Lịch sử phát triển của Film Photography | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Lịch sử phát triển của Film Photography

Lịch sử phát triển của Film Photography

Ngày đăng 21/07/2021

Một trong những phát minh kỳ diệu nhất của con người có lẽ chính là việc sáng tạo ra máy chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống hay phục vụ cho những mục đích thương mại. Hành trình dài của máy ảnh vẫn được nối tiếp mỗi ngày với những thành tựu của con người. Trong số đó, chúng ta không thể không kể đến máy ảnh film – một điểm sáng nổi bật và đáng nhớ trong hành trình đó.

Máy ảnh Film

Từ xa xưa, con người đã mày mò đặt nền móng cơ bản cho những chiếc máy chụp hình đầu tiên. Vào thời điểm đó, những chiếc máy thô sơ này thường có kích thước khá cồng kềnh. Đầu thế kỉ XVI, họ hoàn thiện được sản phẩm đầu tiên với kích thước nhỏ và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc ghi hình lại những đối tượng đang chuyển động hay trong điều kiện thiếu ánh sáng vẫn còn nhiều hạn chế. Trải qua 4 thế kỷ không ngừng nghiên cứu và cải tiến, vào đầu thế kỉ XX, Oskar Barnack – một kỹ sư đồng thời là một nhiếp ảnh gia người Đức, đã chế tạo ra một chiếc máy ảnh 35mm đầu tiên được đặt tên là Leica. Nó trở thành một chiếc máy ảnh chuẩn mực cho rất nhiều thế hệ máy ảnh sau này.

Film

Một yếu tố khác không thể không nhắc đến trong chuỗi thời gian lịch sử này chính là sự ra đời và hoàn thiện của Film – Công cụ được sử dụng để ghi lại hình ảnh. Vào những khoảng thời gian đầu, người ta sử dụng những tấm đồng được tráng bạc và sắt thật mỏng hoặc sử dụng cả giấy và da thuộc sau khi đã tráng qua với các chất hóa học có tác dụng nhạy sáng. Sau đó, người ta nghĩ ra việc thay thế những vật liệu kia bằng nhựa trong suốt, nhưng cũng đến giữa thế kỉ XIX, họ cũng dần nhận ra rằng chất liệu này dường như hoạt động không tốt bằng thủy tinh bởi độ mờ của thủy tinh cho phép người dùng ghi lại hình ảnh một cách rõ ràng hơn. Và trên hết, giá thành của nó thì rẻ hơn nhiều. Năm 1885, George Eastman – nhà sáng lập ra tập đoàn nổi tiếng Kodak, đã chế tạo ra một cuộn film có chất liệu giấy được tạo hình theo dạng ống và vô cùng thuận tiện để sử dụng. Năm 1908, Kodak ra mắt “Safety Film”, với thành phần chính là Xenlulozơ, thay thế cho “Dangerous Film” và được ưa chuộng đến rất lâu sau này.

Phân loại máy và Film

Trên thực tế có rất nhiều loại máy film khác nhau về hình thức, cấu tạo và cả cách hoạt động. Tuy nhiên, bài viết sẽ chỉ đề cập đến những loại máy được cho là điển hình nhất.

Xem thêm bài viết: Light trails – Những vệt màu chuyển động

1. SLR: Single lens reflex camera

Đây có thể được coi là dòng máy hiện đại nhất bởi cấu tạo của nó bao gồm một chiếc gương bên trong để phản chiếu lượng ánh sáng đi qua. Nó đem lại sự chính xác khá cao trong các chi tiết ảnh cho người dùng. SLR rất được ưa chuộng bởi giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong những năm giữa của thập kỷ 90 và cho đến tận bây giờ. Phần lớn các máy ảnh Nikon và Canon hiện nay cũng đang sử dụng cấu trúc này để sản xuất ra những chiếc máy ảnh của mình.

2. Rangefinder

Rangefinder (Máy ảnh quang trắc) là loại máy ảnh lấy nét sử dụng kết cấu quang trắc trên máy ảnh độc lập với ống kính. Trên thực tế, nó đã ra đời từ rất lâu, thậm chí còn trước cả máy SLR trên 30 năm và hầu như không thay đổi thiết kế trong suốt quãng thời gian đó.

Điều thú vị về chiếc máy này có thể kể đến chính là khả năng lấy nét vẽ cùng độc đáo. Trên khung ngắm của máy sẽ gồm hai ảnh: một ảnh là ảnh thật và một ảnh là ảnh lấy nét. Nhiệm vụ của người chụp ở đây chính là điều chỉnh trên máy làm sao cho hai ảnh này trùng nhau.

3. TLR: Twin lens reflex

TLR là loại máy mà cấu tạo của nó bao gồm 2 ống lens: Ống trên được sử dụng để lấy nét cho vật thể, ống dưới có chức năng in hình ảnh lên film. Hai ống lens này cố định và không thể tháo rời ra khỏi thân máy. Đây cũng được cho là bất lợi lớn nhất của dòng máy này.

