“Hô biến” vở học của bạn thành một thiết kế đầy tính nghệ thuật | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
“Hô biến” vở học của bạn thành một thiết kế đầy tính nghệ thuật

“Hô biến” vở học của bạn thành một thiết kế đầy tính nghệ thuật

Ngày đăng 28/06/2021

Các bạn có ghi chú hay ghi chép bài thầy cô giảng không? Các bạn ghi chép được bao nhiêu nội dung mà thầy cô giảng? Có rất nhiều người không có thói quen ghi chép vào sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu hoặc vở ghi. Đó chính là vấn đề mà mình muốn đề cập đến trong bài viết này.

Bản thân mình hồi học cấp 2 cũng chẳng ghi chép gì bao giờ. Có lẽ bởi vì khi đó mình chỉ học “thụ động”, tức là chỉ ghi lại nguyên nội dung trên bảng, ghi đáp án vào vở thôi. Mình của những năm cấp 2 đã từng như thế nhưng hiện tại, khi đã làm giáo viên, mình nhận ra không chỉ bản thân mình mới thụ động như vậy. Vì lúc này mình có thể quan sát được học sinh trong lớp, từ đó, mình thấy được có rất nhiều em chỉ ngồi im, thụ động nghe giảng, hay thất thần và trong có vẻ đang suy nghĩ về việc khác.

Nhưng, nếu các bạn chịu khó ghi chép hoặc chú thích nội dung sẽ tốt hơn nhiều đấy.

Mình phát hiện lý do khiến các bạn không thích ghi chép xuất phát từ việc ghi chép không tạo hứng thú cho bạn. Sao bạn không thử cho thêm một tí màu sắc vào vở ghi chép của bạn nhỉ?

Mình sẽ chia sẻ một vài tip để cuốn vở của bạn trông thật bắt mắt và độc đáo.

  1. Đánh dấu sao: Dùng kí hiệu dấu “⭐” để đánh dấu sẽ làm nổi bật nội dung đó. Hãy đánh dấu vào những chỗ quan trọng.
  2. Gạch chân: Gạch chân thể hiện việc kiểm tra, đọc những đoạn quan trọng.
  3. Mũi tên: Dấu mũi tên là một kí hiệu có vô vàn tác dụng! Có thể dùng khi vào phần giấy thừa trong sách dùng để thể hiện mạch diễn.
  4. Khoanh vùng: Khoanh vùng tròn để khoanh lại phần kiến thức quan trọng hoặc khi muốn tách biệt phần đó với nội dung khác.
  5. Bút màu: Vật dụng mọi người đều yêu thích. Chỉ nên dùng khoảng 4 màu mực thôi nhé, vì dùng quá nhiều màu chỉ làm giảm tốc độ ghi chép lại thôi.
  6. Giấy ghi nhớ: Dùng để đánh dấu, ghi bài tập, ghi câu hỏi, dùng để đánh số các phần nội dung trong sách v.v… Giấy nhớ là vật dụng thần kỳ có vô vàn chức năng.
  7. Phân biệt ghi chữ in hoa và chữ thường: Chúng ta có thể ghi chép toàn bộ nội dung với cùng cỡ chữ như nhau nhưng phân biệt ghi chữ in hoa và chữ thường có thể thể hiện ý nhấn mạnh, phân biệt ý chính – phụ cũng rất thú vị.
  8. Ngăn cách: Hãy dùng đường kẻ để phân cách nội dung. Mình thường dùng đường kẻ dọc để phân tách phần cảm nghĩ bản thân với phần nội dung bài học trong vở ghi.
  9. Viết kiểu gạch đầu dòng: Chép nguyên từng câu từng từ của thầy cô giáo có thể khiến bạn rất vất vả. Những lúc như vậy hãy dùng cách ghi kiểu gạch đầu dòng các ý chính sẽ ghi được nhanh hơn.
  10. Sử dụng kí hiệu OXΔ: Hãy nghe thầy cô giảng bài và đánh dấu OXΔ tùy vào mức độ hiểu của bạn. Hoặc có thể dùng kí hiệu này đánh dấu câu đúng, câu sai trong bài.

Xem thêm bài viết: Làm sao để đối phó với những môn học mình “không yêu”

Bên cạnh những ký hiệu thông dụng, bạn cần phải chú ý đến nội dung nữa. Đây là những nội dung mà bạn cần lưu ý để ghi chú bài vở hiệu quả.

1. Ngày, tháng:

Ghi rõ thời gian làm bài sẽ giúp việc ôn tập tiện lợi hơn.

Ghi rõ ngày tháng mỗi lần ôn tập cũng giúp các bạn ý thức được sau bao lâu cần ôn tập tiếp. Như vậy cũng rất tiện lợi. Không chỉ vở ghi mà ghi trực tiếp hoặc ghi vào giấy nhớ để nhớ lên cả sách bài tập nữa.

2. OXΔ:

Dùng kí hiệu đánh dấu trong sách bài tập và sách giáo khoa.

Những bài các bạn đã giải được đánh dấu O, bài chưa giải được đánh dấu X, bài giải sai vì tính toán nhầm đánh dấu Δ. Làm như vậy, các bạn có thể dễ dàng xem nhanh lại trước giờ kiểm tra. Đồng thời, nhìn vào đó các bạn cũng có thêm quyết tâm “giảm bớt số câu X”.

