Loại bỏ áp lực khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Loại bỏ áp lực khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng

Loại bỏ áp lực khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng

Ngày đăng 20/06/2021

Chúng ta giao tiếp để sống, giống loài chúng ta là vậy. Giao tiếp là cách để chúng ta kết nối và trao đổi với cộng đồng. Nhưng đôi khi, chúng ta vẫn có những cuộc trò chuyện căng thẳng, những cuộc trao đổi nhạy cảm có thể gây tổn thương hoặc ám ảnh chúng ta theo cách khác hẳn với mọi kiểu trò chuyện khác. Trong cuộc sống, những cuộc trò chuyện căng thẳng là không thể tránh khỏi. Và trong kinh doanh, chúng có thể trải khắp mọi cung bậc. Nhưng dù bối cảnh là gì, những cuộc trò chuyện căng thẳng vẫn khác các cuộc trò chuyện khác, vì gánh nặng cảm xúc mà chúng mang theo. Những cuộc trò chuyện này thường kéo theo sự xấu hổ, hoang mang, lo lắng, tức giận, đau đớn và sợ hãi – nếu không phải với chúng ta gây thì cũng với đối phương.

Nếu những cuộc trò chuyện căng thẳng đã phổ biến như thế, vậy tại sao chúng ta không cố gắng cải thiện chúng hơn? Nguyên nhân chính là do cảm xúc của chúng ta quá nhập nhằng. Khi không vướng bận cảm xúc đối với vấn đề, chúng ta biết rằng mâu thuẫn là chuyện thường, rằng chúng ta có thể giải quyết – hoặc chí ít là kiểm soát nó. Nhưng khi cảm xúc dậy sóng, đa số chúng ta sẽ mất bình tĩnh.

Xem thêm bài viết: 5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người

Dưới đây là 3 trường hợp kinh điển của các cuộc trò chuyện căng thẳng mà chúng ta sẽ thường gặp trong cuộc sống và công việc.

1. Ông không tôn trọng tôi

Trường hợp của David, Giám đốc tại một Tổ chức phi lợi nhuận. Ông đang trong tình thế không thoải mái vì cần nói chuyện với một nhà nghiên cứu tham vọng – Jeremy, người mà được ông đánh giá hiệu suất công việc của anh ta cao hơn hẳn những người khác trong tổ chức. Khó khăn đối với David chính là Jeremy thường nhận những đánh giá cao nhưng miễn cưỡng. Một trong số đó chính là do văn hóa của tổ chức: Một cơ sở phi lợi nhuận không phải là môi trường ưa đấu đá. Bên cạnh đó, Jeremy có sự tự tin rất lớn về cả năng lực bản thân lẫn trình độ học vấn của mình. Cùng với kiểu đáp trả phòng thủ đối với những lời phê bình nhỏ nhất, sự tự tin này khiến những người khác, bao gồm cả David – bỏ qua những cuộc thảo luận với Jeremy để hoàn thành công việc với chất lượng cao. Chẳng hạn, Jeremy có một khiếu hài hước thô lỗ khiến cho những người trong và ngoài đơn vị của anh khó chịu. Chưa ai nói trực tiếp với anh điều gì, nhưng ngày càng có nhiều người miễn cưỡng làm việc với anh. Do Jeremy chưa phải nhận lời phê bình cứng rắn nào trong suốt nhiều năm, nên tác phong đay nghiến của anh giờ đã trở nên cực đoan, còn nhân viên của anh ta thì trở nên bướng bỉnh và chống đối.

Trong những cuộc trò chuyện như thế, thách thức chính là bạn phải khởi đầu sao cho hòa nhã. Nếu cuộc trao đổi mở đầu khá hợp lý, thì nhiều khả năng phần còn lại cũng suôn sẻ. Nhưng nếu phần đầu theo hướng quá tệ, nó sẽ ảnh hưởng liên đới đến của cuộc trò chuyện. Trong nỗ lực tỏ ra thân thiện, nhiều người đã bắt đầu những cuộc hội thoại này bằng giọng nhẹ nhàng. Đó cũng là điều David đã làm, khi mở đầu bằng câu: “Thay đổi Red Sox chơi thế nào?”

