Minh họa hình khối cơ bản – Nền tảng ngành thiết kế | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Minh họa hình khối cơ bản – Nền tảng ngành thiết kế

Minh họa hình khối cơ bản – Nền tảng ngành thiết kế

Ngày đăng 20/07/2021

Nếu bạn đã từng tham gia một lớp học vẽ cơ bản hay chỉ là nghe nói qua về quá trình học vẽ, có lẽ bạn đều biết rằng những bài học đầu tiên là về những hình khối. Những hình khối trông có vẻ tẻ nhạt và khô khan thế nhưng tại sao chúng ta lại cứ phải học về chúng nhỉ?

Hình khối là cấu trúc

Học vẽ chính là quá trình bạn học cách quan sát những sự vật xung quanh mình rồi tái hiện lại chúng trên mặt phẳng giấy. Tuy nhiên cuộc sống xung quanh ta thật sống động với muôn vàn hình dáng và trạng thái khác nhau, vậy làm thế nào mà người sẽ có thể biết cách để vẽ tất cả mọi thứ được? Câu trả lời là để làm được điều đó, người vẽ sẽ vẽ mọi thứ theo cấu trúc của nó. Cấu trúc được hiểu đơn giản là sự sắp xếp và tổ chức các thành phần bên trong một vật hay hệ thống nào đó. Nếu như trong Y học, cấu trúc là các cơ và xương để cấu tạo nên các cơ quan trên cơ thể, hay với một người thợ, cấu trúc lại là các động cơ cấu tạo nên máy móc thì với người học vẽ, cấu trúc của vật thể được hiểu là các hình khối cấu tạo nên vật đó. Đối với những người chưa từng học vẽ, khi muốn vẽ lại một vật gì đó, hầu hết mọi người đều sẽ vẽ theo chu vi tức là đường viền bên ngoài tạo nên hình dáng của vật đó. Việc này dễ dẫn đến hình vẽ của bạn bị sai lệch về tỉ lệ hoặc không đảm bảo được tổng thể. Vì khi vẽ theo hình dáng của mẫu, bạn sẽ dễ bị mất tập trung vào các chi tiết nhỏ như một đường cong hay một bộ phận nào đó của mẫu.

Xem thêm bài viết: Xu hướng sử dụng hình học đơn giản trong thiết kế logo

Tuy nhiên, khi đã học vẽ và hiểu về hình khối, bạn sẽ vẽ mọi thứ thông qua cấu trúc hay là các hình khối cấu tạo nên mẫu vật. Thông qua việc xác định tỉ lệ giữa các hình khối cấu tạo nên mẫu, bạn sẽ phác thảo được phần khung của mẫu trước rồi sau đó mới tiếp tục vẽ đến các phần chi tiết. Điều này khiến hình vẽ của bạn đạt được sự hài hòa và đảm bảo được tỉ lệ so với mẫu thật. Ví dụ đơn giản như khi vẽ một chiếc chai chẳng hạn, thay vì mải tỉa tót phần công giữa cổ chai và thân chai mãi mà không đều, bạn sẽ hiểu là vẽ hai khối trụ với tỉ lệ đúng sẽ cho kết quả là một cái chai cân đối chỉ sau vài phút. Chính bởi vậy, việc học vẽ khối cơ bản là không thể thiếu khi bắt đầu học vẽ. Với những đồ vật như quả bóng, cái hộp hay chiếc nón,… cấu trúc của vật được vẽ đơn giản theo các khối cơ bản như khối cầu, khối hộp hay khối chóp. Còn đối với những mẫu vật có cấu tạo không đơn thuần chỉ từ một khối cơ bản thì khi vẽ cấu trúc của chúng sẽ được vẽ theo dạng khối hỗn hợp, tức là vẽ từ nhiều khối cơ bản đơn lẻ để hợp thành khối đó. Như vậy với y cách quan sát và vẽ lại sự vật theo cấu trúc khối thì bạn sẽ có nền tảng để vẽ được bất kỳ thứ gì bạn muốn.

