Những biến chuyển sâu sắc của Cách mạng Công nghiệp 4.0 | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Những biến chuyển sâu sắc của Cách mạng Công nghiệp 4.0

Những biến chuyển sâu sắc của Cách mạng Công nghiệp 4.0

Ngày đăng 16/10/2021

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ là về máy móc, hệ thống thông minh mà phạm vi của nó rộng lớn hơn nhiều. Các làn sóng đột phá trong các lĩnh vực khác nhau xảy ra đồng thời, từ giải mã Gen cho tới công nghệ Nano, từ năng lượng tái tạo đến tính toán lượng tử. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học khiến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư này về cơ bản khác với những cuộc cách mạng trước đó. Nó không chỉ thay đổi mục đích làm việc và cách thức thực hiện, mà còn thay đổi chính con người chúng ta. Chúng ta liệu có thể nâng cấp bản thân thành công và trở thành một giống người tiến hóa bậc cao hơn so với giống người hiện tại?

1. Tốc độ khuếch đại nhanh chóng 

Trong cuộc cách mạng này, những công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 2.0 về năng lượng điện hay “điện khí hóa” vẫn chưa đến được với 17% dân số của thế giới, tức ước tính khoảng gần 1,3 tỷ người chưa tiếp cận được với điện. Cách mạng Công nghiệp đầu tiên đã mất gần 120 năm để được lan tỏa ra ngoài châu Âu. Ngược lại, Internet đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới chỉ trong vòng hơn một thập kỷ đối với Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Bài học từ cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên vẫn còn giá trị đến ngày nay, đó là mức độ chấp nhận đổi mới công nghệ của một xã hội là nhân tố chính quyết định sự tiến bộ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều ngành nghề mới -

2. Hiệu suất cao hơn ở quy mô lớn

Không phải chỉ là tốc độ, hiệu suất theo quy mô cũng gây sự ngạc nhiên không kém. Thực tế, một đơn vị của cải vật chất được tạo ra ngày hôm nay sử dụng ít nhân công hơn so với 10 hay 15 năm trước đây bởi vì các doanh nghiệp số có chi phí cận biên có xu hướng gần bằng 0.

3. Tính không thể dự đoán trước

Trong cuốn Thời đại máy tính thứ hai, Erik Brynjolfsson và Mc.Afee cho rằng máy tính tinh vi đến mức hầu như không thể dự đoán được những ứng dụng nào sẽ được sử dụng trong vài năm tới. Trí thông minh nhân tạo (AI) có mặt khắp nơi xung quanh chúng ta, từ những chiếc xe và máy bay không người lái đến trợ lý ảo như Siri, Cortana, Google Assistant và phần mềm dịch thuật như Google Translate, Microsoft Translate,…  và đang thay đổi cuộc sống của chúng ta. Trí thông minh nhân tạo đã đạt được những tiến bộ ấn tượng nhờ hiệu năng máy tính tăng nhanh theo cấp số nhân và sự sẵn có của một lượng dữ liệu lớn (Big Data) từ các phần mềm trước đây dùng để phát minh ra loại thuốc mới đến các thuật toán dự đoán mối quan tâm văn hóa của chúng ta. Nhiều thuật toán trong số đó được học hỏi từ vô số dữ liệu mà chúng ta đã bỏ lại trong thế giới kỹ thuật số. Điều này dẫn đến sự ra đời của các loại “máy học” (Machine Learning) mới và phát minh tự động cho phép những con rô bốt và máy tính thông minh tự lập trình, tìm ra các giải pháp tối ưu.

4. Sự bất bình đẳng có thể trở nên trầm trọng

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra nhiều lợi ích to lớn và cũng chừng đó những thách thức. Tuy nhiên nó mang một mối lo ngại đặc biệt là sự bất bình đẳng trầm trọng. Những người hưởng lợi lớn từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 là các nhà cung cấp vốn tri thức hoặc vốn vật chất, các nhà cải cách, nhà đầu tư và các bên liên quan. Điều này giúp giải thích khoảng cách ngày càng gia tăng về của cải giữa những người sở hữu vốn và những người lao động. Nó cũng giải thích tại sao rất nhiều người lao động thất vọng và tin chắc rằng thu nhập thực tế của họ con cái họ có thể có thể không tăng suốt cuộc đời, và cũng sẽ không có cuộc sống tốt hơn họ.

Các các nền tảng (Platform) hầu như đang thống trị thế giới và được tập trung vào những tập đoàn công nghệ hùng mạnh như Google – với sức mạnh tìm kiếm đang chuyển hướng sang chiến lược trí tuệ nhân tạo là ưu tiên hàng đầu, hay Facebook với sức mạnh thống trị trong nền tảng mạng xã hội kết nối của mình, hoặc Microsoft với sức mạnh của hệ điều hành đang khống chế những máy tính để bàn: IBM, Intel và nhiều những tập đoàn hùng mạnh khác.

Những thay đổi lớn ở tất cả các ngành đang diễn ra là không thể đảo ngược. Không phải chỉ riêng một công ty, một ngành mà ngành nào cũng đứng trước những thách thức, đổ vỡ. Câu hỏi không phải là “Liệu chúng tôi có đổ vỡ không?”, mà là “Khi nào chúng sẽ đổ vỡ?” và “Nó diễn ra dưới hình thức nào? Tác động ra sao?”.

