Chiến lược “Đại dương xanh” trong kinh doanh
Gay Lalibete từng là nghệ sĩ chơi đàn phong cầm, nghệ sĩ biểu diễn cà kheo và nuốt lửa, hiện là tổng giám đốc của một trong những tổ chức xuất khẩu văn hóa lớn nhất Canada – Cirque du Soleil. Được thành lập năm 1984 bởi một nhóm nghệ sĩ đường phố, Cirque đã lưu diễn ở 90 thành phố trên thế giới, phục vụ khoảng 40 triệu khán giả. Trong 20 năm, Cirque đã đạt mức doanh số mà Ringling Bros và Barnum & Bailey – hai đoàn xiếc hàng đầu thế giới mà phải mất hơn một thế kỳ mới đạt được.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Cirque diễn ra ngoài mong đợi, khi ngành kinh doanh xiếc đã và vẫn đang suy thoái dài hạn. Những loại hình giải trí thay thế như các sự kiện thể thao, truyền hình và video games đang ngày càng lấn át. Trẻ em – đối tượng khán giả chính của các rạp xiếc, thích chơi PlayStation hơn là xem xiếc. Ngoài ra, ngày càng có nhiều quan điểm chống lại việc sử dụng động vật (một phần không thể thiếu trong rạp xiếc), được dẫn đầu bởi các nhóm bảo vệ quyền động vật. Về phía nhà cung cấp, những ngôi sao biểu diễn mà Ringling và các rạp xiếc khác dựa vào để thu hút khán giả cũng thường đưa ra những yêu sách riêng. Kết quả, ngành này bị khủng hoảng trầm trọng bởi lượng khán giả giảm mạnh còn chi phí lại tăng lên. Thêm nữa là bất cứ đơn vị mới nổi nào trong ngành này sẽ phải cạnh tranh với đơn vị kỳ cựu ghê gớm mà trong phần lớn thế kỷ qua đã đặt ra những chuẩn mực của ngành.
Làm thế nào Cirque có thể tăng doanh thu gấp 22 lần trong 10 năm qua ở một môi trường kém hấp dẫn như vậy? Khẩu hiệu cho một trong những suất diễn đầu tiên của Cirque là: “Chúng ta tự đổi mới rạp xiếc”. Cirque không kiếm tiền bằng cách cạnh tranh trong vòng ranh giới của ngành hiện thời hoặc tranh giành khách hàng của Ringling hay các gánh xiếc khác. Thay vào đó, họ tạo ra một thị trường mới không bị giành giật, khiến việc cạnh tranh trở nên không thích hợp. Họ thu hút một nhóm khách hàng hoàn toàn mới, trước đây không phải là đối tượng khán giả của ngành này đó là người lớn và những khách hàng tập thể, những người thích xem kịch, nhạc kịch hoặc múa ba lê, vì vậy họ sẵn lòng bỏ ra số tiền lớn gấp vài lần so với giá vé của một suất diễn xiếc truyền thống để tận hưởng sự trải nghiệm giải trí chưa từng có.
Để hiểu được bản chất thành công của Cirque, bạn phải nhận thức được rằng thị trường bao gồm hai loại không gian riêng biệt mà chúng ta coi như đại dương đỏ và đại dương xanh. Đại dương đỏ tượng trưng cho tất cả các ngành hiện đang tồn tại. Đó là không gian thị trường đã biết và trong đại dương đỏ, ranh giới của ngành được xác định và được chấp nhận, những nguyên tắc cạnh tranh của trò chơi đều được nắm rõ. Tại đây các công ty cố gắng làm tốt hơn đối thủ của họ để nắm được thị phần lớn hơn nhu cầu hiện thời. Khi không gian đó ngày càng đông đúc, khả năng sinh lời cũng như triển vọng tăng trường đều giảm. Sản phẩm trở thành hàng hóa và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng sẽ khiến vùng nước đó nhuốm máu.
Xem thêm bài viết: Làm thế nào để chiến thắng trong cạnh tranh khuyến mãi? | VTC Academy
Đại dương xanh bao gồm tất cả những ngành hiện chưa tồn tại. Đó là khoảng trống thị trường chưa được biết đến chưa bị vẩn đục bởi sự cạnh tranh. Trong đại dương xanh, nhu cầu được tạo ra chứ không phải chiến đấu để giành được. Có rất nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng và mang lại lợi nhuận và có hai cách để tạo ra đại dương xanh. Trong một số trường hợp, các công ty có thể đưa ra các ngành hoàn toàn mới như eBay đã làm với ngành đấu giá trực tuyến. Nhưng trong đa số trường hợp, một đại dương xanh được tạo ra trong một đại dương đỏ, khi một công ty thay đổi ranh giới của một ngành hiện thời. Điều Cirque đã làm sau này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Trong khi phá bỏ ranh giới truyền thống giữa rạp xiếc và nhà hát, họ tạo ra một đại dương xanh mang lại lợi nhuận từ trong lòng đại dương đồ của ngành biểu diễn xiếc.
Cirque chỉ là một trong hơn 150 sự sáng tạo ra đại dương xanh mà chúng tôi đã nghiên cứu trong hơn 30 ngành, dựa trên những dữ liệu đã được thu thập trải dài trong hơn 100 năm. Với việc phân tích những công ty đã tạo ra những đại dương xanh và các đối thủ kém thành công hơn của họ, những người bị mắc kẹt trong đại dương đỏ. Trong quá trình nghiên cứu những dữ liệu này, có một sự thật đằng sau việc tạo ra những ngành và thị trường mới là mô hình nhất quán trong cách tư duy chiến lược – còn gọi là chiến lược đại dương xanh. Logic đằng sau chiến lược đại dương xanh bỏ qua các mô hình truyền thống vốn chú trọng vào việc cạnh tranh trong không gian thị trường hiện thời. Quả thực, có nhiều ý kiến cho rằng việc các nhà quản lý không thể nhận ra sự khác nhau giữa chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ đứng sau những khó khăn mà nhiều công ty gặp phải khi họ cố gắng thoát khỏi sự cạnh tranh.
Xem thêm bài viết: Câu chuyện thương hiệu: Sự dịch chuyển của các thế hệ | VTC Academy
Thông qua bài viết này VTC Academy mong muốn giới thiệu khái niệm chiến lược đại dương xanh và mô tả đặc điểm nhận dạng của chúng. Dựa trên đánh giá kết quả của lợi nhuận, sự tăng trưởng của các đại dương xanh và thảo luận tại sao việc tạo ra chúng ngày càng trở nên khấn thiết đối với các công ty trong tương lai. VTC Academy tin rằng hiểu biết về chiến lược đại dương xanh sẽ giúp các công ty ngày nay khi họ phải xoay xở để phát triển trong một thế giới kinh doanh ngày càng hối hả và mở rộng.