Lẽ tất nhiên, Jeremy đã hiểu sai về điều David đang nói đến, anh vẫn giữ nguyên bản chất vênh váo và tự cao như mọi khi. Nhận thấy điều đó , David cảm thấy ông phải tháo bỏ vẻ ngoài hiền lành. Cuộc trò chuyện nhanh chóng trở nên thành thật một cách phũ phàng, và hầu như chỉ có David nói. Khi màn độc thoại kết thúc, Jeremy lặng lẽ nhìn xuống sàn. Anh vẫn nhất quyết giữ im lặng và rời khỏi phòng. David thở phào nhẹ nhõm. Từ quan điểm của ông, cuộc tiếp xúc vừa rồi tuy đau đớn nhưng qua đi rất nhanh. Ông hài hước nhận xét rằng nó “chẳng vấy nhiều máu ra sàn”. Nhưng rồi hai ngày sau đó, Jeremy nộp đơn xin thôi việc, mang theo rất nhiều kỷ niệm về tổ chức – lẫn tài năng – ra đi cùng anh.

2. Chuyện gì đang xảy ra ở đây?

Chúng ta thường có những cuộc trò chuyện căng thẳng bất ngờ ập đến, Quả thực, một số cuộc trò chuyện tồi tệ nhất – đặc biệt từ những người vốn ghét mâu thuẫn – đều là những cuộc đối thoại bất ngờ xảy ra như những cơn bão mùa hè sấm chớp. Thình lình, cuộc trò chuyện chợt bị cuốn vào cảm xúc mãnh liệt, và các tia lửa điện phổng khắp mọi hướng. Tệ hơn nữa là điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

Hãy xem xét trường hợp thứ hai, Elizabeth và Rafael là những trưởng nhóm làm việc cùng nhau trong một dự án tư vấn lớn. Dường như mọi thứ đi chệch hướng đều xảy ra trong dự án này, và công việc bị sa lầy trầm trọng. Hai chuyên gia tư vấn sắp gặp nhau để điều chỉnh lịch trình của họ – dựa trên những hạng mục chậm trễ và phân chia những công việc đáng chán trong tuần tiếp theo. Khi họ trao đổi , Elizabeth cứ liên tục viết rồi xóa trên tấm bảng trắng. Khi viết xong, cô nhìn Rafael và thản nhiên nói với anh: “Thế này được chưa?”

Rafael nghiến răng trong nỗi thất vọng: “Nếu cô đã nói thế.” , anh nói kháy .

Elizabeth giật nảy mình. Cô lập tức hồi tưởng lại cuộc trao đổi trong đầu nhưng không nhận ra điều gì đã khiêu khích Rafael. Phản ứng của anh dường như chẳng hề liên quan đến nhận xét của cô. Phản ứng thường gặp nhất của ai đó ở vị trí của Elizabeth là tự bảo vệ mình với vẻ hối lỗi bằng cách phủ nhận lời kết tội hàm ý của Rafael. Nhưng do không ưa đối đầu, nên Elizabeth đành cố gắng nhượng bộ. Cô nói lắp: “Rafael, tôi xin lỗi, Có gì không ổn sao?”

“Ai cho phép cô chỉ huy thế?” – Anh vặn lại. “Ai bảo cô giao việc cho tôi?”. Rõ ràng, Rafael và Elizabeth vừa rơi vào một cuộc đối thoại khó khăn. Một sự xâm phạm nào đó đã xảy ra, nhưng Elizabeth không biết chính xác đó là gì. Cô cảm thấy như bị tấn công bất ngờ – nỗ lực xúc tiến công việc trước mắt của cô đã bị hiểu sai. Rafael cảm thấy anh bị đặt vào vị trí cấp dưới từ những điều mà anh cho là hành động kiểm soát của Elizabeth.