4. PnS: Point and shoot

Đây được xem là một dòng máy khá gọn nhẹ, dễ sử dụng và có cấu tạo vô cùng đơn giản bởi chúng không có gương lật bên trong cũng như phần viewfinder không đi kèm với lens của máy. PnS hoàn toàn thích hợp cho những người mới tập sử dụng máy film bởi tất cả các yếu tố như đo sáng, lấy nét,… đều đã được tự động cài đặt sẵn hết, việc của bạn đơn giản chỉ là cầm máy lên, nhắm (point) và chụp (shoot). Với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các dòng máy khác, PnS trở nên phổ biến và rất được ưa chuộng vào cuối những năm 80, đầu những năm 90.

5. Instant camera

Chắc hẳn với những bạn thích xem phim Hàn Quốc, Nhật Bản, chiếc máy ảnh “mỳ ăn liền” này không còn là một khái niệm quá xa lạ nữa. Với kích thước nhỏ xinh và một ngoại hình bắt mắt, cộng thêm việc người chụp có thể lấy xem được hình ảnh ngay sau khi bấm chụp, Instant Camera chắc chắn là một công cụ hữu ích và thỏa mãn cho những người muốn xem ảnh của mình trước khi một cuộn film được sử dụng hết. Sở dĩ loại máy ảnh này cho hình ảnh nhanh chóng như vậy bởi loại film mà nó sử dụng cũng rất đặc biệt và có thể in ảnh trực tiếp lên chúng.

6. Half – Frame camera

Cũng giống như cái tên của nó, Half – frame Camera là những dòng máy chỉ sử dụng một nửa frame để tạo ra một bức hình so với những máy full frame thông thường. Điều người ta cảm thấy đặc biệt ở dòng máy này không chỉ là sự gọn nhẹ và đa năng mà còn là một sự thông minh về kinh tế. Bạn hãy thử nghĩ xem, cùng với một cuộn film nhưng số ảnh bạn nhận được là gấp đôi bình thường với chất lượng cũng tốt không kém. Thật quá hời phải không? Đó cũng chính là lý do khiến máy half – frame trở nên rộng rãi và phổ biến trong những năm 60 của thế kỷ trước.

Vậy Film thì sao nhỉ?

Là ta thường nói rằng “Chụp ảnh số mà không mang theo pin hay thẻ nhớ chính là thất bại của người chụp hình”. Đối với máy film cũng vậy, tuy rằng bạn vẫn có thể có len và bấm máy khi bên trong không chia cuộn film nào nhưng bạn sẽ không thể tạo ra được một bức ảnh. Có thể nói rằng, nếu máy ánh là trái tim của bức ảnh được chụp thì film chính là linh hồn để tạo ra nó.

Về định dạng của film, chúng ta sẽ có một số dạng film như film 135, film 120 hoặc film 45 tùy theo kích cỡ của chung. Còn về loại film người ta sẽ chia làm 4 loại là color negative, color positive, black & white và Infrared. Trong tất cả những loại vua kế trên thì film 135, negative color là loại mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nhất vì nó khá thông dụng, dễ chơi, có thể mua ở bất cứ lúc nào. Những loại còn loại thì có vẻ khó hơn một chút bởi những yêu cầu về dòng máy và về thuốc tráng,… cũng kỹ lưỡng hơn so với film 135 kể trên.

Những điều khiến máy Film trở nên thu hút

Mặc dù trong thời đại công nghệ số đang chiếm lĩnh tất cả mọi thứ, đâu đó mọi người từ trẻ đến già vẫn mang trong mình một tình yêu đối với film và máy ảnh film. Ban chỉ cần dành một ngày đi dạo trên phố cổ Hà Nội, chui sâu vào những ngõ ngách, hay trên những sân thượng của một khu tập thể cũ kĩ,… sẽ luôn vô tình bắt gặp những bạn trẻ, có thể sẽ đang lên cò, có thể đang lắp film cũng có thể đang lấy nét chỉ để chụp những thứ rất bình dị xung quanh chúng ta. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao một nền nghệ thuật tưởng chừng như đã lỗi thời lại vẫn âm thầm tồn tại, thậm chí còn đang quay trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết?” Có thể sẽ có nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng theo ý kiến riêng của mình, tôi nghĩ chụp film có những ưu thế và ý nghĩa hơn so với những máy ảnh kỹ thuật số bây giờ.

