Phương thuốc cho căn bệnh bất cẩn kinh niên của bạn
Cho mình hỏi câu này, có ai trong chúng ta chưa từng gây ra lỗi do bất cẩn không?
Những sai sót, cẩu thả, bất cẩn, nhầm lẫn của chúng ta đôi khi gây ra những tình huống hài hước, nhưng hầu hết đều dẫn tới kết quả xấu.
Bản thân mình cũng hay tính sai hoặc nhìn nhầm đáp án khi thi trắc nghiệm. Trong bài thi chỉ sai một câu thôi, các bạn cũng có thể mất 1-2 điểm đấy. Nếu chỉ bất cẩn một lần thì không sao. Nhưng phần lớn chúng ta thường sai vài lần chứ không chỉ một lần!
Mình tổng kết được những người bất cẩn thường có những đặc điểm sau:
- Chưa đọc hết câu hỏi đã cắm đầu cắm cổ giải bài.
- Dùng công thức tính toán dễ nhầm lẫn! (Trong môn toán chẳng hạn)
- Không biết phân bổ thời gian làm bài hợp lý.
- Đã bất cẩn làm sai nhưng vẫn không rút kinh nghiệm.
Những bạn có tính cẩu thả có hay có những hành động trốn tránh, buông xuôi hoặc đổ lỗi.
Bạn có từng xin xỏ thầy cô giáo: “Chỗ này em chỉ bất cẩn nên điền sai, cho em một điểm (hoặc nửa điểm) đi mà!”
Hay bạn chỉ dừng lại ở mức nghĩ rằng: “Lần sau mình sẽ cẩn thận hơn” nhưng sau đó vẫn đâu hoàn đấy…
Đã đến lúc bạn cần phải thay đổi thói quen xấu này rồi đấy. Mình sẽ cho bạn vài lời khuyên để “chữa” bệnh bất cẩn của bạn.
1. Kiểm tra lại bài vở của bạn trước khi nộp
Bạn có đang nhìn nhận lại bản thân không? Chúng ta ai cũng từng mắc lỗi, nhưng chỉ cần sau khi gây ra lỗi, chúng ta nhận ra và sửa chữa là tốt rồi.
Những bạn thường xem lại bài kiểm tra và ôn tập kiến thức thì khi đi thi, kiểm tra trên lớp sẽ có đủ thời gian để xem lại bài. Chỉ cần dành 3 phút lại bài làm thôi cũng được, các bạn nên thử nhé.
Xem thêm bài viết: 5 bước lập kế hoạch học tập “đỉnh của chóp”!
2. Học hỏi những người giỏi hơn để cải thiện phương pháp học của bạn
Những người giỏi luôn có bí quyết riêng cho việc học của họ. Bạn hãy tiếp thu những phương pháp và mẹo của họ để tìm ra cách làm bài nhanh chóng và dễ hiểu hơn.
3. Viết công thức thật cẩn thận
Ngày trước mình đã từng nghĩ: “Người thông minh là người chỉ tính nhẩm trong đầu rồi giản lược quá trình tính toán đó, chỉ viết ngắn gọn kết quả ra giấy.”
Nhưng vốn dĩ “kĩ năng cao cấp đó” không hề dành cho những người hay tính sai. Cho nên, đừng cố tỏ ra thật giỏi giang, đừng giản lược quá trình tính toán. Nếu bạn là một người hay quên và hay nhầm lẫn các công thức, hãy viết ra giấy nháp tất cả kiến thức cần thiết trước bắt tay vào làm bài. Điều này sẽ hạn chế nhầm lẫn của bạn.
4. Gạch chân trọng tâm câu hỏi, đánh dấu vào câu hỏi và đọc kĩ đề bài
Những người làm sai thường do không chịu đọc kỹ đề bài.
Vì vậy, trước khi làm bài, hãy đọc sơ qua hết đề bài, gạch chân những điểm quan trọng, sàng lọc ra những nội dung chính. Bí quyết ở đây là bạn hãy chú thích luôn vào đề. Mình đã dùng cách này để giảm thiểu sai sót của bản thân và rất thành công đấy!
Xem thêm bài viết: Bí kíp ôn tập trước kỳ thi để đạt kết quả cao
5. Hiểu được rằng chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể quyết định kết quả đỗ – trượt
Lỗi bất cẩn liệu có thực sự là lỗi nhỏ hay không? Một điểm tuy ít nhưng cũng là điểm. Trên thực tế, đỗ hay trượt cũng chỉ khác biệt 1, 2 điểm đó thôi. Để không phải khóc trên trường thi thì từ bây giờ các bạn hãy nỗ lực trong các bài kiểm tra hàng ngày và các bài thi thử nhé. Bạn phải tự hiểu rõ tầm quan trọng của điểm số khi tham gia vào kỳ thi Quốc gia – nơi mà bạn sẽ phải “chiến đấu” với hàng trăm, hàng nghìn thí sinh đến từ khắp nơi trên đất nước.
Kết
Chúng ta đều biết dù chỉ một lỗi nhỏ cũng khiến cho kết quả bạn mong muốn không được như ý. Bất cẩn không phải tính cách, đó là do thói quen của mỗi người tạo thành. Vì vậy, để chữa tính bất cẩn, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và nỗ lực để thay đổi.
Tiếp tục trốn tránh những thất bại nhỏ có thể sẽ dẫn đến thất bại lớn sau này!
Người dễ sai sót không phải là người sẽ tiếp diễn sai sót của mình.
Hy vọng rằng 5 cách làm trên đây sẽ giúp bạn phần nào khắc phục được tính bất cẩn của mình. Để những cách làm này hiệu quả, bạn cần phải sớm rèn luyện được tính cẩn thận và cầu toàn trong mọi việc. Chúc bạn may mắn!
(Nguồn: Bí kíp cho người mới bắt đầu)