Tuy không lý giải được, nhưng dường như không chỉ có hai người tham gia vào cuộc trò chuyện này, mà còn có những thể lực vô hình đang tạo ra nhiều xích mích. Chúng ta có thể thắc mắc: trải nghiệm nào từ thuở bé đang khiến Elizabeth đinh ninh rằng sự căng thắng của Rafael mặc định là do lỗi của cô. Và ai đang gây ảnh hưởng đến Rafael để anh nhận định rằng Elizabeth đang tiếm quyền? Có thể nào là cha anh? Hay vợ anh? Chúng ta không thể khẳng định được. Đồng thời, chúng ta cũng khó rũ bỏ cảm giác rằng Rafael đang phản ứng thái quá khi chất vấn Elizabeth về ý định nắm quyền mà anh vịn vào.

3. Anh đang công kích tôi

Giờ chúng ta hãy chuyển sự tập trung sang các cuộc trò chuyện căng thẳng kiểu gây hấn, nơi mọi người vận dụng mọi kỹ xảo tâm lý và khoa trương để hất đối phương bật khỏi thế cân bằng, làm suy yếu vị thế của họ hay thậm chí vạch trần và hạ thấp họ. Những chiêu trò cản trở này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như xúc phạm, thao túng hay la mắng – và không phải ai cũng bị kích động hay làm khó bởi cùng một kiểu. Những yếu tố nguy hiểm không chỉ là chiêu trò cản trở, mà chính là sự kết hợp giữa chiêu trò cản trở với sự dễ tổn tượng của cá nhân.

Hãy xem xét trường hợp thứ 3, Nick và Karen là hai quản lý cấp cao đồng cấp tại một công ty IT (công nghệ thông tin). Karen đang chủ trì một bài thuyết trình với khách hàng, nhưng thông tin cô có lại quá yếu và thiếu trật tự vì vậy cô và cả nhóm không thể trả lời ngay cả những câu hỏi cơ bản nhất. Khách hàng đã tỏ ra kiên nhẫn, im lặng, rồi tức giận ra mặt. Khi bài thuyết trình bắt đầu trở nên tan nát, khách hàng đã đưa cả nhóm “lên thớt” với những câu hỏi khiến họ trông càng thêm kém cỏi.

Vào ngày hôm ấy, Nick không phải là một thành viên của nhóm thuyết trình, anh chỉ đơn giản quan sát giống như khách hàng. Anh cũng bất ngờ trước màn thuyết trình kém cỏi của Karen. Sau khi khách hàng ra về, anh hỏi Karen chuyện gì đã xảy ra. Cô bất ngờ tấn công anh như để tự vệ: “Anh không phải sếp tôi, thế nên đừng bày trò kể cả với tôi. Anh bao giờ cũng xem thường tôi bất kể tôi làm gì!” Karen tiếp tục la hét Nick, sự chống đối của cô như có thể sờ thấy được. Mỗi khi anh lên tiếng, cô lại ngắt lời anh bằng những câu buộc tội và đe dọa: “Tôi không thể chờ để thấy vẻ mặt anh khi mọi người để mặc anh bị gió bão quật cho tơi bời!” Nick cố gắng tỏ ra biết điều, nhưng Karen vẫn không nhượng bộ. Anh bèn nói: “Karen, hãy bình tĩnh lại đi. Cô đang xuyên tạc mọi lời tôi nói.”

Ở đây, vấn đề của Nick không phải là Karen đang sử dụng một vỏ bọc của những chiêu trò cản trở, mà là tất cả những chiêu trò của cô – buộc tội , xuyên tạc và nói lạc để – đều mang tính gây hấn. Điều này gây nên những rủi ro nghiêm trọng. Đa số mọi người đều dễ bị tấn công bởi những chiêu trò gây hấn, vì chúng ta không biết liệu sự gây hắn sẽ leo thang đến đâu. Nick muốn tránh trò gây hấn của Karen, nhưng sự phản kháng bằng lý trí của anh trước sự đa cảm của Karen lại không hiệu quả. Kết quả là Nick nhận ra mình bị mắc trong cái bẫy mà Karen lựa chọn.