Thứ nhất, nếu không chơi film, bạn sẽ không thể hiểu cái cảm giác được cầm cuộn film mới trên tay, dù là indate (còn hạn) hay đã outdated (hết hạn) thì khi sử dụng vẫn sẽ có cảm giác rất thú vị. Đó sẽ là cảm giác hồi hộp khi lắp film vào máy và sẵn sàng cho những câu chuyện sẽ được kể. Thứ hai, máy film mang đến cho bạn sự kiên nhẫn để tự mình lấy nét cho chính xác, cho hai hình chụp vào nhau làm một nghe tiếng “tách” phát ra và thở phào nhẹ nhõm. Còn cả cảm giác hồi hộp đợi lần trả ảnh xem có chiếc nào bị out nét, chảy sang hay xui xẻo thì rách film,…

Cái hay của chơi film chính là khi tráng một cuộn film ra và nhận ảnh, mình sẽ có cảm giác đang đi ngược thời gian, trở về những nơi đã từng đi qua và nhìn lại những kí ức đó một lần nữa. Mặt khác, chơi film còn giúp chúng ta sống chậm để ngắm nghía và chọn ra khoảnh khắc mọi thứ xinh đẹp nhất để lưu lại. Hơn hết, mỗi lần nhìn ngắm một bức ảnh được chụp bằng máy film, người ta đều có thể cảm nhận được tình cảm của người chụp ở đó. Nó ẩn chứa một sự bình yên và tình cảm vô hình nhưng vẫn có thể cảm nhận được.

Xem thêm bài viết: Dự án “Họa Sắc Việt”- Sự thăng hoa của bản sắc Việt trong thiết kế

Kết

Khi mà giới trẻ bây giờ bị mang tiếng là “sống vội”, “sống hời hợt”, thì máy film có thể chính là những gì họ cần để thể hiện niềm yêu mến với cuộc sống này hơn. Không chỉ ở Hà Nội, Sài Gòn mà rất nhiều tỉnh thành, thành phố trên Việt Nam, những hội nhóm, những câu lạc bộ chụp film vẫn đang được sinh ra và duy trì hoạt động với mong muốn được lưu giữ lại những nét đẹp đang dần bị mai một và tôi tin chắc rằng chúng sẽ còn phát triển và được ủng hộ hơn nữa trong tương lai – khi mà con người đang dần quay về tìm lại những giá trị đích thực trong cuộc sống.

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Futuracha và những nét chữ biết nhảy múa

Futuracha và những nét chữ biết nhảy múa

Ngày đăng 21/07/2021
Tất cả các font chữ mà bạn đang sử dụng hoặc tìm thấy trên mạng đều không tự nhiên xuất hiện, mà đều được dày công thiết kế bởi một cá nhân hay một đội ngũ nào đó. Quá trình thiết kế được đầu tư càng nhiều công sức và thời gian thì typeface cho ra lại càng hoàn thiện và chứa những ký tự phong phú hơn. Các font chữ cần phải có nhiều kí tự soạn thảo để có thể viết được nhiều ngôn ngữ và hiển thị nhiều văn bản khác nhau, nhưng một số font lại sở hữu số lượng glyphs rất lớn, không phải dùng để gõ chữ mà lại được dùng để trang trí, điển hình trong số đó phải kể đến Futuracha.
Flatlay - Thế giới của nghệ thuật sắp đặt

Flatlay - Thế giới của nghệ thuật sắp đặt

Ngày đăng 21/07/2021
Trong khoảng 5-6 năm trở lại đây, khi các thương hiệu dần phát hiện ra việc chăm chút cho hình ảnh sản phẩm của mình là một việc rất quan trọng. Họ trăn trở làm thế nào để những bức hình đó trở nên nổi bật giữa hàng trăm ngàn những bức ảnh sản phẩm khác thì Flatlay (nghệ thuật sắp đặt) xuất hiện như chiếc chìa khóa để giải quyết bài toán này, đồng thời cũng thổi một luồng gió mới vào lĩnh vực chụp ảnh sản phẩm tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Bài viết khác
Futuracha và những nét chữ biết nhảy múa

Futuracha và những nét chữ biết nhảy múa

Ngày đăng 21/07/2021
Tất cả các font chữ mà bạn đang sử dụng hoặc tìm thấy trên mạng đều không tự nhiên xuất hiện, mà đều được dày công thiết kế bởi một cá nhân hay một đội ngũ nào đó. Quá trình thiết kế được đầu tư càng nhiều công sức và thời gian thì typeface cho ra lại càng hoàn thiện và chứa những ký tự phong phú hơn. Các font chữ cần phải có nhiều kí tự soạn thảo để có thể viết được nhiều ngôn ngữ và hiển thị nhiều văn bản khác nhau, nhưng một số font lại sở hữu số lượng glyphs rất lớn, không phải dùng để gõ chữ mà lại được dùng để trang trí, điển hình trong số đó phải kể đến Futuracha.
Flatlay - Thế giới của nghệ thuật sắp đặt

Flatlay - Thế giới của nghệ thuật sắp đặt

Ngày đăng 21/07/2021
Trong khoảng 5-6 năm trở lại đây, khi các thương hiệu dần phát hiện ra việc chăm chút cho hình ảnh sản phẩm của mình là một việc rất quan trọng. Họ trăn trở làm thế nào để những bức hình đó trở nên nổi bật giữa hàng trăm ngàn những bức ảnh sản phẩm khác thì Flatlay (nghệ thuật sắp đặt) xuất hiện như chiếc chìa khóa để giải quyết bài toán này, đồng thời cũng thổi một luồng gió mới vào lĩnh vực chụp ảnh sản phẩm tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299