Làn sóng tẩy chay Facebook và cơ hội cho thương hiệu | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Làn sóng tẩy chay Facebook và cơ hội cho thương hiệu

Làn sóng tẩy chay Facebook và cơ hội cho thương hiệu

Ngày đăng 25/09/2021

Trong khi mọi người đang nói về sự phát triển của mạng xã hội và cách dùng mạng xã hội trong kinh doanh, tiếp thị và quảng cáo, VTC Academy sẽ lại nói về một vấn đề ngược lại. Chúng ta đang dần phản đối việc dùng mạng xã hội vì những tác hại của nó và đó cũng chính là cơ hội cho những người làm thương hiệu.

Ngày 15 tháng 3 năm 2019 mãi mãi sẽ là một ngày đáng quên của đất nước New Zealand thanh bình. Trước khi tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu, tên sát nhân Tarrant đã cho phát trực tiếp trên Facebook. Ngay lập tức, những hình ảnh kinh khủng ấy lan rộng trên toàn cầu, một cách không thể kiểm soát. Nhờ có mạng xã hội, một gã khủng bố có thể gây sự chú ý bằng việc phát trực tiếp tội ác của chính mình. “Những nội dung thù địch trên mạng xã hội đôi khi còn nhiều hơn nội dung tốt đẹp. Facebook lẽ ra đã có thể làm nhiều hơn để ngăn chặn việc này “, Tony Fernandes, giám đốc điều hành của AirAsia đã phải thốt lên như vậy và xóa luôn tài khoản Facebook của mình khi sự kiện này diễn ra. Thay vì kết nối và truyền đi những gì tốt đẹp, ngày hôm nay đã có những kẻ lợi dụng mạng xã hội như là công cụ khiêu khích, truyền đi những virus tiêu cực. Rất may là sau đó Facebook đã nhanh chóng cho xóa đi toàn bộ nội dung này.
Facebook đang thử nghiệm tính năng mới cho phép live stream những video đã  được thu sẵn - Fshare Blog

Những câu hỏi lớn hơn vẫn còn đó: Liệu mạng xã hội có thể giúp cho cuộc sống chúng ta tốt hơn hay làm cho mọi chuyện trở nên xấu hơn? Không thể phủ nhận mạng xã hội bắt đầu có lợi và phục vụ cho nhu cầu thiết thực cho người dùng. Và các doanh nghiệp cũng như thế, khi nhận thấy đàn ông thiếu một mùi hương để khẳng định chất nam tính, Romano đã ra đời. Khi chúng ta cần có dòng sữa thật sự tươi sạch hơn, TH True Milk năm lấy cơ hội. Khi mọi người đã chán ngán với sự khô cứng của khách sạn, Airbnb cho ta trải nghiệm mới.

Sự phát triển thành công của một thương hiệu nằm ở việc thương hiệu đó đã nắm bắt tìm ra được những nhu cầu chưa được đáp ứng, những áp lực của người tiêu dùng đang gặp phải và giải quyết nó. Và trước làn sóng xoá Facebook đó, chúng ta sẽ thấy ngay những cơ hội cho thương hiệu.

1. Đại diện cho giá trị thật

“Cô gái 117 likes” là một mẫu quảng cáo cực kỳ thấu hiểu của Pond’s do Ogilvy Vietnam thực hiện. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà giá trị của chúng ta được xác định qua số like ta nhận được. Nhưng chúng ta ít ngờ rằng trong những cái like đó là like xã giao, like tình cờ, like dạo, like ảo, like lập trình,… Chúng không đại diện cho điều gì cả và chạy theo giá trị được công nhận trên mạng xã hội có nghĩa là chúng ta đang dần mất đi những giá trị ở đời thật.

Chúng ta quên đi giá trị thật của mình nằm ở kiến thức ta có, cuốn sách ta đọc và lời khen tặng thật lòng từ bạn bè, chứ không phải bức hình nhiều like, quán cafe ta check in hay lời comment mang nặng tính xã giao của người không quen biết. Giá trị thật không phải cái comment mà là lời động viên chân thành bên ly cà phê. Giá trị thật không nằm ở cái tag trên bức hình đi ăn nhà hàng mà là những bữa ăn gia đình sum họp. Chúng ta quên đi giá trị thật của tình bạn, cùng những lần gặp gỡ và những chuyến đi cùng nhau. Chúng ta quên đi niềm vui thật khi vận động, khám phá mà để cho những ngón tay mình mãi lướt trên những dòng tin vô nghĩa. Chúng ta bỏ qua giá trị của thiên nhiên quanh ta mà vùi mình trong những màn hình vô tình. Và đã đến lúc thương hiệu đứng lên và bảo vệ những giá trị thật chúng ta đã bỏ qua.