Cụ thể, cô đe dọa sẽ trả đũa anh bằng cách để khách hàng xoay anh như chong chóng. Anh không rõ cô chị đang phát cáu hay thực sự có ý đó. Cuối cùng, anh đành nhờ đến giám đốc điều hành, người mà sau đó đã thất vọng, rồi chuyển sang tức giận vì Nick và Karen không thể tự giải quyết vấn đề của họ. Cuối cùng, chính vì thiếu kỹ năng xử lý những cuộc đối thoại khó khăn mà họ phải trả giá đắt. Cả hai đều không được xét thăng tiến sau khi công ty quy trực tiếp việc mất khách hàng cho thất bại giao tiếp dai dẳng của họ.

CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN CĂNG THẲNG

Vậy chúng ta có thể làm gì để chuẩn bị cho các kiểu trò chuyện căng thẳng cơ bản này trước khi chúng xảy ra? Khởi đầu tốt là hãy ý thức về những điểm yếu của bạn trước từng đối tượng và hoàn cảnh.

David, Elizabeth và Nick đều không có khả năng kiểm soát đối phương, nhưng các cuộc trò chuyện căng thẳng của họ đáng ra đã khả quan hơn nếu họ ý thức tốt hơn về những điểm dễ tổn thương của mình. Ví dụ , điều quan trọng đối với những ai dễ bị tổn thương bởi sự thù địch là phải biết cách đối phó lại. Họ nên thoái lui hay lấn tới – nên im lặng hay trả đũa? Tuy không có cách phản ứng nào tốt hơn hẳn cách khác, nhưng nếu biết mình sẽ phản ứng thế nào trong một tình huống căng thẳng, bạn sẽ hiểu nhiều hơn về những điểm yếu của mình, và có thể làm chủ được các tình huống căng thẳng.

Hãy nhớ lại vấn đề của Nick. Nếu tự ý thức hơn về bản thân, đáng ra anh sẽ biết rằng mình đang hành động lý trí một cách bướng bỉnh trước cơn giận dữ gây hấn như của Karen. Lựa chọn cách xử sự không của Nick đã trao cho Karen quyền kiểm soát cuộc đối thoại, nhưng anh không cần phải cho phép Karen – hay bất kỳ ai khác – khai thác điểm yếu của mình. Trong thời khắc bình tĩnh tự suy xét khi không bị vướng vào cuộc đối thoại căng thẳng trước mắt, Nick có thể dành thời gian suy nghĩ kỹ về việc không thể dung thức cho cơn bộc phát gây hấn vô lý. Sự tự ý thức này sẽ giải phóng Nick và giúp anh chuẩn bị tinh thần – không phải trước những đòn buộc tội bất ngờ của Karen, mà trước sự tổn thương dễ đoán của anh trước những đòn công kích bất thình lình của cô.

Tuy có vẻ giống nhau, nhưng xây dựng sự tự ý thức không có nghĩa là không ngừng phân tích bản thân. Đa phần đó chỉ là khiến cho những hiểu biết ngầm ẩn về bản thân chúng ta trở nên rõ ràng hơn. Chẳng hạn, từ kinh nghiệm quá khứ, chúng ta đều biết mình xử lý kém những kiểu đối thoại hay kiểu người nào. Khi nhận ra mình đang trong một cuộc trò chuyện khó khăn, bạn hãy tự hỏi liệu đây có phải một trong những tình huống đó, hoặc liệu nó có liên quan đến một trong những người đó. Ví dụ, bạn có há hốc miệng khi đối mặt với một đối thủ hống hách? Hay ngậm chặt miệng khi cảm thấy bị phản bác? Một khi biết rõ những vùng nguy hiểm của mình, bạn có thể lường trước những điểm dễ tổn thương của bản thân và cải thiện cách phản ứng.

