Lập trình đa nền tảng là gì? Công cụ lập trình đa nền tảng
VTC Academy VTC Academy
Lập trình đa nền tảng là gì? Công cụ lập trình đa nền tảng

Lập trình đa nền tảng là gì? Công cụ lập trình đa nền tảng

Ngày đăng 10/08/2022

Lập trình đa nền tảng chính là phương pháp giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc phát hành một ứng dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau. Vậy Lập trình đa nền tảng là gì? Cùng VTC Academy tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé.

Lập trình đa nền tảng là gì?

Lập trình đa nền tảng là việc viết và xây dựng phần mềm, ứng dụng hay chương trình máy tính cho nhiều nền tảng hoặc môi trường phát triển phần mềm khác nhau. Cụ thể, các kỹ sư phần mềm và lập trình viên sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra một sản phẩm có thể hoạt động ở nhiều hệ điều hành hoặc với nhiều loại thiết bị nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Với lập trình đa nền tảng, các nhà phát triển chỉ cần viết code một lần và sau đó tái sử dụng, điều này giúp việc tạo ra một sản phẩm được diễn ra nhanh chóng hơn.

lap trinh da nen tang la gi

Để lập trình đa nền tảng mobile, các nhà phát triển thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình trung gian như HTML, JavaScript và CSS – không chạy được trên các thiết bị và hệ điều hành. Sau đó, các ứng dụng này sẽ được đóng gói vào các vùng chứa ứng dụng gốc (native app) và tích hợp vào các nền tảng khác nhau.

Các ngôn ngữ lập trình đa nền tảng được các lập trình viên ưa thích gồm có như Java, C ++ và JavaScript.

Ưu điểm của lập trình đa nền tảng

Là một lập trình viên, trước khi tạo ra bất cứ phần mềm nào, bạn cũng cần quyết định hệ điều hành hay thiết bị mà phần mềm của bạn sẽ hỗ trợ. Mỗi hệ điều hành sẽ có một số lượng người dùng với sở thích riêng biệt. Vì vậy, nếu bạn chỉ lựa chọn phát triển phần mềm ở một số hệ điều hành nhất định, bạn có thể sẽ mất đi một số lượng đáng kể người dùng.

uu diem cua lap trinh da nen tang

Với lập trình đa nền tảng, các doanh nghiệp không còn phải trải qua tình huống này nữa. Nó cho phép các nhà phát triển các ứng dụng di động chạy trên nhiều hệ điều hành đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng. Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc lập trình đa nền tảng có thể giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Giảm chi phí và thời gian phát triển

Việc tạo ra nhiều phiên bản cho nhiều hệ điều hành khác nhau từ một ứng dụng gốc sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Thay vào đó, lập trình một ứng dụng đa nền tảng sẽ cho phép các doanh nghiệp phát triển một ứng dụng duy nhất cho nhiều hệ điều hành khác nhau. Điều này sẽ giúp tiết được thời gian và giảm chi phí đáng kể trong việc lập trình.

giam chi phi va tiet kiem thoi gian

Ngoài ra, code được sử dụng để tạo các ứng dụng đa nền tảng có thể được sử dụng lại nhiều lần, vì vậy các nhà phát triển ứng dụng có thể khai thác thư viện đã được mã hóa trước đó để phát triển các ứng dụng mới hiệu quả hơn. Bất kỳ đoạn code nào đã được sử dụng cho ứng dụng di động trước đó cũng đều có thể được sử dụng lại trong các ứng dụng di động có liên quan sau này.

Bảo trì dễ dàng

Khi chỉ có một ứng dụng cho tất cả các nền tảng thì việc bảo trì và cập nhật chúng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể đồng bộ hóa các bản cập nhật trên tất cả các nền tảng, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Chỉ với một ứng dụng di động đa nền tảng duy nhất , việc tạo ra ứng dụng đó không chỉ nhanh hơn mà việc kiểm tra chất lượng mỗi lần có lỗi cũng trở nên đơn giản hơn.

bao tri de dang

Bên cạnh đó, các ứng dụng đa nền tảng được cập nhật tự động cho tất cả người dùng thông qua internet. Do đó, người dùng luôn có thể có phiên bản mới nhất của ứng dụng.