2. Bỏ kết nối để kết nối

“KFC phone stack” là một ý tưởng rất thú vị của nhãn hàng thức ăn nhanh hàng đầu thế giới. Khi một nhóm bạn vào quán ăn, nếu họ đồng ý đặt điện thoại của họ xuống, úp vào nhau, cả nhóm sẽ nhận được món ăn miễn phí. Bản chất của thức ăn nhanh là không tốt cho sức khoẻ, và giá trị mà các chuỗi thức ăn nhanh hướng đến chính là sự kết nối trong không gian nhà hàng. Và do đó, kết nối mạng xã hội sẽ là một “đối thủ” không nhỏ dành cho không gian kết nối này.

Nhưng giờ đây, ta không cần vào quán nữa, chỉ cần gọi Grab Food mang đồ ăn về nhà, viễn cảnh này quả là một điều nguy nan cho ngành nhà hàng. Và không chỉ riêng gì cửa hàng thức ăn nhanh, sẽ có rất nhiều thương hiệu và sản phẩm giúp chúng ta kết nối sẽ dần mất đi giá trị của mình trước sự phát triển của mạng xã hội.

3. Tắt màn hình và bước ra ngoài

Tạm rời màn hình, trải nghiệm cuộc sống là thông điệp quảng cáo của nhãn hàng Omo. Omo sẽ bán được nhiều bột giặt hơn khi con người ta ra ngoài nhiều hơn, vui chơi nhiều hơn, quần áo bẩn hơn thay vì ở trong phòng lạnh và lên mạng.

Bên cạnh đó, thế hệ những khách hàng 8X hẳn vẫn còn nhớ những trưa hè không ngủ trốn nhà đi chơi. Thời đó, niềm vui của những đứa trẻ là trò chơi tạt lon, năm mười, rượt bắt, thả diều,… chứ không phải iPad, Confetti và Playstation. Mạng xã hội đã lấy đi cái quyền được vui chơi, vận động và khám phá. Thứ họ cần chính là: Chai nước vận động, bộ đồ thể thao, dịch vụ du lịch, máy ảnh, đồ đi câu cá,… nhiều hơn là wifi và bộ sạc pin. Khi sản phẩm giúp người tiêu dùng có được những niềm vui khi rời bỏ màn hình mạng xã hội, họ đã có cơ hội rất lớn.
7 Khu Vui Chơi Trẻ Em Cực Thú Vị ở Sài Gòn

4. Bảo vệ khỏi những nguy hiểm

Quyền riêng tư và sự bắt nạt đang là hai vấn đề cũng như hiểm nguy lớn của mạng xã hội. Vì thế, người dùng luôn cần được bảo vệ. “Cyberbullying” là một khái niệm mới mà chúng ta hay gọi là bị ném đá. Cũng như những cuộc bắt nạt trên trường, thường để lại vết thương khó lành, những người thích tấn công người khác “trên tường” cũng mang lại những tổn thương dai dẳng. Họ có thể chiếm quyền điều khiển trang, viết đánh giá xấu, thêm bình luận tiêu cực vào trạng thái của bạn, tag bạn vào một status mang tính chất khiêu khích,…

Chúng ta làm gì để tăng sức đề kháng cho những nạn nhân, giảm sự hiếu thắng của những thành phần sống ảo, và giúp cho đám đông bình tĩnh hơn? Quả là một bài toán không hề đơn giản. Khi ai đó đang gặp nguy hiểm thì cũng là lúc chúng ta có cơ hội giúp đỡ.
Nắm bắt được ý nghĩ này, những nhãn hàng sữa không chỉ giúp cho các bạn nhỏ khỏe mạnh ngoài đời mà còn phải giúp họ tăng sức đề kháng trên mạng. Những nhãn hàng bỉm sữa không chỉ giúp cho các bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan mà còn phải vững vàng trong thế giới online. Và sẽ tuyệt vời biết bao khi chúng ta có thể tạo ra những loại nước tăng lực, áo quần, đôi giày và những cộng đồng giúp những người trẻ trở nên mạnh mẽ hơn để chống lại những cuộc tấn công đó.

5. Tạo ra không gian của năng lượng tích cực

Một trong những vấn đề lớn của chúng ta là sự nghi ngại và thiếu niềm tin vào nhau. Nguyên nhân có lẽ là vì chúng ta đang bị bao phủ bởi những thông tin tiêu cực. Mạng xã hội của chúng ta ngày hôm có nhiều tin xấu hơn là tin tốt

Vì sao những tin tức tốt đẹp lại ít xuất hiện hơn là những điều tiêu cực? Tại sao mỗi ngày chúng ta lại lên mạng để giải trí và rồi lại tích tụ những năng lượng tiêu cực vào cơ thể? Có cơ chế nào giúp chúng ta điều khiển cảm xúc của mình khi chúng ta share những điều tiêu cực? Có bộ lọc nào để lọc bớt đi những thông tin xấu, tin giả và đưa nhiều hơn tin tốt đẹp hay không?