3. Số thứ tự bài tập về nhà:

Viết số hiệu của đề bài vào giấy nhớ rồi dán lên sách sẽ rất dễ tìm.

4. Cảm xúc:

Những cảm xúc của bản thân như “Câu này khó quá!”, “Cần chú ý! Dễ nhầm”, “Oda Nobunaga cừ thật! Đỉnh quá!” v.v… cũng có thể viết vào. Như vậy vừa làm tăng khả năng ghi nhớ mà cũng là thú vui khi xem lại.

5. Câu hỏi:

Gặp chỗ chưa hiểu hãy ghi sẵn câu hỏi vào giấy. Như vậy về sau tiện hỏi lại hơn. Làm như vậy cũng khiến câu hỏi nổi bật, dễ nhìn!

6. Lỗi như thế nào, tiếp theo nên làm thế nào:

Thường thì khi tính sai, chúng ta sẽ tẩy kết quả sai đó đi để giải lại bài. Nhưng bản thân lỗi sai đó sẽ liên quan chặt chẽ đến kết quả sau này. Phân loại lỗi sai rất quan trọng. Chúng ta cần phân rõ đó chỉ là lỗi tính sai hay chưa hiểu hết hoặc là nhầm lẫn. Tự bản thân chúng ta cần phải ý thức để giảm bớt lỗi bất cẩn.

7. Vẽ tranh lật:

Loại điển hình! Vẽ để giết thời gian.

8. Đặc điểm của thầy cô giáo:

Cái này cũng có thể dùng để giết thời gian được. Các bạn có thể viết ra vài câu phàn nàn tiết học này thì như thế này, tiết học kia thì như thế nào,…

9. Lời phàn nàn:

Là những lời phàn nàn, tâm sự của các bạn. Trong giờ học không được nói chuyện nên các bạn có thể thử trao đổi qua giấy

Xem thêm bài viết: Khám phá phương pháp vá lỗ hổng kiến thức trong tích tắc

Kết

Biến quyển vở của bạn thành một sản phẩm sáng tạo mang dấu ấn cá nhân sẽ tạo động lực học tập của bạn. Bạn có thích những mẫu thiết kế “chất lừ” của những bạn khác không?

Hãy tích cực viết, vẽ lên sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi v.v…!

Hãy viết thật nhiều! Viết thật vui vẻ!

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tạo động lực học trong tương lai! Chúc bạn may mắn!

(Nguồn: Bí kíp cho người mới bắt đầu)

| Tags |

Bài viết khác
Khám phá phương pháp vá lỗ hổng kiến thức trong tích tắc

Khám phá phương pháp vá lỗ hổng kiến thức trong tích tắc

Ngày đăng 28/06/2021
Các bạn đã từng gặp khúc mắc trong học tập chưa? Dù rằng đã rất chăm chú nghe thầy cô giảng bài thì bạn vẫn cảm thấy không hiểu? Gặp một bài toán khó nhưng không biết cách giải vì “trót đánh rơi cây bút” khi thầy giảng bài? Khi đó bạn sẽ đọc sách tham khảo, sách giáo khoa để tìm cách giải quyết nhỉ?
Cẩm nang đối thoại với Gen Z

Cẩm nang đối thoại với Gen Z

Ngày đăng 26/06/2021
Thế hệ Z (hay còn gọi là Gen Z) là ai mà tất cả mọi người đều đang nóng lòng tìm hiểu, “mổ xẻ” tâm lý và hành vi của họ? Họ đang nắm giữ vai trò gì trong xã hội? Gen Z có gì khác biệt và nổi bật hơn so với những thế hệ trước? Thế hệ mới này không còn dùng ngôn ngữ của thế hệ cũ, có những phương thức trò chuyện khác và dành niềm hứng thú cho những điều thế hệ trước chưa từng trải nghiệm.
Sự kiện mới nhất
Bài viết khác
Khám phá phương pháp vá lỗ hổng kiến thức trong tích tắc

Khám phá phương pháp vá lỗ hổng kiến thức trong tích tắc

Ngày đăng 28/06/2021
Các bạn đã từng gặp khúc mắc trong học tập chưa? Dù rằng đã rất chăm chú nghe thầy cô giảng bài thì bạn vẫn cảm thấy không hiểu? Gặp một bài toán khó nhưng không biết cách giải vì “trót đánh rơi cây bút” khi thầy giảng bài? Khi đó bạn sẽ đọc sách tham khảo, sách giáo khoa để tìm cách giải quyết nhỉ?
Cẩm nang đối thoại với Gen Z

Cẩm nang đối thoại với Gen Z

Ngày đăng 26/06/2021
Thế hệ Z (hay còn gọi là Gen Z) là ai mà tất cả mọi người đều đang nóng lòng tìm hiểu, “mổ xẻ” tâm lý và hành vi của họ? Họ đang nắm giữ vai trò gì trong xã hội? Gen Z có gì khác biệt và nổi bật hơn so với những thế hệ trước? Thế hệ mới này không còn dùng ngôn ngữ của thế hệ cũ, có những phương thức trò chuyện khác và dành niềm hứng thú cho những điều thế hệ trước chưa từng trải nghiệm.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299