Tích hợp dễ dàng với lưu trữ đám mây

Các ứng dụng di động được lập trình đa nền tảng có thể được dễ dàng tích hợp vào đám mây cho các dịch vụ lưu trữ. Việc phát triển một ứng dụng tương thích gần như toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tất cả các lợi ích tiết kiệm chi phí mà dịch vụ lưu trữ đám mây mang lại. Bảo mật cũng dễ xử lý hơn vì chỉ có một ứng dụng để bảo mật thay vì nhiều ứng dụng khác nhau.

tich hop de dang voi luu tru dam may

Thời gian phát hành ứng dụng nhanh hơn

Vì không cần tạo các ứng dụng khác nhau cho nhiều nền tảng khác nhau, những nhà phát triển có thể xây dựng và xuất bản các ứng dụng đó trên nhiều cửa hàng ứng dụng cùng một lúc. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp cận tất cả người dùng mục tiêu của mình trên bất kỳ nền tảng nào như Android, iOS hoặc windows cùng lúc và nhanh hơn.

thoi gian phat hanh ung dung nhanh hon

Thực hiện dễ dàng

Có rất nhiều công nghệ cung cấp các giải pháp đa nền tảng giúp các nhà phát triển thực hiện thay đổi cho nhiều hệ điều hành khác nhau. Theo đó, các lập trình viên có thể lập trình bằng ngôn ngữ lập trình HTML và sau đó chuyển đổi nó cho các nền tảng khác nhau. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể tạo ra các ứng dụng trên các nền tảng mà họ đã biết và sau đó chuyển đổi chúng theo ý muốn của họ đến các nền tảng khác.

thuc hien de dang

Những công cụ lập trình đa nền tảng phổ biến

Flutter

Flutter, một SDK (công cụ và phần mềm dùng để phát triển ứng dụng) do Google phát hành, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng cấp doanh nghiệp hiệu suất cao trên nhiều nền tảng bằng cách sử dụng một codebase (cơ sở mã) duy nhất.

flutter

Công cụ của Flutter chủ yếu được viết bằng ngôn ngữ lập trình C ++, hỗ trợ hiển thị mức độ thấp và giao diện với các SDK dành cho nền tảng như của iOS và Android. Bên cạnh đó, Flutter cũng sử dụng Dart, ngôn ngữ lập trình có thể dễ dàng hiểu được bởi các nhà phát triển Java.

React Native

Được viết bằng JavaScript, React Native là một trong những công cụ phát triển ứng dụng di động đa nền tảng tốt nhất để tạo ứng dụng cho cả Android và iOS. Công cụ này giúp diễn giải mã nguồn và chuyển đổi nó thành các phần tử gốc trong một khung thời gian ngắn.

react native

Nó không chỉ tương thích cao với các chức năng bảo mật của bên thứ ba mà còn chiếm ít dung lượng bộ nhớ. React Native đơn giản hóa quy trình phát triển ứng dụng và đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể chạy ứng dụng trên cả hai nền tảng ngay lập tức mà không làm giảm chất lượng của ứng dụng.

Được Facebook giới thiệu vào tháng 3 năm 2015, React Native được 42% nhà phát triển ưu ái sử dụng để phát triển ứng dụng. Nó cho phép họ viết các mô-đun bằng nhiều ngôn ngữ bản địa khác nhau như Java, Swift, C ++, Objective và Python.

Adobe PhoneGap

Adobe PhoneGap là một framework mã nguồn mở lý tưởng để lập trình ứng dụng đa nền tảng thông qua ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript cho iOS, Android, Blackberry và Windows. Đây là một công cụ hữu ích cho những lập trình viên lần đầu tiên phát triển một ứng dụng đa nền tảng.

Adobe PhoneGap

Các công cụ gỡ lỗi của PhoneGap giúp bạn kiểm tra cơ sở mã trong JavaScript và cộng tác với các lập trình viên khác để cải thiện hiệu suất ứng dụng.

Ngoài ra, tính năng ‘Hydration” của PhoneGap cũng cho phép bạn hợp lý hóa việc phát triển ứng dụng bằng cách gửi các bản cập nhật cho những người đã dùng ứng dụng trước đó. Điều này đảm bảo rằng mọi người đều được sử dụng phiên bản mới nhất, từ đó loại bỏ mọi sự chậm trễ trong quá trình cập nhật.