Sự tự ý thức rõ ràng thường sẽ giúp bạn tránh bị kéo vào một cuộc trò chuyện theo kiểu thỏa mãn cảm xúc hơn là phục vụ những nhu cầu của mình. Hãy nghĩ lại về David, vị cấp trên của tổ chức phi lợi nhuận và Jeremy, thuộc cấp tự phụ của ông. Chính do tiền sử của Jeremy mà chiến thuật đối thoại của David – dễ dãi trước rồi ném một quả bom đau đớn nhưng cấp kỳ – đã phá sản. Cách xử lý tốt hơn dành cho David phải là chia cuộc trò chuyện thành hai phần. Trong cuộc gặp đầu tiên, ông có thể nêu những vấn đề trọng tâm từ khiếu hài hước chua cay lẫn biểu hiện đáng thất của Jeremy. Còn cuộc gặp thứ hai được sắp xếp chỉ để thảo luận. Cách xử lý tình huống tuần tự như thế sẽ cho phép cả David lẫn Jeremy có thời gian chuẩn bị cho một cuộc đối thoại hai chiều, thay vì để một trong hai có màn độc thoại. Xét cho cùng, đây không phải tình huống khẩn cấp, David không cần trút hết chủ đề này ra ngay lập tức. Thực ra, nếu David tự ý thức hơn về bản thân, có lẽ ông sẽ nhận ra phương thức ông lựa chọn ít bị điều khiển bởi tính cách của Jeremy hơn là do chính sự chán ghét mâu thuẫn của ông.

Một cách tuyệt hay để lường trước những vấn đề cụ thể mà bạn có thể vấp phải trong một cuộc trò chuyện liễn tập với một người bạn trung lập. Hãy chọn ai đó không có cùng vấn đề về giao tiếp như bạn. Lý tưởng nhất, người bạn đó nên là người giỏi lắng nghe, chân thành nhưng không phán xét. Hãy bắt đầu với nội dung. Cứ nói với người đó những điều mà bạn muốn nói với đối phương mà không phải lo về sắc thái hay ngữ điệu. Hãy hằn học, rụt rè, đùa cợt mỉa mai hoặc tung hứng lập luận của bạn, nhưng phải nói hết ra. Giờ hãy lặp đi lặp lại và nghĩ về điều bạn sẽ nói nếu tình huống không bị cảm xúc che lấp. Người bạn của bạn có thể giúp ích vì anh/cô ấy không bị cuốn vào đợt sóng cảm xúc trong cả tình huống. Hãy viết ra những điều mà các bạn tìm hiểu được, vì nếu không, về sau bạn sẽ quên mất .

Giờ hãy điều chỉnh lại ngữ điệu. Khi bạn hình dung mình đang nói chuyện với đối phương, ngữ điệu của bạn thường sẽ rất nặng nề – và bạn chỉ có thể nghĩ được một cách nói chuyện. Nhưng khi người bạn trên nói: “Hãy cho tôi biết anh muốn nói như thế nào”, một điều thú vị sẽ xảy ra: ngữ điệu của bạn sẽ tốt lên rất nhiều, ôn hòa và hữu ích hơn. Hãy nhớ rằng bạn có thể nói điều bạn muốn nói, nhưng không thể nói theo cách đó. Ngoài ra, hãy luyện tập ngôn ngữ cơ thể với bạn của bạn. Các bạn sẽ sớm phải bật cười vì những biểu cảm thể hiện ra ngoài mà không ý thức được – chân mày nhướn lên nhướn xuống, hai chân bắt lên nhau quấn như rễ cây, những tiếng cười nhẹ lo lắng mà nhất định sẽ bị hiểu sai.

KIỂM SOÁT CUỘC TRÒ CHUYỆN

Tuy xây dựng sự tự ý thức và luyện tập trước một cuộc trò chuyện căng thẳng là điều quan trọng, nhưng chỉ những bước trên là chưa đủ. Hãy xem bạn có thể làm gì khi mà ra một cuộc đối thoại. Hãy xem xét Elizabeth, vị trường nhóm bị đồng nghiệp buộc tội tiếm quyền. Cô không thể suy nghĩ thấu đáo trước các tình huống đối đầu và cô biết điều đó, nên cần đến một số câu nói để sắn dùng – một số câu mà cô có thể nhớ lại ngay để không phải im lặng hoặc bịa ra điều gì đó không định trước.

