Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ! | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Ngày đăng 24/06/2021

Khi nói đến thiết kế, việc kết hợp màu sắc hoàn hảo là bí quyết để có một tác phẩm bắt mắt. Đó là một trong những bước quan trọng nhất để Designer tạo ra một thiết kế đẹp. Màu sắc làm cho thiết kế sinh động và thu hút hơn, thậm chí đôi lúc chúng còn ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta.

Làm thế nào để có thể phối hợp các màu sắc để sản phẩm thiết kế của bạn trông đẹp mắt và truyền tải đúng thông điệp mà bạn muốn gửi gắm? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn vài mẹo để chơi đùa cùng màu sắc, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về 1 số nguyên tắc sử dụng màu sắc trong thiết kế nhé!

Thuật ngữ về màu sắc

Dưới đây là một số thuật ngữ về màu sắc mà các bạn Designer cần biết:

  • Slue: Tên gọi của màu (như đỏ hay cam)
  • Saturation: Độ đậm nhạt của màu
  • Shade: Được tạo ra bằng cách thêm các sắc đen vào màu gốc
  • Tint: Được tạo ra bằng cách thêm các sắc trắng vào màu gốc

Màu sắc có cảm xúc

Màu sắc sẽ đánh thức cảm xúc của người xem, ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người xem, đặc biệt trong Marketing và Sales. Nắm được ý nghĩa màu sắc sẽ giúp bạn sử dụng và phối hợp chúng dễ dàng để bộc lộ được ý nghĩa thiết kế của bạn.

  • Đỏ: Thể hiện sự nguy hiểm, sôi nổi, thích thú; thường hay xuất hiện ở thiết kế quảng cáo đồ ăn và những bữa tiệc
  • Xanh: Thể hiện sự sạch sẽ, trí tuệ, sự chuẩn xác và sự trung thực; thường hay xuất hiện ở các công ty tài chính, nước giải khát
  • Vàng: Thể hiện sự vui tươi, phấn khởi và cởi mở; thường hay xuất hiện ở các môn thể thao, dịch vụ giải trí và sản phẩm trẻ em
  • Xanh lá: Thể hiện sự yên bình, gần gũi, tươi mới và tin cậy; thường hay xuất hiện trong các sản phẩm liên quan tới môi trường, bảo hiểm, bất động sản, các chiến dịch và hoạt động.
  • Cam: Thể hiện sự trẻ trung, nhiệt tình, hài hước và thành công; thường hay xuất hiện trong các bìa sách kinh doanh/thành công, sức khỏe và môi trường
  • Tím: Thể hiện sự lãng mạn, đam mê, thanh lịch và huyền ảo; thường hay xuất hiện ở các tiệc cưới, thời trang và trang sức
  • Trắng: Thể hiện sự trong sáng, hòa bình, tự nhiên và sang trọng; thường hay xuất hiện ở trang phục cưới, khách sạn, làm đẹp và mỹ phẩm
  • Đen: Thể hiện sự quyền lực, bí ẩn, cá tính và buồn bã; thường hay xuất hiện trong các bìa tạp chí, đồ uống có cồn mạnh, thời trang cao cấp và phim ảnh

Xem thêm bài viết: Nghệ thuật vẽ Line trong thiết kế

Phối màu thế nào nếu bạn mới chỉ là “con gà”?

1. Hai màu tối:

Sử dụng 2 màu tối dùng cho chữ và để nhấn mạnh một nội dung, hình ảnh. Phải đủ tối để viết được chữ và đọc được.

2. Hai màu sáng:

Dùng 2 màu sáng dùng làm background. Phải đủ sáng để viết được chữ lên và đọc được.

3. Một màu chủ đạo:

Đây sẽ là màu chính trong thiết kế của bạn. Phải sáng, tươi và bắt mắt. Đây là màu cần phải được quyết định đầu tiên ngay từ những bước brainstorm ý tưởng.

4. Một màu trung tính:

Màu này có thể dùng làm background nhằm làm nổi bật các yếu tố khác. Sử dụng màu trung tính để bảng màu phối của bạn nhìn dịu mắt hơn.

