5 bí quyết “đối phó” với mọi loại đề
Giải bài tập là một trong những công việc quan trọng của việc học.
Giải bài tập giúp chúng ta vận dụng và sắp xếp lại các kiến thức đã học. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn dù đã tập giải rất nhiều dạng bài nhưng khi kiểm tra thật vẫn không làm được bài.
Các bạn thì sao?
Thực chất việc giải nhiều bài có thực sự tốt không?
Giải bài tập là làm gì?
Thêm nữa, có những loại đề bài như thế nào?
Mình sẽ chia sẻ 5 bí quyết để bạn có thể giải tất cả mọi loại đề trên đời.
1. Tăng số lượng bài lên
Khái niệm nhiều hay ít đối với mỗi người là khác nhau. Có bạn sẽ cảm thấy 20 câu hỏi là quá nhiều, có bạn lại cho rằng 50 câu vẫn quá ít, cũng có bạn dù rõ ràng còn rất nhiều câu chưa giải xong nhưng lại tự thỏa mãn: “Mình đã giải được rất nhiều câu rồi.” Bạn phải tự ước lượng một số lượng bài giải mà bạn cho là “đủ” để tăng dần số bài giải lên mỗi ngày.
2. Ngược lại, giảm số lượng bài cần giải đi
Tất nhiên cũng sẽ có những trường hợp giải quá nhiều bài. Đúng là việc luyện tập giải bài là không thể thiếu để nâng cao khả năng học nhưng nếu giải quá nhiều bài, vượt ngưỡng của bản thân sẽ khiến các bạn không nhận ra được phương pháp giải bài chung, thông dụng cho nhiều đề bài. Nghĩa là, các bạn sẽ suy nghĩ: “100 bài phải có 100 cách giải khác nhau.”
Cần nghiêm túc suy nghĩ kể cả với những đề bài cơ bản!
Xem thêm bài viết: 5 bước lập kế hoạch học tập “đỉnh của chóp”!
3. Giải bài tập phù hợp với trình độ bản thân
Các bạn có lựa chọn giải bài phù hợp với trình độ của mình không? Nếu đột nhiên tìm đề bài quá khó hoặc quá dễ để giải cũng không khiến các bạn tiến bộ được đâu.
Cụ thể hơn thì mình nghĩ các bạn hãy xem qua các đề bài một lượt, đề nào bạn cảm thấy có thể giải được khoảng 70% chính là đề thích hợp cho bạn. Hãy tập trung vào những dạng đề đó và khi bạn đã nhuần nhuyễn phương pháp cho dạng bài này, hãy “nâng cấp” độ khó với những dạng đề khó hơn.
4. Đánh dấu vào đề bài các kí hiệu OXΔ để giải bài đúng
Hãy đánh dấu các câu hỏi trong đề thi theo quy luật: “Bài đã làm được = O”, “Bài chưa làm được = X”, “Bài đã tính sai = Δ”
Quan trọng là bạn cần luyện tập để có thể biến những câu mình chưa làm được, chưa chắc chắn được đánh dấu X và Δ thành câu bạn có thể tự tin đánh dấu O.
Thay vì làm 100 câu liền một lúc, giải 30 câu 3 lần sẽ khiến bạn có hứng thú học tập hơn! Có thể sẽ có bạn thắc mắc: giải cùng một câu có được không? Thì câu trả lời là được nhé!!!
Xem thêm bài viết: Phương thuốc cho căn bệnh bất cẩn kinh niên của bạn
Hình dung nó giống như việc bạn phải trò chuyện làm quen với 100 người. Rõ ràng nói chuyện 3 lần với 30 người sẽ để lại ấn tượng hơn là nói chuyện với 100 người một lúc.
5. Luôn ý thức về việc ôn tập
Điều quan trọng nhất là bạn phải ý thức được việc học là tự thân vận động. Học tập là mục tiêu cả đời và cần phải được rèn luyện, trau dồi mỗi ngày. Bạn nên xác định mục tiêu học tập cá nhân để lên kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian học và sinh hoạt làm sao cho khoa học để từ đó chúng ra có thể đạt được hiệu quả nhất trong học tập cũng như công việc.
Kết
Nếu bạn tìm kiếm từ khóa “giải đề” trên internet sẽ cho ra rất nhiều kết quả. Nhưng việc học cần phải được mài dũa trong một khoảng thời gian dài. Bí quyết để giải mọi loại đề chính là sự rèn luyện.
Quan trọng không phải là giải nhiều bài!
Quan trọng hơn là “Giải bài gì?”, “Giải như thế nào?” và “Giải mấy lần?”!!
Bài viết này có giúp ích cho các bạn – những sĩ tử đang miệt mài “chiến đấu” với xấp đề thi chồng chất không?! Hãy cho chúng mình biết ý kiến của bạn nhé!
(Nguồn: Bí kíp cho người mới bắt đầu)