Tương lai mua sắm: Sắm mà không cần đi mua | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Tương lai mua sắm: Sắm mà không cần đi mua

Tương lai mua sắm: Sắm mà không cần đi mua

Ngày đăng 04/10/2021

Hãy thử tưởng tượng, một buổi sáng bạn tỉnh giấc và nhận ra tuýp kem đánh răng đã gần hết, chiếc bàn chải cũng cần phải thay. Bạn với tay bấm một nút trên một thiết bị chỉ to bằng ngón tay cái gắn trên tường. Ngày hôm sau, một gói hàng gồm tuýp kem và bàn chải mới được gửi đến tận nhà. Bạn chỉ việc nhận hàng bởi tiền đã được thanh toán qua thẻ. 

Chúng ta sẽ chỉ cần ngồi một chỗ, mọi sản phẩm ta đang cần hay đã sắp hết sẽ được tự động gửi đến tận tay mà không cần phải đặt hàng, tiền được trừ thẳng trong thẻ. Đó chính là tương lai của mua sắm – hoàn toàn tự động mà VTC Academy muốn đề cập trong bài viết kỳ này!
The PIG Promise - New Pig UK

Nghe như chỉ có trong một bộ phim viễn tưởng nhưng thực tế vẫn đang diễn ra hàng ngày nếu bạn là một khách hàng của Amazon đấy. Thiết bị để “bấm gọi hàng” kia có tên gọi Dash Button, được Amazon giới thiệu vào tháng 03/2015. Nút có kết nối wifi và mỗi nút tương ứng với một thương hiệu. Trong mỗi nút bấm, người dùng cài đặt sẵn bằng điện thoại thông minh phân loại và số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt.

Khi Dash Button mới ra đời, đã có nhiều ý kiến e ngại tính “thủ công” của nó. Bạn phải mua nhiều nút cho nhiều thương hiệu, gần nó ở đâu đó trong nhà, và bấm bằng tay khi mua hàng, điều đi ngược lại thời đại của “chạm” , cảm biến và điều khiển bằng giọng nói. Song, theo báo cáo của Amazon vào tháng 10/2016, tức 18 tháng sau khi giới thiệu chiếc nút bấm, lượng đơn đặt hàng qua Dash Button năm 2016 tăng 5 lần năm 2015 và 200 thương hiệu đăng ký để bán sản phẩm qua Dash Button. Hiện nay, số thương hiệu đã lên đến 300.

Sự tiện lợi của chiếc nút này nằm ở chỗ người dùng có thể đặt hàng mà không cần truy cập lại vào trang web hay ứng dụng, lặp lại các bước chọn lại sản phẩm, số lượng, phương thức thanh toán rồi xác nhận. Tất cả chỉ là “bấm” thế là xong!

Khi nhận xét về thói quen mua sắm của những khách hàng thế hệ Millennial, Rod Sides – Phó chủ tịch, Quản lý bán lẻ và phân phối tại Mỹ của Deloitte cho biết: “Người dùng Millennial luôn muốn có được thứ họ muốn ngay lập tức. Họ sẵn sàng trả nhiều hơn để nhận được hàng nhanh hơn. Họ cũng chẳng bỏ nhiều thời gian để tìm kiếm giá tốt bởi họ cần sự hài lòng ngay tức thì”.

“Nhanh, nhanh, nhanh nữa” – nhu cầu của khách hàng thế hệ mới đã buộc các nhà bán lẻ phải tăng tốc quá trình trao đổi hàng hoá. Để sản phẩm đến tay khách hàng nhanh hơn, có hai cách: Hoặc họ phải giao hàng nhanh hơn, hoặc khách hàng hoàn tất đặt hàng nhanh hơn. Ở cách tiếp cận thứ nhất, họ có thể dùng máy bay không người lái thay cho nhân viên giao hàng làm việc liên tục kể cả ngoài giờ. Ở cách thứ hại, điều cần làm là tối giản quy trình đặt hàng nhiều bước: Chỉ một lần cài đặt, tái đặt hàng chỉ bằng một lần bấm.

