Livestream | Dấu gạch nối giữa thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Livestream | Dấu gạch nối giữa thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội

Livestream | Dấu gạch nối giữa thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội

Ngày đăng 31/12/2021

Livestream event chính là cách giúp các thương hiệu tương tác trực tiếp và tạo nên sự gắn kết với khách hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động khuyến mại một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. Trong bài viết này, hãy cùng VTC Academy tìm hiểu về những ưu điểm của livestream và cách ứng dụng livestream nhằm thu hút khách hàng đạt mục tiêu kinh doanh.

Chỉ với một thiết bị di động có thể quay phim và có kết nối Internet, mỗi cá nhân đều có thể trở thành một đài truyền hình thu nhỏ, một shop thời trang có thể chốt được 50 đơn hàng chỉ trong vòng 1 tiếng online, hay 1 triệu người Việt Nam cùng theo dõi trực tiếp sự kiện ra mắt xe VinFast diễn ra tại Paris. Chỉ cần nhờ công nghệ livestream tất cả đều có thể xảy ra.

Livestream là hình thức truyền tải nội dung trực tiếp qua internet. Những thương hiệu dẫn đầu về công nghệ như Samsung, Google,… hay các thương hiệu lớn khác như Heineken, Burberry , … đều sử dụng livestream để phát trực tiếp các sự kiện ra mắt sản phẩm mới hay bộ sưu tập mới. Kể từ khi YouTube và Facebook ra mắt tính năng livestream (Facebook Live và YouTube Connect) cho phép người dùng stream video và phát trực tiếp trên trang cá nhân hoặc kênh YouTube của mình, livestream được các chuyên gia Marketing dự đoán sẽ trở thành một xu hướng quảng cáo trực tuyến mới. Livestream cũng là một trong những thành tố của mô hình Social Commerce (Thương mại điện tử tương tác) và được coi là “dấu gạch nối” giữa thương mại điện tử với các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… bởi nhiều đặc điểm nổi bật như:

Chi phí đầu tư thấp: Chỉ cần có một chiếc smartphone có thể quay phim và kết nối internet là bạn đã có thể livestream để giới thiệu về những sản phẩm mới hay những mức ưu đãi đặc biệt. Bởi thế mà đây cũng là hình thức khuyến mại tiết kiệm nhiều chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ.

Chủ động về nội dung: Các thương hiệu có được sự chủ động về thời gian, địa điểm, âm thanh, ánh sáng, đồng thời làm chủ nội dung khi livestream. Việc chuẩn bị kịch bản kỹ lưỡng là điều kiện bắt buộc để chắc chắn hoạt động livestream đi đúng định hướng đồng thời hạn chế trục trặc hay sự cố xảy ra.

Cập nhật tức thời và tương tác hiệu quả: Livestream là hình thức tương tác rất hiệu quả. Theo số liệu chưa chính thức từ Facebook, tỉ lệ bình luận trên livestream nhiều gấp 10 lần trên các video thông thường. Tương tác trực tiếp giữa người phát livestream và người xem diễn ra ngay tại thời điểm của sự kiện cùng những thông số tương tác thật là những lí do thuyết phục để các nhãn hàng chọn livestream trên mạng xã hội.

Ưu điểm nổi trội nhất của livestream là tính tương tác, kết nối tức thời giữa người livestream và người xem: Họ được trực tiếp nhìn thấy hình ảnh, giọng nói của người host livestream, đồng thời những bình luận, yêu cầu của họ được phản hồi ngay tức thì. Ngoài ra, nếu mời các KOLs hay micro influencer livestream dùng thử sản phẩm và đưa ra các lời khuyên, đánh giá về sản phẩm thì khả năng tương tác của livestream sẽ hiệu quả hơn nhiều lần. Hoa hậu Phạm Hương – ngay trong lần ra mắt bộ sưu tập đầu tiên với nhãn hàng thời trang Cocosin đã quyết định livestream toàn bộ buổi trình diễn (Fashion Show) và tiến hành bán hàng trực tiếp. Bộ sưu tập sau đó được truyền thông rộng rãi trên báo chí và mạng xã hội và đơn hàng đến cho Cocosin thì không đếm xuể. Các tiểu thương, những shop kinh doanh nhỏ trên mạng xã hội cũng là những người đầu tiên nhanh nhạy nắm bắt và ứng dụng xu hướng này.

Vậy để có livestream tốt, thu hút và đạt được mục tiêu kinh doanh cần lưu ý những gì?

