GDP Việt Nam quý III/2021 tăng trưởng âm 6,17% – Mức giảm sâu nhất từ trước đến nay
VTC Academy VTC Academy
GDP Việt Nam quý III/2021 tăng trưởng âm 6,17% – Mức giảm sâu nhất từ trước đến nay

GDP Việt Nam quý III/2021 tăng trưởng âm 6,17% – Mức giảm sâu nhất từ trước đến nay

Ngày đăng 29/09/2021

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê thông báo, GDP Việt Nam trong Quý III năm nay giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi nước ta tính và công bố GDP quý từ năm 2000 đến nay.

Ghi nhận tình hình lao động chung trong Quý III/2021

Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho biết, GDP của Quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.

“Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay”, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, GDP chỉ tăng trưởng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Theo bà Hương, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy dịch COVID-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 9 tháng là 90.300 doanh nghiệp, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về xu hướng kinh doanh, Tổng cục Thống kế cho biết phần lớn các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh quý 4, có tới 73,7% doanh nghiệp đánh giá kinh doanh trong quý 4 sẽ ổn định và tốt hơn.

Cũng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tổng số dự án đầu tư FDI vào nước ta tính đến ngày 20/09 giảm 37,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng số vốn đăng ký lại tăng 20,6%. Tổng vốn đăng ký đầu tư FDI vào Việt Nam trong 9 tháng ước đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy tình hình lao động, việc làm quý III/2021 giảm mạnh so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I/2020.

Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2021 ước tính là 47,5 triệu người, giảm 2,4 triệu người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý III/2021 ước tính là 43,2 triệu người, giảm 1,9 triệu người so với quý trước và giảm 3 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 9 tháng qua ước tính khoảng 3,04% tổng số lao động.

“Dịch COVID-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp”, bà Hương nhấn mạnh.

Giải pháp nào để phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19?

Hiện nay, phòng, chống COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên số 1, nhưng việc chuẩn bị các kịch bản để nền kinh tế sẵn sàng phát triển sau khi dịch bệnh được khống chế là rất cần thiết.

Trên thực tế, dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và trong nước theo nhiều kịch bản. Với phản ứng quyết liệt và khá sớm, Việt Nam là một trong số ít quốc gia được đánh giá là tương đối thành công trong kiểm soát COVID-19. Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.

Cùng với việc vẫn phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, yêu cầu mở cửa lại nền kinh tế, nới lỏng các điều kiện giãn cách để doanh nghiệp hoạt động trở lại là bài toán hiện nay đối với trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… vì sớm mở cửa ngày nào, sẽ giảm thiểu thiệt hại kinh tế ngày đó. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững cho giai đoạn 2021 – 2023, Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc COVID-19.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về cơ hội phát triển. Chẳng hạn, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội, nhiều trường học các cấp, nhiều cuộc họp trong và ngoài nước tiến hành trực tuyến. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian đi lại cho mọi người.

Chú trọng và phát triển thêm những thành công của Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, bởi thời gian qua, đây thật sự là “điểm sáng” thúc đẩy tăng trưởng và tiến trình hội nhập của Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ổn định xã hội đầy khó khăn, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nhanh chóng khoanh vùng, xét nghiệm trên diện rộng để tiến tới hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Thứ hai, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công theo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra, vừa kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tạo ra năng lực cho nền kinh tế nhằm tăng trưởng trong dài hạn.

Thứ ba, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ (miễn, giảm thuế, giãn nộp bảo hiểm xã hội, giảm lãi suất…) cho các doanh nghiệp trong nước trước các khó khăn và cú sốc tiêu cực từ bên ngoài, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là yêu cầu cấp bách.

Thứ tư, triển khai các gói hỗ trợ Chính phủ tìm đến được đúng các địa phương chịu tổn thương nặng nề nhất do dịch bệnh.

Thứ năm, Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất y tế và giáo dục nhằm ứng phó hiệu quả trước các cú sốc y tế trong tương lai. Quan trọng hơn, cơ sở vật chất y tế và giáo dục cần được thay đổi để tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ví dụ như học online) nhằm thích nghi tốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Thứ sáu, Việt Nam cần hạn chế phụ thuộc quá mức vào khu vực FDI mà phải tư duy và nhìn nhận lại mô hình phát triển để tạo nên mô hình có sự cân bằng và liên kết tốt hơn giữa các động lực của tăng trưởng, các khu vực kinh tế.

Thứ bảy, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các Hiệp định thương mại tự do là xu thế tất yếu, tuy nhiên nền kinh tế cũng sẽ phải đương đầu với nhiều cú sốc từ bên ngoài hơn. Cần thiết xây dựng một nền kinh tế có tính thích nghi cao, có sức chống chịu tốt trong một thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Thứ tám, cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế; lợi ích to lớn trong ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại được nhìn nhận rõ nét hơn, sản phẩm mới xuất hiện và phát triển rộng rãi hơn.

