công ty không thành công trong việc xây dựng chiến lược? Tại sao các nhà quản lý tránh né việc lựa chọn chiến lược? Hoặc là, dù đã từng làm điều đó trong quá khứ, tại sao họ thường để cho chiến lược lu mờ và tàn lụi? 
Chấm dứt cuộc chiến giữa việc bán hàng và cách thức Marketing

Chấm dứt cuộc chiến giữa việc bán hàng và cách thức Marketing

Ngày đăng 23/12/2021
Từ nhiều năm trước, các nhà thiết kế sản phẩm đã hiểu được rằng họ có thể tiết kiệm được tiền bạc và thời gian nếu họ tham khảo ý kiến các đồng nghiệp trong mảng sản xuất thay vì chỉ chăm chăm nghĩ ra những thiết kế mới. Hai bộ phận này nhận ra rằng , cùng tồn tại song song là chưa đủ - nhất là khi họ có thể làm việc cùng nhau để tạo ra giá trị cho công ty và khách hàng. Bạn có thể nghĩ rằng các đội Marketing và bán hàng, bản chất công việc của họ có sự tương tác qua lại chặt chẽ với nhau, có thể phát hiện ra điều gì đó giống nhau.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299