Thứ nhất, hãy chuẩn bị một kịch bản chất lượng. Điều đầu tiên là cần ghi chú lại thông tin về khách hàng mục tiêu cũng như mong muốn của họ đối với sản phẩm. Tiếp đó, cần chú trọng nội dung sẽ chia sẻ, sản phẩm được giới thiệu trong livestream cùng những điểm mạnh, lợi ích của sản phẩm để thuyết phục khách hàng ra quyết định mua sắm ngay khi xem live.
Ví dụ: Nên tập trung nói về các chi tiết nổi bật của sản phẩm. Laptop bằng chất liệu nhôm nguyên khối nặng 1.5kg, được 1 đổi 1 trong 15 ngày tại cửa hàng và nếu đặt hàng trong thời gian livestream sẽ được giảm ngay 500.000 đồng. Nếu tổ chức trò chơi tương tác, bạn cần chuẩn bị quà tặng, giới thiệu cách chơi và công bố kết quả như đã thông báo.

Thứ hai, hãy lựa chọn người dẫn livestream phù hợp. Thông thường một lần livestream thường dài hơn 30 phút, bởi vậy người dẫn cần có khả năng ăn nói lưu loát, ngoại hình phù hợp. Nếu cần sự xuất hiện của các KOL hay micro influencer trong livestream, bạn cần xem xét kỹ với các tiêu chí cụ thể để “Chọn mặt gửi vàng”.

Thứ ba, chú trọng truyền thông trước livestream. Hãy thông báo trước trên Facebook cá nhân hoặc fanpage về thời gian livestream, bật mí một phần nội dung sự kiện kèm theo quà tặng hấp dẫn, đồng thời nhờ khách hàng rủ bạn bè tham gia – đây là cách tận dụng nguồn tin truyền miệng từ khách hàng để thu hút thêm người xem livestream.

Thứ tư, kiểm tra lại checklist khi livestream. Để đảm bảo buổi livestream bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới hay ra mắt bộ sưu tập mới, được thuận lợi, cần kiểm tra toàn bộ các yếu tố cần thiết trước khi lên sóng. Một chiếc điện thoại sạc đầy pin, camera rõ nét, đường truyền Internet ổn định, góc quay phù hợp, người dẫn livestream xuất hiện với gương mặt và trang phục phù hợp, các sản phẩm cần giới thiệu đã sẵn sàng. Khung cảnh khi livestream cũng nên được chọn lựa cẩn thận, các sự kiện của thương hiệu nên thiết kế backdrop với logo, nhận diện thương hiệu và tên chương trình kèm theo. Còn với sự kiện của các tiểu thương thì có thể tận dụng ngay không gian cửa hàng, nhất là với các chủ shop quần áo, livestream ngay lúc khách hàng tấp nập chọn đồ mua sắm sẽ kích thích tâm lý người xem hơn.

Một số lưu ý khác mà VTC Academy muốn đề cập khi livestream đó là hãy bắt đầu đúng giờ đã hẹn, trả lời các bình luận của người xem nhanh chóng, chú ý tới ngôn ngữ cơ thể, dùng những từ ngữ tích cực để trò chuyện. Thông thường, để livestream lan tóa được tới nhiều người hơn, các tiểu thương thường “treo” quà tặng cho người chia sẻ livestream tới nhiều hội bạn bè nhất.

Dù là một xu hướng quảng cáo trực tuyến đang mang lại hiệu quả cho mọi mô hình doanh nghiệp, nhưng với đa số trường hợp livestream chỉ được coi như một công cụ ngắn hạn. Để phân tích kỹ hơn về những đóng góp của livestream trong một chiến dịch Marketing, hãy cùng VTC Academy phân tích chiến dịch ra mắt dịch vụ 4G của Viettel. Với thông điệp “Siêu tốc độ – Khắp mọi nơi – Cho mọi người”, Viettel đã khai thác hiệu quả những sự kiện livestream trên Facebook để phô diễn tốc độ kết nối internet, truyền tải một cách khéo léo những tiện ích của dịch vụ 4G bằng các nội dung trên mạng xã hội. TVC quảng cáo “Việt Nam ơi” với 108 diễn viên đại diện cho 54 dân tộc anh em ở nhiều thế hệ, từ Bắc vào Nam là một điểm nhấn quan trọng khi khai thác niềm tự hào dân tộc, đồng thời thể hiện khả năng phủ sóng đến mọi miền tổ quốc của 4G Viettel. Ngoài ra, Viettel còn tổ chức các sự kiện livestream với sự tham gia của Á hậu Tú Anh để trực tiếp giải đáp thắc mắc của khách hàng, mini-game trúng thẻ cào khiến cho khán giả yêu thích và không ngừng tương tác. Chiến dịch tiếp tục giữ lửa vào năm 2018 với đại nhạc hội hoành tráng “Viettel – Kết nối triệu tâm hồn yêu bóng đá”. Một ngày trước đêm diễn, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, các bạn trẻ Sài Gòn được thỏa sức tham gia các trò chơi về chủ đề bóng đá cùng hotgirl Kiều Trinh, MC Mù Tạt, Sa Tế. Sự kiện được livestream bởi Hoa Vinh – một trong những hiện tượng livestream 2018. Tất cả các hoạt động này đều được kết nối chặt chẽ với đội ngũ bán hàng của Viettel để khách hàng có thể ngay lập tức mua sim 4G với mức giá ưu đãi ngay tại sự kiện hoặc mua online.