Các nhóm ngành có nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực cao trong Quý III/2021 có thể kể đến như: Bán buôn và bán lẻ; Công nghiệp chế biến và sản xuất; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Khoa học và công nghệ; Dịch vụ và hành chính; Kinh doanh bất động sản; Giáo dục và đào tạo; Xây dựng; Vận tải; F&B…

Các giải pháp trên vừa là ứng phó cấp bách, vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn và quay trở lại đường ray phát triển hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai.

 

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Đừng chờ hết

Đừng chờ hết "năm COVID-19", hãy sống cho ra sống, như cha mẹ chúng ta đã từng

Ngày đăng 30/08/2021
(Theo Dân Trí) - Hãy nghĩ là chúng ta đang thời chiến với Covid-19 và cuộc chiến này có thể sẽ còn kéo dài rất lâu. Chúng ta nhất định phải sống cho ra sống, chứ đừng đợi "chờ hết năm Covid-19" mới sống tiếp. Hãy sống như cha mẹ chúng ta trong chiến tranh: Hiên ngang chiến đấu, hăng hái lao động và bình thản yêu thương.
“Triệu phú đô la” Khoa Pug mách nước cho Gen Z cách để mau làm giàu

“Triệu phú đô la” Khoa Pug mách nước cho Gen Z cách để mau làm giàu

Ngày đăng 28/07/2021
(Theo CafeF) - “YouTuber giàu nhất Việt Nam” Khoa Pug: Muốn mau giàu, chọn làm coder, 30 tuổi chắc chắn mua được nhà Sài Gòn. Khoa Pug vốn được cộng đồng mạng biết đến là với những chuyến đi du lịch xa xỉ, ở các resort cao cấp, ăn ở nhà hàng 5 sao. Trên MXH, anh thể hiện mình là người không bao giờ tiếc tiền chi cho bản thân. Thậm chí, khi đó, anh còn thường xuyên chơi minigame phát thẻ điện thoại cho người hâm mộ. Vì thế, không ít người bày tỏ sự tò mò với “profile” của YouTuber này.
Có được đổi nguyện vọng sau khi biết điểm 2024 không?

Có được đổi nguyện vọng sau khi biết điểm 2024 không?

Ngày đăng 19/01/2024
Có được đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT? Có giới hạn số lần hay không? Thao tác đổi nguyện vọng ra sao? Hãy cùng VTC Academy tìm hiểu nhé!
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Đừng chờ hết

Đừng chờ hết "năm COVID-19", hãy sống cho ra sống, như cha mẹ chúng ta đã từng

Ngày đăng 30/08/2021
(Theo Dân Trí) - Hãy nghĩ là chúng ta đang thời chiến với Covid-19 và cuộc chiến này có thể sẽ còn kéo dài rất lâu. Chúng ta nhất định phải sống cho ra sống, chứ đừng đợi "chờ hết năm Covid-19" mới sống tiếp. Hãy sống như cha mẹ chúng ta trong chiến tranh: Hiên ngang chiến đấu, hăng hái lao động và bình thản yêu thương.
“Triệu phú đô la” Khoa Pug mách nước cho Gen Z cách để mau làm giàu

“Triệu phú đô la” Khoa Pug mách nước cho Gen Z cách để mau làm giàu

Ngày đăng 28/07/2021
(Theo CafeF) - “YouTuber giàu nhất Việt Nam” Khoa Pug: Muốn mau giàu, chọn làm coder, 30 tuổi chắc chắn mua được nhà Sài Gòn. Khoa Pug vốn được cộng đồng mạng biết đến là với những chuyến đi du lịch xa xỉ, ở các resort cao cấp, ăn ở nhà hàng 5 sao. Trên MXH, anh thể hiện mình là người không bao giờ tiếc tiền chi cho bản thân. Thậm chí, khi đó, anh còn thường xuyên chơi minigame phát thẻ điện thoại cho người hâm mộ. Vì thế, không ít người bày tỏ sự tò mò với “profile” của YouTuber này.
Sẵn sàng chinh phục hành trình mới: VTC Academy Hà Nội tưng bừng khai giảng niên khóa 2024 - 2026

Sẵn sàng chinh phục hành trình mới: VTC Academy Hà Nội tưng bừng khai giảng niên khóa 2024 - 2026

Ngày đăng 13/09/2024
Trong không khí rộn ràng của mùa tựu trường, VTC Academy Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng niên khóa 2024 - 2026 tại Trung Tâm Văn Hóa quận Đống Đa, chính thức chào đón các tân học viên K17. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu khởi đầu mới, mở ra hành trình đầy hứa hẹn cho những tài năng trẻ, sẵn sàng chinh phục tri thức và khám phá tiềm năng của bản thân.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299