Đừng đổ lỗi cho thầy cô nữa, hãy học hành tử tế đi nào!
Bạn đã từng “nói xấu” về thầy cô của mình với lũ bạn chưa?
Bạn không hiểu thầy cô đang giảng dạy điều gì nên thành tích cứ tụt lùi?
Bạn cảm thấy tiết học của thầy giáo này cô giáo kia chán ơi là chán nên chẳng muốn học hút nào?
Bạn có từng trách cứ thầy cô giáo, đổ lỗi kết quả học tập tệ hại của mình là do phương pháp dạy của thầy cô có vấn đề?
Chúng ta sẽ có cơ hội được học với rất nhiều thầy cô giáo, chỉ tính riêng môn toán thì mỗi năm học, tùy theo thành tích mà bạn sẽ được học các thầy cô khác nhau. Nói cách khác, chỉ như vậy chúng ta đã thấy có rất nhiều thầy cô với nhiều phong cách giảng dạy khác nhau. Chình vì vậy, không thể tránh khỏi việc bạn sẽ gặp một vài thầy cô “không hợp cạ” đến mức bạn không muốn học môn đó luôn. Và thế là bạn đổ lỗi cho thầy cô là nguyên do khiến thành tích của bạn không tốt.
Đừng đổ lỗi cho thầy cô nữa, đã đến lúc bạn cần nhận thức đúng về trách nhiệm học tập của mình rồi đấy! Nếu đang như vậy, bạn cần làm gì để giải quyết vấn đề này? Đổ lỗi cho thầy cô chỉ khiến học lực của các bạn sa sút, không làm được bài kiểm tra và gặp khó khăn khi thi cử mà thôi.
1. Nhận thức được nguyên nhân là ở bản thân mình
Nếu đổ lỗi cho thầy cô giáo thì các bạn sẽ chẳng thể nỗ lực để cải thiện tình hình. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng có những người giỏi, ngược lại, dù cùng được họ một thầy cô giỏi nhưng cũng có học sinh kém. Sao các bạn không thử đặt nguyên nhân lên bản thân mình vì tự các bạn có thể thay đổi tình hình? Việc học là việc của mỗi cá nhân, vì vậy mỗi người cần tự ý thức và có trách nhiệm với việc học của mình. Thầy cô là người truyền đạt kiến thức, chúng ta phải nỗ lực để đạt thành tích tốt. Hãy tự kiểm điểm bản thân khi thành tích không như ý thay vì đổ lỗi cho người khác nhé!
2. Dù trong bất cứ môi trường nào cũng suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết
Bạn luôn chỉ trích các thầy cô nhưng liệu trong giờ học, các bạn nỗ lực được bao nhiêu? Dù là tiết của thầy cô mình không thích, các bạn vẫn có thể nỗ lực để tìm cách học được. Hãy tự hỏi bản thân: “Tiếp theo mình cần làm gì?” để từ nay về sau thử nỗ lực nhiều hơn nữa. Đổ lỗi cho người khác không giúp bạn khá hơn, hãy thôi than vãn và bắt tay vào việc học tử tế hơn. Bạn cần phải tự xây dựng một lộ trình học phù hợp với bản thân và tuân theo để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn. Có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau mà bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc thầy cô, bạn bè. Sau đó, bạn có thể tìm ra phương pháp học phù hợp cho mình.
Xem thêm bài viết: Vì sao bạn không thể tập trung học trong phòng của mình?
3. Học theo giáo trình trong các loại sách như sách giáo khoa với nhịp độ phù hợp với năng lực bản thân
Nếu như bạn không thích thầy cô giáo đó đến mức “ghét cay ghét đắng”, muốn chỉ trích thì tự bản thân các bạn hãy hành động. Chỉ cần có sách giáo khoa hoặc sách bài tập thì không có chuyện các bạn không tự học được. Các bạn cũng có thể tự học theo nhịp độ của bản thân hoặc học nhóm với bạn bè để cùng học. Như đã nói ở trên, các bạn có thể tìm hiểu nhiều phương pháp học khác nhau trên mạng, các bạn cũng có thể tìm kiếm nhiều kiến thức thú vị về môn học trên Internet đấy! Hãy tận dụng công nghệ mà bạn có!
4. Nếu cách giảng dạy của thầy cô giáo thực sự có vấn đề thì đừng chỉ trích mà hãy đề xuất ý kiến
Ví dụ có thầy cô giáo không cho đáp án các bài trong sách bài tập. Nếu bạn thực sự không thích như vậy thì đừng chỉ trích mà hãy đề xuất ý kiến. Các bạn có thể nêu ý kiến với thầy cô đó: “Dù thế nào đi nữa em cũng muốn kiểm tra kết quả nhanh. Vì em muốn được học ạ. Xin thầy cô hãy chỉ làm đáp án cho em với ạ!” Chúng ta đến trường là để học và giao lưu, đừng ngừng ngại đưa ra ý kiến góp ý cho thầy cô của bạn miễn điều đó hợp lý.
5. Học cách tư duy trong giờ học
Có thể chỉ trích thầy cô giáo, theo một khía cạnh nào đó nghĩa là bạn có cơ hội học được những thứ khác. Có bạn từng nghĩ: “Nếu là mình, mình sẽ dạy như thế này chăng?”, “Yếu tố cần thiết để trở thành giáo viên giỏi là gì?”, “Mình không thích cách dạy nào của thầy cô giáo mình ghét? Vậy tiếp theo cần làm gì?”,… Quan sát cách các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp có lẽ cũng rất thú vị đấy. Hãy thay đổi góc nhìn thử xem sao nhé!
Xem thêm bài viết: Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?
Kết
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn có ác cảm với giáo viên, đấy là một điều không thể tránh khỏi trong môi trường giáo dục. Tôi có thể liệt kê một danh sách dài hàng chục lý do khiến học trò và thầy cô không hợp nhau. Tuy nhiên, việc học cần nỗ lực và phối hợp từ thầy cô và chính bạn mới thành công.
Chỉ trích thầy cô giáo không thay đổi được gì.
Từ nay chúng ta hãy cùng nghĩ cách và áp dụng thử nhé!
Lần tới hãy thử các cách trên để thu hẹp khoảng cách với thầy cô của bạn xem!
(Nguồn: Bí kíp cho người mới bắt đầu)