Công nghệ thông tin – ngành học dẫn đầu mùa tuyển sinh 2020
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin có tỷ lệ đăng ký xét tuyển cao nhất năm 2020.
Công nghệ thông tin (CNTT) được nhận định là một trong những ngành hot hiện nay và cũng là xu hướng phát triển bền vững trong tương lai. Nhu cầu nhân lực ngành này ngày một tăng, nhiều cơ hội việc làm khi ra trường với mức thu nhập mơ ước. Chính vì vậy, CNTT đã trở thành ngành học thuộc top đầu, thu hút số lượng lớn học sinh đăng ký trong năm nay.
CNTT – xu hướng không điểm dừng
Vào tháng 6/2020, VietnamWorks (Trang tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam) đã công bố báo cáo “Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam” giai đoạn từ 2010 – 2020. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT tăng gấp 4 lần, trong đó nhóm ngành Phát triển phần mềm luôn chiếm trên 50%.
Cũng theo báo cáo này, mức thu nhập của từng nhóm ngành/vị trí công việc thuộc lĩnh vực CNTT có sự thay đổi qua từng năm. Nếu xét theo vai trò công việc, Quản lý dự án/sản phẩm là nhóm được nhà tuyển dụng đề xuất mức lương đăng tuyển cao nhất là 1.775 USD (41.825.000 VND). Tiếp theo là Phát triển phần mềm với mức lương đăng tuyển trung bình là 1.527 USD (35.121.000 VND). Nhóm Khoa học dữ liệu đứng ở vị trí thứ 3 với mức lương là 1.356 USD (31.188.000 VND).
Ở thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã phải thực hiện các chính sách cắt thưởng, giảm lương, đi làm luân phiên, thậm chí là cắt giảm nhân sự,… để gồng mình vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra. Thế nhưng các công ty thuộc lĩnh vực CNTT lại không bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí mức lương trung bình và nhu cầu tuyển dụng vẫn có chiều hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, điều này đi đôi với những yêu cầu khắt khe hơn trong tuyển dụng đối với đội ngũ nhân lực CNTT.
Xem thêm bài viết: Cách mạng công nghiệp 4.0 và 10 xu hướng công nghệ hàng đầu
Cụ thể, hiện tại thị trường CNTT đang có sự chuyển dịch và phân hóa rõ ràng trong yêu cầu về trình độ của ứng viên. Các ứng viên có kinh nghiệm, đa năng (full-stack) sẽ đáp ứng được yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp và được trọng dụng với mức lương trung bình tăng nhanh hơn mức trung bình của thị trường. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT full-stack gia tăng 20% so với giai đoạn trước đó.
Sau cùng, từ các báo cáo về nhu cầu tuyển dụng và mức tăng trưởng lương trung bình ngành CNTT, có thể thấy đây là một trong những ngành có sự phát triển bền vững, linh động và ít gặp rủi ro hơn cả. Vì thế, các ngành thuộc lĩnh vực CNTT có tỷ lệ đăng ký xét tuyển cao nhất năm 2020 là điều không quá bất ngờ.
Con đường nào giúp bạn bắt kịp xu hướng?
Theo thông tin mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tính chung cho tất cả các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước, ngành CNTT xét tuyển ở 5 tổ hợp bộ môn, bao gồm: Khối A00 (Toán – Lý – Hóa); Khối A01 (Toán – Lý – Anh); Khối D01 (Toán – Văn – Anh); Khối D10 (Toán – Địa – Anh); Khối D07 (Toán – Hóa – Anh).
Trong kỳ tuyển sinh năm 2019, các trường đại học trên cả nước có mức điểm chuẩn xét tuyển ngành CNTT dao động từ 19 đến 26 điểm (tính chung ở tất các khối thi).
Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020, khối A00 có 228,118 thí sinh đạt tổng điểm 3 môn trong khoảng 19 – 26 điểm (chiếm đến 80% trên tổng 284,854 thí sinh). Tương tự, khối A01 có 199,992 (chiếm hơn 70% trên tổng 276,896 thí sinh) và khối D01 có 385,816 (chiếm 52% trên tổng 745,527 thí sinh) có điểm tổng 3 môn đạt 19 – 26 điểm.
Dựa vào thống kê trên, thí sinh lựa chọn 3 khối A00, A01 và D01 sẽ có cơ hội cao để xét tuyển vào các ngành CNTT.
Tuy nhiên, trong khi số lượng sinh viên theo học ngành CNTT tăng vượt trội mỗi năm, thì thị trường lao động ngành này lại luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Nguyên do là hiện nay, tại các trường Đại học và Cao đẳng, giáo trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa cập nhật liên tục để bắt kịp xu hướng ngành nghề, thiếu môi trường để sinh viên tăng khả năng thực hành và tiếp xúc giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: Ngành game “trải thảm đỏ” mời chào nhân lực
Trong khi các trường Đại học thiên về lý thuyết, hạn chế về thực hành thì ở nhiều cấp học khác như một số Học viện uy tín về CNTT lại đang giải quyết rất tốt “bài toán” thách thức này. Chẳng hạn như tại VTC Academy, cách thức đào tạo luôn đảm bảo lý thuyết đi đôi với thực hành, các kiến thức đại cương không còn là gánh nặng của học viên, chương trình học đi thẳng vào kiến thức chuyên môn cùng các đồ án thực tế với đề bài từ doanh nghiệp đầu ngành. Nhờ đó, học viên vừa tiết kiệm chi phí và thời gian học tập, vừa có thể tìm việc dễ dàng ngay sau khi kết thúc khóa học.
Đại học không phải là con đường duy nhất mà các sĩ tử phải đi vào mỗi mùa tuyển sinh. Học để có cái nghề chứ không phải chỉ để lấy cái bằng và không phải cứ học đại học mới thành công. Đây cũng chính là suy nghĩ tích cực của cả học sinh và nhiều bậc phụ huynh hiện nay.
Tìm hiểu về các chuyên ngành Công nghệ thông tin mà VTC Academy đang đào tạo tại dây.