Tuy một giải pháp như vậy có vẻ đơn giản, nhưng đa số chúng ta đều không có một bộ công cụ gồm những kỹ thuật đối thoại sẵn sàng để dùng. Khắc phục chỗ hổng này là một phần thiết yếu trong việc học cách xử lý những cuộc đối thoại căng thẳng sao cho tốt hơn. Chúng ta cần học hỏi những kỹ năng giao tiếp như cách học kỹ năng hô hấp nhân tạo (CPR) vậy: chuẩn bị trước, biết khi nào cần dùng đến chúng, tình huống phải cấp thiết và căng thẳng. Dưới đây là ba biện pháp giao tiếp thay thế đã được chứng minh. Lối diễn đạt cụ thể có thể không phù hợp

với phong cách của bạn , nhưng không thành vấn đề. Điều quan trọng là bạn hiểu được các kỹ thuật có hiệu quả như thế nào, rồi chọn ngữ điệu thuận lợi với mình.

1. Tôn trọng đối phương:

Khi David đưa ra phản hồi tiêu cực với Jeremy, mọi thứ đáng ra đã dễ chịu hơn nếu ông bắt đầu với việc thừa nhận mình hối tiếc, và chịu một phần trách nhiệm trong việc góp phần tạo nên vấn đề chung. Ông có thể nói như sau: “Jeremy, chất lượng công việc của anh đã giảm sút – một phần do các đồng nghiệp do dự mạo hiểm với khiếu hài hước sắc bén của anh nếu nói rõ các vấn đề với anh. Tôi cũng chia sẻ trách nhiệm trong chuyện này, vì tôi do dự trò chuyện cởi mở với anh về những khó khăn đó, anh là người tôi quý mến, tôn trọng và đã làm việc cùng trong một thời gian dài.” Việc xem trách nhiệm như một kỹ thuật – đặc biệt ngay từ khi mở đầu – có thể hiệu quả vì nó sẽ lập tức tập trung sự chú ý – mà không khiêu khích – về những điều khó khăn mà người nói cần nói và người nghe cần nghe.

Nhưng có phải đây luôn là một kỹ thuật tốt trong một tình huống khó khăn? Không, vì không bao giờ chỉ có duy nhất một kỹ thuật tốt. Nhưng trong trường hợp này, nó đã tạo ra sắc thái hiệu quả cho cuộc thảo luận giữa David với Jeremy. Nó tôn trọng vấn đề, tôn trọng Jeremy, tôn trọng mối quan hệ của họ và tôn trọng trách nhiệm của David. Bất cứ kỹ thuật nào truyền tải được sự tôn trọng trong một cuộc trò chuyện căng thẳng – đặc biệt trong một cuộc trò chuyện khiến đối phương bất ngờ – đều rất đáng được xem trọng. Quả thực, khả năng hành động đúng với phẩm giá có thể tạo nên hoặc phá vỡ một cuộc trò chuyện căng thẳng. Quan trọng hơn, khi Jeremy rời bỏ công ty, anh vẫn có thể gây hại bằng cách lan truyền những câu chuyện vặt và sử dụng những hiểu biết về nội bộ để chống lại tổ chức. Cuộc đối thoại với David càng khó dung thứ, Jeremy sẽ càng có khả năng khiến tổ chức phải trả giá.

2. Xoa dịu bằng cách khẳng định lại dụng ý của bạn:

Một phần khó khăn trong cuộc đối thoại “Chuyện gì đang xảy ra ở đây?” giữa Rafael và Elizabeth chính là Rafael đã hiểu sai lời nói, hành động của Elizabeth; sự hiểu sai này dường như bị ảnh hưởng bởi sự tái hiện lại tức thì những cuộc trò chuyện căng thẳng mà anh từng trải qua trong quá khứ. Elizabeth không cần chữa lành phản ứng này Rafael; thực ra, việc khai thác sâu vào nội tâm của Rafael sẽ khiến tình huống đáng tiếc này thêm tồi tệ. Vậy Elizabeth có thể làm gì để đơn phương xoa dịu tình huống?

