Những quy trình đóng gáy và bế gập mà dân thiết kế nên biết | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Những quy trình đóng gáy và bế gập mà dân thiết kế nên biết

Những quy trình đóng gáy và bế gập mà dân thiết kế nên biết

Ngày đăng 20/07/2021

1. Perfect Binding

Quy cách đóng gáy keo, đóng gáy nhiệt, keo nhiệt thường được sử dụng cho những ấn phẩm có số lượng trang lớn như tạp chí, sách, tài liệu,… Các trang giấy sẽ được chia ra thành từng tập nhỏ bằng nhau sau đó dùng keo nhiệt để cố định. Điều này giúp các ấn phẩm không bị rời rạc với nhau, tuy nhiên phương pháp này khá mất công và chi phí cao hơn so với các phương pháp khác.

2. Section Sewn

Gáy khâu là một trong số những cách đóng gây chắc chắn và bền nhất. Thông tin Perfect Binding, các trang được chia ra thành từng phần nhỏ (signature) và được gắn vào nhau khi chỉ khâu. Phần gáy sách sau đó còn có thể được gia cố thêm bằng keo để thêm độ chắc chắn. Điểm cộng lớn nhất của phương pháp này là tất cả các trang đều có thể được mở phẳng.

3. Saddle Stitch Binding

Dập ghim là một trong số những hình thức đóng càng để thực hiện tất cả ở sổ tay, vở hoặc booklet. Các trang giấy được gặp làm đôi và cố định và chiếc ghi bằng kim loại ở chính giữa. Tùy vào chất liệu giấy và số trang thể thay đổi kích thước cho phù hợp. Ưu điểm của cách đóng gáy này là nhanh chóng và giá thành thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là không thể áp dụng cho các ấn phẩm nhiều trang.

4. Side Stitch Binding

Thay vì bấm ở giữa trang của bản in như phương pháp Saddle Stitch Binding thi cách thức này bấm kim hoặc khâu chỉ ở mặt ngoài của trang bìa và bấm cố định xuống các trang ruột, kể cả bìa sau. Việc bấm kim ngang đối với các ấn phẩm Catalogue hoặc Menu sẽ giúp hạn chế về số trang cũng như dễ dàng xem bản in hơn. Phương thức Side Stitch Binding cũng khá thông dụng, đơn giản và chi phí khá rẻ.

Xem thêm bài viết: Thiết kế sáng tạo của riêng bạn

5. Screw and Post Binding

Đóng bìa cứng bìa bồi rất hiếm khi sử dụng đối với ấn phẩm in Catalogue. Tuy nhiên, phương pháp này lại được sử dụng nhiều cho việc in Menu và Photobook. Những bản in menu giấy bồi cứng ở bên ngoài, bên trong ruột thì mỏng hơn, chúng được cố định bằng kim bấm ở phía trong. Tuy nhiên khi bạn cầm nắm loại menu giấy bồi này, bạn sẽ không để ý tới những kìm bấm.

6. Tape Binding

Đóng gáy bằng băng keo là một trong số những phương thức đơn giản, dễ thực hiện nhất, thường được sử dụng trong thủ công handmade, đóng tài liệu và các bản in văn phòng. Các trang bìa và trang ruột được cố định bằng một dải băng keo bọc quanh phần gáy. Đối với một số trường hợp với các ấn phẩm có số lượng trang lớn, ghim cũng có thể được sử dụng phía bên trong để tăng độ chắc chắn.

7. Plastic Comb Binding

Khi áp dụng phương thức đóng gáy lược, các trang bìa và trang ruột được đục lỗ cách đều nhau dọc theo canh sách. Kích thước lỗ và khoảng cách giữa các lỗ có thể thay đổi để phù hợp với số lượng trong ruột hay kích thước lược nhựa. Lược sau đó được mở ra và lồng vào các lỗ này. Ưu điểm của Plastic Comb Binding là bạn có thể mở ghim lược để thêm giấy vào bất cứ lúc nào.

8. Ring Binding

Tương tự như Comb Binding, để đóng gáy theo dạng này, bạn cần đục lỗ dọc theo cạnh trang bìa và trang ruột (thường là 3 – 4 lỗ). Sau đó sử dụng các khoen kim loại (ring) qua các lỗ này để cố định các trang giấy. Khoen có kích thước rất đa dạng với độ dày từ 2 – 5mm, đường kính từ 16 – 90mm. Khoen có chốt đóng mở khiến cho việc thêm bớt trang trở nên dễ dàng và thuận tiện.

9. Spiral & Double – Loop Wire Binding

Phương thức đóng gáy lò xo xoắn chắc chắn không có gì lạ lẫm đối với bạn. Đây là một trong số những cách đóng gáy sổ sách phổ biến nhất, thường gặp ở vở, sổ tay, lịch treo tường hay photobook. Các trang giấy được đục lỗ dọc theo cạnh và cố định với nhau bằng lõi lò xo xoắn (thường làm bằng nhựa hoặc sắt). Lò xo được chia làm 2 loại: loại đơn (spiral) và loại kép (double – loop).

Xem thêm bài viết: Vay mượn hay ăn cắp ý tưởng trong ngành sáng tạo?

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Minh họa hình khối cơ bản - Nền tảng ngành thiết kế

Minh họa hình khối cơ bản - Nền tảng ngành thiết kế

Ngày đăng 20/07/2021
Nếu bạn đã từng tham gia một lớp học vẽ cơ bản hay chỉ là nghe nói qua về quá trình học vẽ, có lẽ bạn đều biết rằng những bài học đầu tiên là về những hình khối. Những hình khối trông có vẻ tẻ nhạt và khô khan thế nhưng tại sao chúng ta lại cứ phải học về chúng nhỉ?
Light trails - Những vệt màu chuyển động

Light trails - Những vệt màu chuyển động

Ngày đăng 18/07/2021
Đã bao giờ bạn thấy các bức ảnh chụp con phố về đêm gồm những vệt sáng màu sắc rất bắt mắt trên các mạng xã hội hay trên tạp chí rồi tự băn khoăn không biết đó là gì và làm thế nào để chụp được bức ảnh như vậy? Câu trả lời chính là “Light Trails” (Những vệt màu ánh sáng). Bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn nắm được khái niệm Light Trails là gì mà cung cấp một số mẹo hữu ích để ghi lại những bức ảnh của riêng mình nhé!
Bài viết khác
Minh họa hình khối cơ bản - Nền tảng ngành thiết kế

Minh họa hình khối cơ bản - Nền tảng ngành thiết kế

Ngày đăng 20/07/2021
Nếu bạn đã từng tham gia một lớp học vẽ cơ bản hay chỉ là nghe nói qua về quá trình học vẽ, có lẽ bạn đều biết rằng những bài học đầu tiên là về những hình khối. Những hình khối trông có vẻ tẻ nhạt và khô khan thế nhưng tại sao chúng ta lại cứ phải học về chúng nhỉ?
Light trails - Những vệt màu chuyển động

Light trails - Những vệt màu chuyển động

Ngày đăng 18/07/2021
Đã bao giờ bạn thấy các bức ảnh chụp con phố về đêm gồm những vệt sáng màu sắc rất bắt mắt trên các mạng xã hội hay trên tạp chí rồi tự băn khoăn không biết đó là gì và làm thế nào để chụp được bức ảnh như vậy? Câu trả lời chính là “Light Trails” (Những vệt màu ánh sáng). Bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn nắm được khái niệm Light Trails là gì mà cung cấp một số mẹo hữu ích để ghi lại những bức ảnh của riêng mình nhé!

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299