Livestream đang lan tỏa ấn tượng nhờ vào các ưu điểm vượt trội mà không một hình thức tương tác nào trước đây có được. Để tối đa hóa hiệu quả của livestream, doanh nghiệp nên tìm phương án tận dụng hiệu ứng lan tỏa khi livestream từ đó tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Livestream tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển với mạng 4G, sự mở rộng của trang thương mại điện tử, dịch vụ giao hàng trực tuyến và sự đa dạng của ngành Fintech (Công nghệ tài chính) thông qua các ví điện tử. Khi tất cả cơ sở hạ tầng dành cho livestream đều tiến lên một bước đây sẽ không còn đơn thuần là một công cụ nhỏ trong hoạt động khuyến mại nữa, mà sẽ trở thành một phần quan trọng nhằm tối ưu chiến lược sản phẩm, thương hiệu và bán hàng của từng chủ doanh nghiệp.

| Tags |

Bài viết khác
Chăm sóc khách hàng - Bộ phận cứu nguy cho những khủng hoảng truyền thông

Chăm sóc khách hàng - Bộ phận cứu nguy cho những khủng hoảng truyền thông

Ngày đăng 31/12/2021
Để thực hiện bài viết này, VTC Academy đã tiến hành phỏng vấn với một chuyên gia thiết kế trải nghiệm khách hàng, hiện đang là Giám đốc chăm sóc khách hàng của một công ty dịch vụ. Bài viết là sự tổng hợp những chia sẻ về bộ bí quyết xây dựng khung phòng chống khủng hoảng truyền thông dựa trên triết lý lấy khách hàng làm trung tâm. Thông qua góc nhìn thực tế từ doanh nghiệp đã vươn lên từ một startup trở thành một tên tuổi lớn trong lĩnh vực Giáo dục - Công nghệ - dịch vụ, VTC Academy hy vọng sẽ đem lại những lời khuyên hữu ích để bạn đọc cảm thấy phòng vệ trước khủng hoảng là một điều hết sức gần gũi và luôn cần tồn tại song song cùng hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. 
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và mục tiêu tạo thiện cảm thương hiệu với thế hệ khách hàng mới

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và mục tiêu tạo thiện cảm thương hiệu với thế hệ khách hàng mới

Ngày đăng 31/12/2021
Khi định nghĩa về khoảng cách thế hệ, tài liệu của Công ty tư vấn quản lý MCG đã trích dẫn một câu nói của nhà văn Anh nổi tiếng George Orwell , tạm dịch là: “Người ở thế hệ này luôn hình dung mình khôn ngoan hơn thế hệ trước và sáng suốt hơn thế hệ sau". Không chỉ khác biệt về tuổi tác, các thế hệ sẽ rất khác nhau về suy nghĩ, quan điểm, phong cách sống,... Những khác biệt đó mang tính thời đại và khó có thể xoay chuyển được.
Bài viết khác
Chăm sóc khách hàng - Bộ phận cứu nguy cho những khủng hoảng truyền thông

Chăm sóc khách hàng - Bộ phận cứu nguy cho những khủng hoảng truyền thông

Ngày đăng 31/12/2021
Để thực hiện bài viết này, VTC Academy đã tiến hành phỏng vấn với một chuyên gia thiết kế trải nghiệm khách hàng, hiện đang là Giám đốc chăm sóc khách hàng của một công ty dịch vụ. Bài viết là sự tổng hợp những chia sẻ về bộ bí quyết xây dựng khung phòng chống khủng hoảng truyền thông dựa trên triết lý lấy khách hàng làm trung tâm. Thông qua góc nhìn thực tế từ doanh nghiệp đã vươn lên từ một startup trở thành một tên tuổi lớn trong lĩnh vực Giáo dục - Công nghệ - dịch vụ, VTC Academy hy vọng sẽ đem lại những lời khuyên hữu ích để bạn đọc cảm thấy phòng vệ trước khủng hoảng là một điều hết sức gần gũi và luôn cần tồn tại song song cùng hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. 
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và mục tiêu tạo thiện cảm thương hiệu với thế hệ khách hàng mới

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và mục tiêu tạo thiện cảm thương hiệu với thế hệ khách hàng mới

Ngày đăng 31/12/2021
Khi định nghĩa về khoảng cách thế hệ, tài liệu của Công ty tư vấn quản lý MCG đã trích dẫn một câu nói của nhà văn Anh nổi tiếng George Orwell , tạm dịch là: “Người ở thế hệ này luôn hình dung mình khôn ngoan hơn thế hệ trước và sáng suốt hơn thế hệ sau". Không chỉ khác biệt về tuổi tác, các thế hệ sẽ rất khác nhau về suy nghĩ, quan điểm, phong cách sống,... Những khác biệt đó mang tính thời đại và khó có thể xoay chuyển được.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299