5. Một màu tương phản:

Màu này sẽ được dùng để làm nổi bật 1 hoặc nhiều yếu tố cần thiết trong thiết kế. Sử dụng màu tương phản cũng là yếu tố cần thiết để tạo ra sự đột phá cho thiết kế của bạn.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn tự học thiết kế đồ họa cơ bản

Trên đây chỉ đơn thuần là 1 vài các cách kết hợp thường gặp, nhiều bảng màu đỏ không tuân theo quy luật này sẽ vẫn đẹp khi sự sáng tạo được kết hợp với các kiến thức căn bản.

Do đó, bạn hãy cân nhắc lựa chọn màu sắc cho phù hợp để đạt được mục đích mong muốn một cách dễ dàng hơn.

  • Hãy nghĩ về việc bạn sẽ dùng màu như thế nào trong các sản phẩm và website của mình
  • Thử nghiệm trước và chắc chắn rằng mọi màu sắc được sử dụng đều ok khi đặt cạnh nhau
  • Học hỏi và lắng nghe từ nhiều luồng ý kiến 1 cách có chọn lọc
  • Hãy chắc chắn là bảng màu này thể hiện được đúng và rõ ràng thông điệp bạn muốn nói thông qua tác phẩm của mình

Kết

Màu sắc trong thiết kế rất quan trọng. Màu sắc sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thiết kế và nhận diện thương hiệu của bạn, vì vậy bạn cần có sự am hiểu về màu sắc để phối hợp được chúng.

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Ngày đăng 24/06/2021
Một Designer sẽ không thể đi xa được nếu thiếu đi hành trang là nền tảng lý thuyết. Màu sắc bạn chọn có phù hợp với thông điệp bạn muốn gửi đi không? Bố cục của bạn đang gặp phải vấn đề gì? Font chữ của bạn liệu có phải là một lựa chọn đúng đắn? Tất cả những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời nếu như bạn đã có một nền tảng kiến thức chắc chắn.
Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Ngày đăng 23/06/2021
Nếu bạn có để ý quan sát tới các bản thiết kế và các hình minh họa được ra mắt trong vòng 5 năm trở lại đây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng có một số lượng lớn được phối cảnh ở cùng một góc chiếu mang tên là góc chiếu đẳng cự (isometric). Sau khi phong cách thiết kế phẳng (flat design) bị bỏ lại sau một thời kỳ dài thống trị mặt bằng thiết kế, isometric là một trong những xu hướng thay thế được ưa chuộng nhất. Bài viết này sẽ đi sâu vào những đặc điểm chính của góc chiếu kỳ lạ này, cũng như cách áp dụng nó trong việc thiết kế và vẽ minh họa.
Sự kiện mới nhất
Bài viết khác
Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Ngày đăng 24/06/2021
Một Designer sẽ không thể đi xa được nếu thiếu đi hành trang là nền tảng lý thuyết. Màu sắc bạn chọn có phù hợp với thông điệp bạn muốn gửi đi không? Bố cục của bạn đang gặp phải vấn đề gì? Font chữ của bạn liệu có phải là một lựa chọn đúng đắn? Tất cả những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời nếu như bạn đã có một nền tảng kiến thức chắc chắn.
Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Ngày đăng 23/06/2021
Nếu bạn có để ý quan sát tới các bản thiết kế và các hình minh họa được ra mắt trong vòng 5 năm trở lại đây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng có một số lượng lớn được phối cảnh ở cùng một góc chiếu mang tên là góc chiếu đẳng cự (isometric). Sau khi phong cách thiết kế phẳng (flat design) bị bỏ lại sau một thời kỳ dài thống trị mặt bằng thiết kế, isometric là một trong những xu hướng thay thế được ưa chuộng nhất. Bài viết này sẽ đi sâu vào những đặc điểm chính của góc chiếu kỳ lạ này, cũng như cách áp dụng nó trong việc thiết kế và vẽ minh họa.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299