Việc thu gọn quy trình này đã được các thương hiệu nghĩ đến từ năm 2012. Năm nay, thương hiệu nước tinh khiết Evian đã tung ra những miếng dán tủ lạnh có tên “Smart Drop” cho các gia đình ở Paris – Pháp, cho phép khách hàng bấm nút để gọi nước. Sau Evian là Domino’s với nút bấm bluetooth Easy Order để gọi pizza vào năm 2015.

Gần tương tự, vào tháng 07/2017, Walmart ra mắt một tính năng mới mang tên Easy Reorder cho khách hàng khi mua hàng trên máy tính và điện thoại. Tính năng này đưa ra gợi ý cho khách hàng về những sản phẩm đã mua trong quá khứ ngay khi họ truy cập vào ứng dụng để tái đặt hàng nhanh hơn. Đằng sau những nút bấm đặt hàng này là sự tiện lợi và nhanh chóng. Nhưng liệu nó đã đủ nhanh và tiện lợi đối với những khách hàng Millennial bận rộn? Chính các hãng bán lẻ cũng chưa hài lòng với chúng và vẫn đang cải tiến chúng tự động đến mức khách hàng thậm chí chẳng phải bấm nút hay lập lệnh, hàng hoá vẫn đến được tận nhà.

Walmart Plus review: A fast delivery service for groceries and everything  else - CNET

Có một sự thật là đằng sau những nút bấm này là một lượng dữ liệu khổng lồ về thói quen tiêu dùng của từng người, từng gia đình. Qua nút bấm, các thương hiệu biết được bạn là ai, bạn thường dùng sản phẩm gì, của hãng nào, bao lâu bạn dùng hết một sản phẩm và thay một sản phẩm mới. Đó chính là cơ sở để họ biết chính xác thời điểm bạn cần mua sắm. Từ những gì biết được, các thiết bị sẽ nhắc nhở bạn nhấn nút gọi mua để đảm bảo không mất một ngày tươi đẹp chỉ vì hết một chai sữa hay một tuýp kem đánh răng mà chưa kịp đi mua. Chắc chắn rất nhiều người đang rất cần một dịch vụ nhắc nhở bạn khi sữa hay trứng đã sắp hết, giống như dịch vụ mà Tesco mang đến cho khách hàng của mình.

Chưa dừng lại ở đó, một số thiết bị có thể tự tái tục đơn hàng mà không cần bạn “ra tay”. Một chiếc tủ lạnh tự biết làm đầy thực phẩm như Echo FridgeTM của Amazon cũng là mơ ước của không ít người. Chiếc tủ lạnh được kết nối trực tiếp với tài khoản mua sắm, các cảm biến cập nhật dữ liệu về đồ ăn trong tủ hay lịch sử tiêu thụ và tự động tái đặt hàng trong vòng một giờ đồng hồ. Mới đây, một startup mang tên WePlenish tạo ra một thùng đựng đồ “Thạch Sanh” mà chỉ cần năm món đồ được lấy ra khỏi thùng, nó sẽ tự động đặt hàng để bù lại.

Đó chính là đích đến của tương lai tự động mà mọi công nghệ hiện đại ngày nay như dữ liệu, cảm biến đang hướng tới. Một ngày nào đó, cuộc sống của chúng ta rất có thể sẽ như thế này. Mỗi sáng bạn thức dậy, dùng hộp sữa, những cọng rau hay quả trứng cuối cùng cho bữa sáng rồi yên tâm đi ra khỏi nhà. Trong lúc bạn đi làm, tủ lạnh đã tự đặt hàng và sản phẩm mới được giao đến nhà bằng máy bay không người lái. Trong gói hàng mang đến có thêm một vài chai bia và món nhậu bởi tối hôm đó có một trận bóng và như thường lệ, bạn đã lên lịch hẹn với vài người bạn cùng thức xem bóng. Hoặc giữa đêm, bạn bất chợt lên cơn đau dạ dày mà nhà không còn thuốc. Cảm biến trên điện thoại biết rằng bạn đang cần trợ giúp và ngay sau đó, bạn sẽ nhận được những viên thuốc được gửi hoả tốc đến.