5. Việt Nam đang làm gì nhằm đối phó với xu hướng đó?
Cách Mạng Công Nghiệp 4.0: Định Nghĩa, Nguyên Tắc Thiết Kế, Thách Thức Và Tương lai Của Thị Trường Việc Làm (Phần 2)

Chính phủ Việt Nam đã ý thức rõ rệt những nguy cơ và thách thức mà Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang đặt ra. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, trong đó yêu cầu “Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng Chính phủ điện tử,… Bên cạnh đó rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh. Rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia, bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển”.

Rất nhiều hội thảo đã và sẽ được tổ chức về Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhưng chiến lược tầm quốc gia và những chiến lược của các Bộ, ngành thế nào còn chưa rõ. Liệu Việt Nam có kịp chuyến tàu lịch sử Cách mạng Công nghiệp 4.0 không hay lại lỡ nhịp như với các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó? Điều này đòi hỏi nỗ lực của mỗi người, nhất là các bạn sinh viên, học sinh – những người chuẩn bị tham gia và là lực lượng lao động chủ đạo của Việt Nam trong 5 hay 10 năm tới.

| Tags |

Bài viết khác
Một góc nhìn khác về khuyến mại trên các sàn thương mại điện tử

Một góc nhìn khác về khuyến mại trên các sàn thương mại điện tử

Ngày đăng 16/10/2021
Sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng chứng minh được sự ưu việt khi linh hoạt chuyển mình với hàng loạt “tay chơi" lâu năm như Lazada hay Tiki. Gia nhập muộn nhất nhưng Shopee lại nhanh nhạy nhất trong việc phát triển thị trường thương mại điện tử khi cho phép các nhãn hàng, nhà buôn hay tất cả cá nhân buôn bán nhỏ lẻ đủ điều kiện có thể tham gia vào cuộc chơi giao thương hàng hóa. Chính điều đó làm nên lợi thế giúp sàn giao dịch này có nguồn sản phẩm đa dạng, đủ chủng loại, đủ phân khúc, thỏa mãn nhu cầu: mua gì cũng có của khách hàng. Và chính nó cũng định hình những khác biệt trong phương thức khuyến mại của Shopee. Khi khuyến mại là món hời hút khách của các thương mại điện tử, đâu mới là chiêu thức để nhãn hàng này tạo lợi thế và ghi điểm với khách hàng?
Các áp lực hình thành sự cạnh tranh

Các áp lực hình thành sự cạnh tranh

Ngày đăng 16/10/2021
Cấu tạo của năm áp lực trên khác nhau tùy theo đặc điểm từng ngành. Trong thị trường hàng không thương mại, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất có ảnh hưởng lớn là Airbus và Boeing và quyền mặc cả mạnh mẽ của các hãng hàng không có nhu cầu đơn hàng máy bay số lượng lớn, trong khi nguy cơ gia nhập, nguy cơ thay thế, quyền lực của các nhà cung cấp lại yếu hơn. Còn trong ngành công nghiệp phim ảnh, sự gia tăng nhanh chóng của những loại hình giải trí thay thế và quyền lực của các nhà sản xuất cũng như các đơn vị phát hành phim, nguồn đầu vào có tính quyết định rất quan trọng. 
Bài viết khác
Một góc nhìn khác về khuyến mại trên các sàn thương mại điện tử

Một góc nhìn khác về khuyến mại trên các sàn thương mại điện tử

Ngày đăng 16/10/2021
Sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng chứng minh được sự ưu việt khi linh hoạt chuyển mình với hàng loạt “tay chơi" lâu năm như Lazada hay Tiki. Gia nhập muộn nhất nhưng Shopee lại nhanh nhạy nhất trong việc phát triển thị trường thương mại điện tử khi cho phép các nhãn hàng, nhà buôn hay tất cả cá nhân buôn bán nhỏ lẻ đủ điều kiện có thể tham gia vào cuộc chơi giao thương hàng hóa. Chính điều đó làm nên lợi thế giúp sàn giao dịch này có nguồn sản phẩm đa dạng, đủ chủng loại, đủ phân khúc, thỏa mãn nhu cầu: mua gì cũng có của khách hàng. Và chính nó cũng định hình những khác biệt trong phương thức khuyến mại của Shopee. Khi khuyến mại là món hời hút khách của các thương mại điện tử, đâu mới là chiêu thức để nhãn hàng này tạo lợi thế và ghi điểm với khách hàng?
Các áp lực hình thành sự cạnh tranh

Các áp lực hình thành sự cạnh tranh

Ngày đăng 16/10/2021
Cấu tạo của năm áp lực trên khác nhau tùy theo đặc điểm từng ngành. Trong thị trường hàng không thương mại, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất có ảnh hưởng lớn là Airbus và Boeing và quyền mặc cả mạnh mẽ của các hãng hàng không có nhu cầu đơn hàng máy bay số lượng lớn, trong khi nguy cơ gia nhập, nguy cơ thay thế, quyền lực của các nhà cung cấp lại yếu hơn. Còn trong ngành công nghiệp phim ảnh, sự gia tăng nhanh chóng của những loại hình giải trí thay thế và quyền lực của các nhà sản xuất cũng như các đơn vị phát hành phim, nguồn đầu vào có tính quyết định rất quan trọng. 

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299