Sự im lặng có đang giết chết công ty bạn? | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Sự im lặng có đang giết chết công ty bạn?

Sự im lặng có đang giết chết công ty bạn?

Ngày đăng 01/07/2021

Sự im lặng gắn liền với nhiều phẩm chất: khiêm nhường, tôn trọng, thận trọng và đúng mực. Nhờ những quy tắc ứng xử đã cắm rễ từ lâu, mọi người thường tự im lặng để tránh xấu hổ hoặc tránh đối đầu với những mối nguy khác mà họ ý thức được. Có một câu châm ngôn xa xưa quy tụ đầy đủ những phẩm chất của sự im lặng: “Thà im lặng để bị nhầm tưởng là kẻ ngốc, còn hơn lên tiếng để ai nấy đều biết rõ.”

Những phẩm chất xã hội của sự im lặng càng được củng cố bởi bản năng sinh tồn của chúng ta. Nhiều tổ chức đã gửi đi thông điệp – dù bằng lời hay ngụ ý – rằng, tuân theo quy luật là cách an toàn nhất để giữ được công việc, và xa hơn là sự nghiệp của bạn. Nhu cầu phục tùng trong im lặng càng được thổi phồng hơn trong nền kinh tế khó khăn hiện nay, nơi hàng triệu người mất việc và nhiều người khác ko rằng họ có thể mất việc. Đa số những cá nhân chống lại tổ chức của họ hoặc bày tỏ mối quan ngại công khai đều bị trừng phạt thế thảm. Nếu không bị sa thải ngay lập tức, họ cũng thường bị cách ly và cảm thấy bản thân không còn phù hợp nữa.

Đã đến lúc xóa đi lớp vỏ bọc vàng của sự im lặng

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự im lặng không chỉ tồn tại đầy rẫy khắp nơi và được nhiều tổ chức kỳ vọng mà còn gây thiệt hại cực lớn cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. Những cuộc phỏng vấn của chúng tôi các giám đốc cấp cao và nhân viên thuộc nhiều tổ chức – từ các doanh nghiệp nhỏ, những tập đoàn thuộc danh sách Fortune 500 cho đến cơ quan chính phủ – đã cho thấy rằng chính sự im lặng đã khiến nhiều cá nhân phải trả giá đắt về tâm lý, gây nên cảm giác tủi nhục, sự tức giận nguy hại, nỗi oán hận,… Tuy nhiều người không nói ra, nhưng nó còn làm ô uế mọi sự tiếp xúc, xóa sổ trí sáng tạo và gây hại đến năng suất.

Những nghiên cứu mới đã cho thấy rằng sự im lặng không hề giúp mọi việc suôn sẻ hay khiến mọi người làm việc năng suất hơn. Nó chỉ ép sự khác biệt xuống dưới bề mặt và kích thích những lực đẩy tiêu cực nhưng mạnh mẽ. Khi im lặng về những bất đồng quan trọng, mọi người có thể bắt đầu chìm ngập trong sự lo âu, giận dữ và oán hận. Đến khi nào mâu thuẫn còn chưa được giải quyết, những cảm xúc kìm nén của họ vẫn sẽ còn đó, khiến họ ngày càng ngờ vực, thủ thế và tất cả đều e ngại rằng nếu nói ra, họ sẽ bị bêu xấu hoặc bác bỏ. Cảm giác bất an trong họ lớn dần, dẫn đến những hành động im lặng, phòng thủ và ngờ vực nghiêm trọng hơn, từ đó phát động một “vòng xoáy im lặng” đầy tiêu cực. Dù sớm hay muộn, trong thâm tâm họ sẽ muốn từ bỏ – đôi khi chỉ làm những gì họ được bảo nhưng không hề đóng góp gì, lan tỏa nỗi bất mãn và chán nản khắp nơi làm việc và khiến bản thân họ – và những người khác – ra đi mà không kịp suy xét.

Những vòng xoáy im lặng tai hại có thể được thay thế bởi những vòng xoáy giao tiếp tốt đẹp, nhưng điều đó đòi hỏi các cá nhân phải tìm được lòng dũng cảm hành động khác với mọi người, và các giám đốc phải tạo ra những điều kiện làm việc giúp mọi người xem trọng việc thể hiện sự khác biệt. Theo lẽ thường, đằng sau những sản phẩm thất bại, quy trình đổ vỡ và quyết định nghề nghiệp sai lầm luôn là những người lựa chọn giữ kín miệng. Phá vỡ sự im lặng sẽ giúp chúng ta mở ra những ý tưởng mới mẻ từ mọi cấp độ trong tổ chức – những ý tưởng có thể nâng cao hiệu suất của tổ chức lên một tầm cao mới.

Sự thống trị của im lặng

Sự im lặng thường xuất hiện khi chúng ta lựa chọn tránh đối diện với khác biệt. Nếu cho rằng chúng ta khác nhau về tính khí, xuất thân và kinh nghiệm thì hiển nhiên chúng ta cũng sẽ có những ý kiến, quan niệm và sở thích khác nhau.