Sẽ không cần làm gì cả, chỉ việc bấm nút và hàng hoá được tự động mang đến tận nhà – bạn có muốn một cuộc sống tự động đến thế?

| Tags |

Bài viết khác
Tiki và những bài toán dành cho thế hệ khách hàng mới

Tiki và những bài toán dành cho thế hệ khách hàng mới

Ngày đăng 04/10/2021
Trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Thương mại tại Úc, ông Sơn tham gia phát triển và điều hành nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ - Internet. Nhìn thấy tiềm năng của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam, ông Sơn quyết định thành lập Tiki.vn. Năm 2012, Tiki gọi vốn lần đầu từ Cyber Agent Ventures. Sau đó một năm, Tiki trở thành công ty thương mại điện tử duy nhất nhận đầu tư từ tập đoàn Sumitomo Nhật Bản. Tiki còn gây ấn tượng lớn khi là công ty công nghệ nhận được khoản đầu tư lớn nhất của năm 2015 từ VNG. 
Thương hiệu và Sự nhạy cảm về giá của khách hàng

Thương hiệu và Sự nhạy cảm về giá của khách hàng

Ngày đăng 03/10/2021
Tác động tiêu cực của khuyến mãi lên hình ảnh và định vị thương hiệu là có thật. Nhưng đó mới chỉ là một mặt của câu chuyện mà thôi. Ở góc độ tiếp cận khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Nếu được sử dụng đúng cách, khuyến mãi cũng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường thông điệp về định vị của mình. Để sử dụng đúng cách doanh nghiệp cần quan tâm đến hai tiêu chí: Hình thức khuyến mãi và mức độ lợi ích mà chúng ta đặt vào tay khách hàng. 
Sự kiện mới nhất
Lễ Tốt Nghiệp VTC Academy TP.HCM: Khởi đầu hành trình vươn xa

Lễ Tốt Nghiệp VTC Academy TP.HCM: Khởi đầu hành trình vươn xa

08:30 - 11:00, Thứ 6, ngày 10/01/2025
TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
VTC Academy vinh dự là Nhà tài trợ địa điểm tại Giải đấu game Espring 2025

VTC Academy vinh dự là Nhà tài trợ địa điểm tại Giải đấu game Espring 2025

08:30 - 11:30, Thứ 7, ngày 04/01/2025
TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
Bài viết khác
Tiki và những bài toán dành cho thế hệ khách hàng mới

Tiki và những bài toán dành cho thế hệ khách hàng mới

Ngày đăng 04/10/2021
Trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Thương mại tại Úc, ông Sơn tham gia phát triển và điều hành nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ - Internet. Nhìn thấy tiềm năng của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam, ông Sơn quyết định thành lập Tiki.vn. Năm 2012, Tiki gọi vốn lần đầu từ Cyber Agent Ventures. Sau đó một năm, Tiki trở thành công ty thương mại điện tử duy nhất nhận đầu tư từ tập đoàn Sumitomo Nhật Bản. Tiki còn gây ấn tượng lớn khi là công ty công nghệ nhận được khoản đầu tư lớn nhất của năm 2015 từ VNG. 
Thương hiệu và Sự nhạy cảm về giá của khách hàng

Thương hiệu và Sự nhạy cảm về giá của khách hàng

Ngày đăng 03/10/2021
Tác động tiêu cực của khuyến mãi lên hình ảnh và định vị thương hiệu là có thật. Nhưng đó mới chỉ là một mặt của câu chuyện mà thôi. Ở góc độ tiếp cận khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Nếu được sử dụng đúng cách, khuyến mãi cũng hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường thông điệp về định vị của mình. Để sử dụng đúng cách doanh nghiệp cần quan tâm đến hai tiêu chí: Hình thức khuyến mãi và mức độ lợi ích mà chúng ta đặt vào tay khách hàng. 

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299