STEM: Mô hình giáo dục tích hợp, mở rộng cánh cửa hướng nghiệp
Hiện tại các bạn học sinh cấp ba và các bạn sinh viên đang đứng trước nhu cầu tích hợp giữa học và làm, giữa lý thuyết và thực tế, giữa các ngành với nhau và quan trọng hơn là tích hợp kỹ năng, kiến thức và thái độ. Nhằm giải quyết một những vấn đề, thách thức mô hình giáo dục STEM ra đời để đáp ứng mục tiêu khi hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức liên ngành cũng như đổi mới sáng tạo khi học và hành cùng nhau.
STEM là viết tắt của các từ như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Mô hình giáo dục STEM nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học giải quyết các vấn đề cụ thể. Trong quá trình đào tạo, các kiến thức và kỹ năng được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp người học không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành thông qua tư duy sáng tạo đổi mới và làm việc chung theo dự án. Những học viên sử dụng giáo dục STEM đều có các kết quả tốt như thấu hiểu kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic; giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
Quan trọng hơn, trong quá trình học tập, thông qua tương tác và làm việc nhóm, các kỹ năng mềm cũng như thái độ được phát triển tự nhiên và bền vững. Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association – NSTA) thành lập năm 1944 đã đề xuất ra khái niệm giáo dục STEM với định nghĩa: “STEM sử dụng tiếp cận liên ngành trong quá trình học truyền tải các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc lồng ghép với các bài học và trải nghiệm trong thế giới thực. Thông qua đó, người học áp dụng các kiến thức đa ngành đa lĩnh vực vào trong các bối cảnh cụ thể giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới”. STEM mang trong mình cách tiếp cận đa ngành so với đơn ngành của giáo dục truyền thống. Các kiến thức đa ngành được giảng dạy cho người học tạo ra những hứng thú cũng như thử thách. Việc tiếp cận đa ngành cũng bắt buộc người giảng dạy cần phải có kiến thức đa ngành hoặc các giảng viên cũng phải làm việc chung để tạo kết nối khi thực hiện giảng dạy đa ngành đa chức năng. Chính sách đổi mới này đã kích thích cả hai phía giảng viên và học viên tạo những giá trị tối đa cho khóa học.
Thứ hai, yêu cầu giải quyết các bài toán thực tế đã gắn kết lớp học với cuộc sống vì vậy tạo ra hứng thú từ người học. Họ thấy được các giá trị hữu hình thay vì các tiết học lý thuyết nhàm chán. Kết quả quá trình học tập chính là giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống hay từ chính đòi hỏi của người học. Bên cạnh đó, việc học từ thực tiễn chính là cách học sâu sắc và bền vững nhất. Mô hình STEM đã giải quyết vấn đề lâu là đòi hỏi của giáo dục – kết nối từ trường học, cộng đồng, doanh nghiệp, xã hội.
Tham gia quá trình đào tạo không đủ là các thầy cô mà còn là chuyên gia, vai trò của mạng xã hội tri thức mở. Lớp học giảng viên, chuyên gia, học viên tất cả được nhúng trong thế giới phẳng sử dụng các công cụ và công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. Lớp học thực sự trở nên lớp học kết nối với tri thức và nền kinh tế toàn cầu. Điểm khác biệt thứ tư đó chính là STEM không phải là dấu chấm hết khi học viên học xong lớp học hay dự án. Các học viên sau khi hiệu được giá trị của khát khao và sáng tạo cũng như thấy được giá trị của công cụ và công nghệ mới khi giải quyết những bài toán của chính bản thân. Họ sẽ tiếp tục trở nên những công dân cả cuộc đời của họ để giải quyết những bài toán và thách thức mới hoàn toàn với tâm thể STEM đã được hình thành. Đây chính là giá trị cao nhất của giáo dục – khai phóng sức mạnh tiềm ẩn của mỗi bản thân người học. Tóm lại mô hình STEM chính là phương pháp phù hợp để giúp cho người học hoàn thiện STEM trong những kỹ năng, thái độ và kiến thức đa ngành nghề nhằm đáp ứng các thách thức của công nghệ thế kỷ 21. STEM không những giúp cho cá nhân khám phá bản thân bên trong mà còn định hướng và suy nghĩ về những thách thức của tương lai. Mỗi cá nhân thông qua dự án STEM sẽ hiểu được bản thân mình, hiểu công nghệ, hiểu các áp lực sẽ gặp phải trong tương lai để từ đó tự có định hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân tốt hơn.