Khối đơn giản và dễ dàng để quan sát

Các sự vật mà ta quan sát được trong không gian ba chiều được xác định bằng chiều rộng, chiều dài và chiều sâu của đối tượng đó. Tuy nhiên, trên mặt phẳng giấy chúng ta chỉ có chiều rộng và chiều dài, do đó ta sẽ phải tạo ra một chiều sâu ảo trên giấy để mô tả lại được mẫu vật như ở không gian ba chiều trong thực tế. Để làm được điều này, người học vẽ sẽ phải dựa vào tác động của ánh sáng và luật phối cảnh để vẽ được mô phỏng được chiều sâu của vật thể. Đặc biệt là với yếu tố ánh sáng, nếu vật thể có chất liệu trong suốt như thủy tinh hay xù xì như gỗ thì rất khó để bạn có thể quan sát được ánh sáng trên mẫu, như vậy cũng sẽ khó khăn trong việc tạo sắc và lên khối cho bài vẽ. Tuy nhiên với các hình khối là thạch cao trắng, bạn sẽ không bị phân tâm bởi chất liệu của vật thể và sự tiếp nhận ánh sáng lên các hình khối cũng dễ dàng để nhận biết và vẽ lại hơn.

Sau khi có được những hiểu biết về cách vẽ các hình khối, bạn sẽ áp dụng được những hiểu biết đó vào các vật thể có cấu trúc tương tự. Ví dụ, khi bạn biết ánh sáng tác động lên khối cầu như thế nào và tạo chiều sâu cho nó ra sao thì bạn cũng sẽ biết cách để vẽ quả táo, phần công của bình hoa hay bất kì cấu trúc nào có dạng hình cầu mà bạn bắt gặp, bất kề chất liệu hay nguồn sáng tác động lên chúng có thay đổi ra sao.

Xem thêm bài viết: Line Art – Vẽ cả thế giới chỉ bằng một đường kẻ

Kết

Như đã phân tích ở trên, hiểu biết về khối chính là nền tảng để bạn có thể quan sát và phát triển kỹ năng phác thảo – tạo hình của mình. Hy vọng với những giới thiệu về khối trong hình họa, bạn đọc sẽ có thêm những thông tin bổ ích về quá trình học vẽ căn bản, từ đó ứng dụng chúng trong những ngành tạo hình liên quan.

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Vay mượn hay ăn cắp ý tưởng trong ngành sáng tạo?

Vay mượn hay ăn cắp ý tưởng trong ngành sáng tạo?

Ngày đăng 14/07/2021
Ở bất kể ngành nghề nào cần tới sự sáng tạo, chúng ta đều có thể tìm thấy sự sao chép: thiết kế, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, văn học... Tất cả mọi người đều có một xu hướng chung là tìm những đáp án dễ dàng cho những câu hỏi khó, cho nên cũng không có gì làm ngạc nhiên nếu như thay vì tự tư duy và sáng chế những thứ mới, có những người lại đi sử dụng công sức của người khác một cách vô cùng thản nhiên.
6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 19/06/2021
Giống như học bất kì kỹ năng nào khác, học thiết kế cũng yêu cầu bạn phải luyện tập và thực hành liên tục để có thể đạt được trình độ cao. Tuy nhiên, việc thao tác và làm việc trên các phần mềm đôi lúc sẽ thật nhàm chán. Vậy, kết hợp việc học và việc chơi sẽ như thế nào? Dưới đây là 6 tựa game thú vị dành cho các bạn Designer rèn luyện kỹ năng tư duy và thiết kế.
Bài viết khác
Vay mượn hay ăn cắp ý tưởng trong ngành sáng tạo?

Vay mượn hay ăn cắp ý tưởng trong ngành sáng tạo?

Ngày đăng 14/07/2021
Ở bất kể ngành nghề nào cần tới sự sáng tạo, chúng ta đều có thể tìm thấy sự sao chép: thiết kế, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, văn học... Tất cả mọi người đều có một xu hướng chung là tìm những đáp án dễ dàng cho những câu hỏi khó, cho nên cũng không có gì làm ngạc nhiên nếu như thay vì tự tư duy và sáng chế những thứ mới, có những người lại đi sử dụng công sức của người khác một cách vô cùng thản nhiên.
6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 19/06/2021
Giống như học bất kì kỹ năng nào khác, học thiết kế cũng yêu cầu bạn phải luyện tập và thực hành liên tục để có thể đạt được trình độ cao. Tuy nhiên, việc thao tác và làm việc trên các phần mềm đôi lúc sẽ thật nhàm chán. Vậy, kết hợp việc học và việc chơi sẽ như thế nào? Dưới đây là 6 tựa game thú vị dành cho các bạn Designer rèn luyện kỹ năng tư duy và thiết kế.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299