Nhân danh một nhãn hàng đại diện cho sự kết nối, đây là một điều mà Coca Cola cần tác động và thay đổi. Năm 2018, một trong những dự án ý nghĩa nhất khi nói về chiến dịch Tết của nhãn hàng này: “Chúng tôi và Coca Cola vẫn tin rằng những điều tốt đẹp, chân thật vẫn còn quanh ta. Chúng tôi tin rằng Tết là để lúc chúng ta xóa đi những nghi ngại, nghi ngờ và gần nhau hơn. Và do đó, khởi đầu chiến dịch, chúng tôi đã tạo ra thiết kế mới với hình ảnh chim én như là món quà – một điều tốt đẹp giản đơn mà mọi người có thể trao nhau”. Tiếp theo đó là đoạn phim quảng cáo với những câu chuyện về cách mà người Việt Nam vượt qua nghi ngại để đến với nhau. Phim quảng cáo này như phần nội dung quan trọng để các KOL truyền cảm hứng “tin vào điều tốt đẹp” và lan truyền trên mạng xã hội.
5 cách gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp hiệu quả nhất 2020

Tạm kết

Cuối cùng, VTC Academy tin rằng, trong vòng vài năm nữa, biết đâu chúng ta lại thấy sự ra đời của những mạng xã hội khác. Khi mạng xã hội đương thời đang bộc lộ những hạn chế của mình thì cũng là lúc cho những cuộc lật đổ. Sẽ có những ý tưởng khác về mạng xã hội phục vụ cho nhu cầu khác nhau, có thể phân khúc sẽ hẹp hơn, quy mô nhỏ hơn nhưng lại giải quyết được những vấn đề đang có. Và một lần nữa, đó là cơ hội của chúng ta để tạo ra một Facebook khác.

| Tags |

Bài viết khác
Chúng ta già đi và Facebook cũng vậy

Chúng ta già đi và Facebook cũng vậy

Ngày đăng 23/09/2021
Tại thời điểm Facebook xuất hiện, internet và thiết bị di động đã khá phổ biến ở Hoa Kỳ với khoảng 64,76% dân số sử dụng internet, 65% người trưởng thành sở hữu điện thoại di động. Giữa bối cảnh đó, Facebook xuất hiện như một ý tưởng đột phá, một mạng xã hội có tính ảnh hưởng mạnh mẽ đầu tiên, tạo ra sự kết nối cộng đồng dựa trên việc xây dựng hình ảnh cả nhân riêng biệt - điều mà những nền tảng phổ biến thời điểm đó như diễn đàn hay blog hoàn toàn thiếu.
Chân Dung Người Dùng Mạng Xã Hội

Chân Dung Người Dùng Mạng Xã Hội

Ngày đăng 23/09/2021
Thách thức 10 năm là một trào lưu cách đây không lâu trên các trang mạng xã hội online, trong đó cư dân mạng đăng tải hình ảnh của họ 10 năm trước song song với chính họ của hiện tại. Họ muốn thể hiện sự thay đổi hoặc không thay đổi của mình trong ngoại hình và phong cách. Nhưng hãy thử suy nghĩ xem, nếu có một bức hình lột tả được tâm lý và hành vi của họ trong 10 năm với tư cách người dùng mạng xã hội thì sao? Trước khi trả lời những câu hỏi này, hãy cùng VTC Academy tìm hiểu thử xem thế nào là mạng xã hội.
Bài viết khác
Chúng ta già đi và Facebook cũng vậy

Chúng ta già đi và Facebook cũng vậy

Ngày đăng 23/09/2021
Tại thời điểm Facebook xuất hiện, internet và thiết bị di động đã khá phổ biến ở Hoa Kỳ với khoảng 64,76% dân số sử dụng internet, 65% người trưởng thành sở hữu điện thoại di động. Giữa bối cảnh đó, Facebook xuất hiện như một ý tưởng đột phá, một mạng xã hội có tính ảnh hưởng mạnh mẽ đầu tiên, tạo ra sự kết nối cộng đồng dựa trên việc xây dựng hình ảnh cả nhân riêng biệt - điều mà những nền tảng phổ biến thời điểm đó như diễn đàn hay blog hoàn toàn thiếu.
Chân Dung Người Dùng Mạng Xã Hội

Chân Dung Người Dùng Mạng Xã Hội

Ngày đăng 23/09/2021
Thách thức 10 năm là một trào lưu cách đây không lâu trên các trang mạng xã hội online, trong đó cư dân mạng đăng tải hình ảnh của họ 10 năm trước song song với chính họ của hiện tại. Họ muốn thể hiện sự thay đổi hoặc không thay đổi của mình trong ngoại hình và phong cách. Nhưng hãy thử suy nghĩ xem, nếu có một bức hình lột tả được tâm lý và hành vi của họ trong 10 năm với tư cách người dùng mạng xã hội thì sao? Trước khi trả lời những câu hỏi này, hãy cùng VTC Academy tìm hiểu thử xem thế nào là mạng xã hội.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299