Elizabeth cần một chiêu trò không đòi hỏi có phải thấu hiểu những nguyên nhân ẩn sau phản ứng thành liệt của Rafael, mà giúp cô xử lý vấn đề một cách hiệu quả. “Tôi hiểu được vì sao anh nghĩ thế về điều tôi nói. Nhưng tôi không có ý đó, Ta cùng xem qua danh sách này thôi.” Tôi gọi đây là kỹ thuật làm rõ , và nó thực sự xoa dịu được tình huống. Nhờ áp dụng nó, Elizabeth có thể đơn phương chuyển thế đối đầu thành thế đồng tình. Thay vì tranh cãi với Rafael về những nhận định của anh, cô sẽ chấp nhận chúng – xét cho cùng, chúng cũng là quan điểm của anh ấy. Thay vì tranh cãi về dụng ý của mình, cô sẽ giữ trách nhiệm chọn lọc cầu chữ để truyền đạt ý định cho bản thân. Và cô có thể quay lại cuộc trò chuyện ngay điểm họ vừa dừng lại.

Kỹ thuật này sẽ hiệu quả với Elizabeth bất kể động cơ của Rafael là gì. Nếu Rafael vô ý hiểu nhầm những gì cô đang nói, cô sẽ không tranh cãi với anh. Cô chấp nhận cách hiểu của anh về lời mình nói và sửa lại nó. Nếu động cơ của anh mang tính thù địch, Elizabeth sẽ không đồng tình chỉ để nhượng bộ anh. Cô chấp nhận và thử lại lần nữa, không ai phải mất mặt, không ai thắng thế trước người kia, và cũng không ai nói lạc đề.

CHỐNG LẠI CÁC CHIÊU TRÒ KHÔNG PHẢI CHỐNG LẠI NGƯỜI KHÁC

Rafael có lẽ đã đánh đổ Elizabeth, nhưng Karen lại hành động như thể trút hết mọi hận thù lên đầu Nick khi cô mất kiểm soát sau phần thuyết trình thảm họa với khách hàng. Nick chắc chắn không thể ngăn cô dùng các chiêu trò cản trở mà cô từng vận dụng thành công trước đây. Nhưng anh có thể tách biệt con người Karen với hành vi của cô. Chẳng hạn, sẽ có lợi hơn nếu anh nghĩ phản ứng của Karen là các chiêu trò gây cản trở chứ không phải tính cách cá nhân. Nếu anh nghĩ Karen là kẻ xuyên tạc, thù hằn và hay đe dọa, điều đó sẽ dẫn đến đâu? Ai có thể làm gì đó để thay đổi tính cách của một con người? Nhưng nếu Nick xem hành vi của Karen chỉ là một loạt những chiêu trò mà cô áp dụng với anh – vì chúng từng hiệu quả với cô trong quá khứ – thì anh có thể nghĩ đến việc sử dụng các kỹ thuật phản đòn để triệt tiêu chúng.

Cách tốt nhất để vô hiệu hóa một chiêu trò là nói thẳng nó ra. Một khi bị vạch trần công khai, chiêu trò đó sẽ khó sử dụng hơn nhiều. Ví dụ, nếu Nick nói: “Karen, chúng ta đã hợp tác ăn ý với nhau trong khoảng thời gian dài. Tôi không biết phải nói sao về điều không ổn trong cuộc họp, vì cách cô hiểu về sự việc đã xảy ra và hiện đang diễn ra khác hẳn với tôi.”, thì anh đã hoàn toàn thay đổi thế cục. Anh vừa không công kích Karen, vừa không chịu làm con tốt trong chiêu trò của cô. Nhưng anh đã biến các chiêu trò của Karen trong cuộc cm đối thoại thành vấn đề trọng tâm.