Appcelerator

Appcelerator là một trong những công cụ phát triển ứng dụng iOS dễ sử dụng nhất. Công cụ lập trình đa nền tảng này cho phép bạn viết một mã JavaScript duy nhất trong quá trình tạo ra các ứng dụng gốc cho cả Android, Windows và iOS với hiệu suất công nghệ đám mây.

appcelerator

Bạn có thể tham khảo thêm: Lập trình iOS

Với framework có mã nguồn mở, Appcelerator trở nên nhanh nhẹn và phù hợp nhất để sửa chữa những sai sót thông qua thử nghiệm di động tự động. Ngoài ra, bạn có thể phát hiện lỗi, sự cố và thực hiện các sửa đổi khác để tăng hiệu suất của ứng dụng. Các nhà phát triển Appcelerator sử dụng Hyperloop, một API đa nền tảng ấn tượng cho phép bạn sử dụng trực tiếp các API của Android và iOS bằng JavaScript.

Xamarin

Xamarin là một nền tảng mã nguồn mở và là một trong những công cụ phát triển ứng dụng Android hàng đầu. Được phát hành bởi Microsoft, các nhà phát triển có thể sử dụng giấy phép Microsoft Visual Studio của để truy cập Xamarin.

xamarin

Bạn có thể tham khảo thêm: Lập trình Android

Các ứng dụng được xây dựng trên công cụ lập trình đa nền tảng này trông giống như các ứng dụng gốc bởi vì Xamarin sử dụng các giao diện gốc. Công cụ này cũng đi kèm với rất nhiều tính năng như chỉnh sửa code, thiết kế giao diện người dùng và gỡ lỗi.

Bạn thấy đó, các ứng dụng đa nền tảng mang lại khá nhiều lợi ích về mặt thời gian cũng như chi phí cho các doanh nghiệp, vì vậy các lập trình viên có khả năng lập trình đa nền tảng đang là một trong những cá nhân được săn đón nhất trong ngành lập trình. Để có thể hiểu rõ hơn về lập trình đa nền tảng, bạn nên theo học khóa học lập trình phần mềm. VTC Academy chúc bạn thành công.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

Ngày đăng 09/08/2022
Nếu bạn muốn xây dựng phần mềm tốt hơn nhanh hơn, DevOps chính là thứ mà bạn đang tìm. Cùng VTC Academy tìm hiểu xem DevOps là gì nhé!
VTC Academy ký kết hợp tác tuyển dụng với Công ty TNHH Co-Well Asia

VTC Academy ký kết hợp tác tuyển dụng với Công ty TNHH Co-Well Asia

Ngày đăng 22/07/2022
Lễ kí kết hợp tác tuyển dụng giữa Học viện Công nghệ thông tin và Thiết kế (VTC Academy) và Công ty TNHH Co-Well Asia đã diễn ra vô cùng mỹ mãn.
Cách tính điểm xét học bạ THPT 2024 nhanh chóng và chính xác nhất

Cách tính điểm xét học bạ THPT 2024 nhanh chóng và chính xác nhất

Ngày đăng 22/01/2024
Các bạn có thể tham khảo bài viết để biết cách tính điểm học bạ của mình chính xác, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn trường, ngành cho phù hợp.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

Ngày đăng 09/08/2022
Nếu bạn muốn xây dựng phần mềm tốt hơn nhanh hơn, DevOps chính là thứ mà bạn đang tìm. Cùng VTC Academy tìm hiểu xem DevOps là gì nhé!
VTC Academy ký kết hợp tác tuyển dụng với Công ty TNHH Co-Well Asia

VTC Academy ký kết hợp tác tuyển dụng với Công ty TNHH Co-Well Asia

Ngày đăng 22/07/2022
Lễ kí kết hợp tác tuyển dụng giữa Học viện Công nghệ thông tin và Thiết kế (VTC Academy) và Công ty TNHH Co-Well Asia đã diễn ra vô cùng mỹ mãn.
Logo là gì? Những điều cần lưu ý khi thiết kế logo

Logo là gì? Những điều cần lưu ý khi thiết kế logo

Ngày đăng 02/02/2024
Trong bài viết này, VTC Academy sẽ giới thiệu cho bạn logo là gì, tầm quan trọng logo đối với doanh nghiệp và các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế logo. Click xem ngay nhé!

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299