Hầu hết chúng ta đều nhận ra giá trị của sự đa dạng đó: Có ai thực sự muốn tham gia muộn phiền thảo luận nhóm với những người có chung quan điểm và ý tưởng? Song, chúng ta cũng ý thức được việc nói ra và vượt qua những khác biệt có thể cực kỳ vất vả đến thế nào. Khác biệt trong tiếng Pháp là “différend”, cũng có nghĩa là cãi vã. Không ngạc nhiên khi đa số mọi người kết luận rằng che đậy những khác biệt của họ sẽ dễ hơn là bàn luận về chúng.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng khuynh hướng giữ im lặng thay vì thể hiện sự khác biệt này tồn tại trong các mối quan hệ cá nhân lẫn trong nhóm, nơi chúng ta sợ mất vị thế hay thậm chí bị loại trừ nếu khác biệt so với phần còn lại. Đa số chúng ta đều nhớ rõ khao khát được hòa nhập thời niên thiếu mãnh liệt đến thế nào. Ngay cả khi đã trưởng thành, nhiều người thuộc các tổ chức vẫn cố hết sức nhằm kết giao với những thành viên thuộc nhóm làm việc của mình – chí ít là ngoài mặt. Chúng ta chỉ nói những điều mà chúng ta nghĩ người khác muốn chúng ta nói.

Và không chỉ có nhân viên dưới quyền cảm thấy áp lực phải giữ im lặng trước các sếp. Các sếp cũng có thể cảm thấy không thoải mái khi thể hiện sự khác biệt với thuộc cấp của họ. Chẳng hạn, các nhà quản lý thường khó đưa ra những phản hồi tiêu cực về hiệu quả làm việc cho cấp dưới – đặc biệt trong những tổ chức vô cùng xem trọng việc cư xử lịch thiệp và tránh đối đầu.

Cái giá khi chịu đựng sự im lặng

Khi chúng ta khép miệng chính mình và người khác – kể cả khi chúng ta tin rằng đó là cách tốt nhất, cách đúng đắn hoặc cách duy nhất để duy trì những mối quan hệ mà chúng ta trân trọng, cũng như để làm việc suôn sẻ – có thể chúng ta đang tự lừa dối mình.

Mỗi khi im lặng về những khác biệt của mình , chúng ta lại sinh thêm những cảm xúc tiêu cực như lo âu , giận dữ và oán hận. Tất nhiên, chúng ta có thể giả và trong suốt một thời gian dài với bản thân và người khác rằng chẳng có chuyện gì bất ổn. Nhưng đến khi nào mâu thuẫn chưa được giải quyết, những cảm xúc kìm nén của chúng ta sẽ vẫn còn âm ỉ và ảnh hưởng đến cách chúng ta hiểu về người khác. Chúng ta bắt đầu cảm thấy mất kết nối trong những mối quan hệ của mình, từ đó càng trở nên thu mình hơn nữa.

Phá vỡ vòng xoáy im lặng

Làm thế nào chúng ta có thể tự động viên mình và người khác lên tiếng? Liệu vòng xoáy im lặng tai hại có thể được thay thế bằng vòng xoáy giao tiếp tốt đẹp không? Câu trả lời là “có”, nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải can đảm hành động khác đi và tạo nên một bối cảnh nơi mọi người xem trọng biểu hiện khác biệt. Đặc biệt, những nhà quản lý nắm nhiều quyền lực cần phải cẩn trọng, không trừng phạt người khác khi họ lên tiếng – dù dứt khoát hay chung chung – về những vấn đề có thể gây khó khăn cho tổ chức nếu phải đối phó.

Tuy nhiên, giữ im lặng là vấn đề quá lớn và không chỉ có ở những người lãnh đạo. Nếu một tổ chức muốn thoát khỏi vòng xoáy im lặng thì mọi người phải đấu tranh chống lại ham muốn từ bỏ, cũng như nỗ lực lên tiếng. Đó là một thách thức nan giải – xét theo mọi nguyên nhân mà chúng ta đã khám phá.

Xem thêm bài viết: Sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp

Những bài tập sau đây sẽ giúp ích cho bạn:

1. Nhận ra sức mạnh của bạn

Chúng ta đều có sức mạnh thể hiện bản thân và khuyến khích người khác thoải mái nói ra điều mình muốn, bất kể họ là cấp dưới, đồng nghiệp hay cấp trên. Thay vì chờ đợi người khác xin lỗi hoặc khơi lên chủ đề , chúng ta cần sần sàng tự mình bước lên trước – để mở ra sự khác biệt để họ có thể cùng khám phá.

Khi một người tìm được lòng can đảm để trình bày thông tin mới sao cho người còn lại có thể tiếp thu thì cả hai sẽ có khả năng tham gia vào một quá trình cùng khám phá những khác biệt đang chia rẽ họ. Thực ra, chúng ta đều có sức mạnh lớn hơn mình nghĩ rất nhiều. Tất nhiên, cấp trên có quyền lực chính thức cao hơn chúng ta, nhưng sự thật là thành tích của họ phụ thuộc chúng ta đang làm việc tốt đến đâu. Đừng quên rằng sếp bạn cũng cần bạn. Và khi biết được điều đó, bạn sẽ tự tin lên tiếng và giúp ông ấy trân trọng quan điểm của mình.