Việc công khai chỉ rõ một chiêu trò (đặc biệt là chiêu trò gây hấn) có thể làm đối phươ

ng nguôi giận vì một nguyên do khác. Chúng ta thường nghĩ đối tượng gây hấn là kẻ luôn luôn và không ngừng sinh sự, nhưng thực ra không phải vậy. Mọi người đều chấp nhận được các cấp độ gây hấn nhất định – và họ cũng ngại nâng giới hạn này lên. Khi Nick không hiểu được chiêu trò của Karen, cô có thể sử dụng chúng một cách vô thức, hoặc vin vào đó. Nhưng khi Nick chỉ rõ chúng ra, sẽ cần một sự hung hăng hơn nữa từ phía Karen tiếp tục vận dụng chiêu trò đó. Nếu đã chạm hoặc gần chạm ngưỡng gây hấn của mình, Karen sẽ không tiếp tục vì điều đó sẽ khiến cô không thoải mái. Nick có thể không ngăn Karen lại được, nhưng cô có thể tự ngăn mình.

Kết

Mọi người cho rằng những cuộc trò chuyện căng thẳng là không thể tránh khỏi. Và đúng là như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng đều có cách giải quyết tồi tệ. Những cuộc trò chuyện căng thẳng chẳng bao giờ dễ dàng, nhưng chúng ta sẽ có thể đối phó hiệu quả hơn nếu chuẩn bị cho chúng bằng cách tăng cường ý thức về những mặt dễ tổn thương của mình , cũng như tăng cường các kỹ thuật kiểm soát bản thân. Những lời khuyên và công cụ được mô tả trong bài viết này có thể hữu ý để bạn đơn phương giảm bớt sức ép trong các cuộc trò chuyện căng thẳng. Tất cả những điều bạn phải làm là thử nghiệm chúng. Nếu một kỹ thuật không hiệu quả, hãy thử cách khác. Hãy tìm những ngữ điệu mà bạn cảm thấy tự nhiên. Nhưng hãy kiên trì luyện tập – rồi bạn sẽ tìm được giải pháp hiệu quả nhất cho mình.

(Nguồn: Truyền thông giao tiếp)

| Tags |

Bài viết khác
5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người

5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người

Ngày đăng 20/06/2021
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp lý, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể, vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên. Có 5 loại phong cách ra quyết định thường thấy của những người lãnh đạo, bao gồm: người lôi cuốn, người cả nghĩ, người hoài nghi, người theo gót và người giám sát.
Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Ngày đăng 14/06/2021
Trước mỗi kỳ thi luôn là thời điểm quan trọng để chúng ta ôn tập lại bài cũ và trau dồi kiến thức nâng cao. Nhưng có rất nhiều bạn sẽ ở trong tình trạng “mất trí nhớ tạm thời” vào những thời gian “cao điểm” của mỗi học kỳ. Rõ ràng đã học nhưng vẫn không làm được bài nào trong sách bài tập, quên sạch cách giải và những từ vựng đã học.
Sự kiện mới nhất
“Ngày hội Tân học viên VTC Academy 2024” chính thức khởi động

“Ngày hội Tân học viên VTC Academy 2024” chính thức khởi động

Thời gian: 8:00 - 17:30, Thứ bảy
Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
Bài viết khác
5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người

5 phong cách của người ra quyết định và cách tác động đến từng kiểu người

Ngày đăng 20/06/2021
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp lý, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể, vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên. Có 5 loại phong cách ra quyết định thường thấy của những người lãnh đạo, bao gồm: người lôi cuốn, người cả nghĩ, người hoài nghi, người theo gót và người giám sát.
Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Cải thiện bệnh “mất trí nhớ” trước mùa thi

Ngày đăng 14/06/2021
Trước mỗi kỳ thi luôn là thời điểm quan trọng để chúng ta ôn tập lại bài cũ và trau dồi kiến thức nâng cao. Nhưng có rất nhiều bạn sẽ ở trong tình trạng “mất trí nhớ tạm thời” vào những thời gian “cao điểm” của mỗi học kỳ. Rõ ràng đã học nhưng vẫn không làm được bài nào trong sách bài tập, quên sạch cách giải và những từ vựng đã học.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299