2. Hành động khác thường

Để phá vỡ bức tường im lặng, đôi khi chúng ta phải hành xử theo những cách không được xem là phù hợp trong tổ chức cụ thể của mình. Nói cách khác, chúng ta phải hành động khác thường – ví dụ như đặt các câu hỏi trong cuộc họp toàn công ty, nơi nhân viên thường chỉ chấp nhận những quyết định của ban điều anh cấp cao. Tuy sự khác thường hay mang theo những hàm ý tiêu cực, nhưng nó không đồng nghĩa với bất bình thường. Thực ra, khác thường nghĩa là hành động sáng tạo – một cách tìm kiếm và phát minh ra những cách thức làm việc mới.

Những hành động khác thường có thể nhằm vào các lĩnh vực mà tổ chức cần thay đổi, cũng như có thể dẫn đến các phương án thay thế hữu ích. Điều then chốt cần nhờ ở đây là quy tắc có thể có ngoại lệ. Bằng cách chất vấn một quy tắc nhất định, chúng ta có thể đóng vai trò thay đổi nó.

3. Xây dựng liên minh

Việc bắt tay với người khác có thể đem đến cho chúng ta sức mạnh để phá vỡ sự im lặng. Chúng ta không chỉ dễ lên tiếng hơn khi biết mình không đơn độc mà một liên minh còn có thể kéo theo tính hợp pháp và các nguồn lực. Tuy việc tiếp cận người khác để thuyết phục họ hợp lực cùng bạn tạo cảm giác thật đáng sợ, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình thường xuyên tìm được người, và những người khác cũng cảm thấy như bạn.

Kết

Phá vỡ sự im lặng có thể giúp ta mở ra những ý tưởng mới mẻ từ mọi cấp độ trong tổ chức – những ý tưởng sẽ nâng cao hiệu suất của tổ chức lên một tầm cao mới.

(Nguồn: Truyền thông giao tiếp)

| Tags |

Bài viết khác
5 thông điệp mà nhà lãnh đạo phải làm chủ

5 thông điệp mà nhà lãnh đạo phải làm chủ

Ngày đăng 01/07/2021
Nếu bạn muốn biết vì sao nhiều tổ chức lại chìm trong hỗn loạn, đừng tìm kiếm đâu xa ngoài phát ngôn của những người lãnh đạo. Dù ở cấp độ nào, công tác lãnh đạo cũng không hề dễ dàng – nhưng những tuyên bố khó hiểu, mơ hồ và hay thay đổi lại càng khiến cho công việc của nhiều quản lý cấp cao khó khăn hơn mức cần thiết.
Sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp

Sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp

Ngày đăng 01/07/2021
Giao tiếp không chỉ đơn giản là nói ra điều bạn muốn nói. Điểm cốt yếu là nói ra điều bạn muốn nói như thế nào và cách nói của mỗi người lại khác nhau, vì sử dụng ngôn ngữ là hành vi xã hội cần học hỏi: Cách chúng ta nói và lắng nghe chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi trải nghiệm văn hóa. Tuy chúng ta có thể nghĩ rằng cách chúng ta nói ra điều mình nghĩ là tự nhiên, nhưng chúng ta có thể lâm vào rắc rối nếu hiểu và đánh giá người khác như thể họ nhất thiết phải có cùng cảm giác như chúng ta nếu chúng ta nói giống như cách họ nói.
Sự kiện mới nhất
“Ngày hội Tân học viên VTC Academy 2024” chính thức khởi động

“Ngày hội Tân học viên VTC Academy 2024” chính thức khởi động

Thời gian: 8:00 - 17:30, Thứ bảy
Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
Bài viết khác
5 thông điệp mà nhà lãnh đạo phải làm chủ

5 thông điệp mà nhà lãnh đạo phải làm chủ

Ngày đăng 01/07/2021
Nếu bạn muốn biết vì sao nhiều tổ chức lại chìm trong hỗn loạn, đừng tìm kiếm đâu xa ngoài phát ngôn của những người lãnh đạo. Dù ở cấp độ nào, công tác lãnh đạo cũng không hề dễ dàng – nhưng những tuyên bố khó hiểu, mơ hồ và hay thay đổi lại càng khiến cho công việc của nhiều quản lý cấp cao khó khăn hơn mức cần thiết.
Sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp

Sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp

Ngày đăng 01/07/2021
Giao tiếp không chỉ đơn giản là nói ra điều bạn muốn nói. Điểm cốt yếu là nói ra điều bạn muốn nói như thế nào và cách nói của mỗi người lại khác nhau, vì sử dụng ngôn ngữ là hành vi xã hội cần học hỏi: Cách chúng ta nói và lắng nghe chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi trải nghiệm văn hóa. Tuy chúng ta có thể nghĩ rằng cách chúng ta nói ra điều mình nghĩ là tự nhiên, nhưng chúng ta có thể lâm vào rắc rối nếu hiểu và đánh giá người khác như thể họ nhất thiết phải có cùng cảm giác như chúng ta nếu chúng ta nói giống như cách họ nói.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299