Những khái niệm cơ bản của Cách mạng 4.0 | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Những khái niệm cơ bản của Cách mạng 4.0

Những khái niệm cơ bản của Cách mạng 4.0

Ngày đăng 18/07/2021

Theo Gartner, công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng Công nghiệp 4.0) xuất phát từ khái niệm “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Khái niệm “Industrie 4.0” là xây dựng một nền công nghiệp, trong đó kết nối các hệ thống nhúng (embedded system) và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong hệ thống này.

Nhưng có lẽ GS. Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới mới là người được xem là tạo ra thuật ngữ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Ông đã định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: “Cách mạng Công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.”

Theo GS Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay là “không có tiền lệ lịch sử”. Đây là một cách nói có phần hơi “sáo rỗng” vì có cuộc cách mạng nào xảy ra có tiền lệ đâu. Cách mạng đi đôi với việc tạo ra những biến chuyển chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng vì ý nghĩa của từ Cách mạng (revolution) mà có nhiều người chưa đồng ý lắm với khái niệm này , chỉ cho rằng giai đoạn hiện nay là một sự tiến hóa (evolution) quan trọng của cuộc Cách mạng Công nghiệp từ thế kỷ thứ XVIII, qua ba giai đoạn.

Lịch sử đã ghi nhận 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp hay sự tiến hóa của công nghiệp, làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế – xã hội của thế giới. Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước. Cuộc cách mạng thứ 2 là sự xuất hiện của điện năng và lần thứ 3 là sự bùng nổ của tin học và tự động hóa.

Khi so sánh với các cuộc cách mạng hay sự tiến hóa của công nghiệp trước đây, phiên bản 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang gây nên những “đứt gãy” (disruption) trong hầu hết ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Sự biến đổi sâu sắc này giúp ta củng cố khái niệm về một cuộc cách mạng.

Tuy nhiên, cách mạng hay tiến hóa là những từ ngữ không quá quan trọng. Cái mà chúng ta cần hiểu rõ là: Những biến chuyển đang xảy ra hiện nay là rất to lớn và với tốc độ nhanh khiến bản thân mỗi người không nhận thức đầy đủ.

Những thành tố quyết định của Cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng Công nghiệp bao gồm 3 lĩnh vực chính: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Trên lĩnh vực Công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy hải sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), máy học (Machine Learning – ML), Internet vạn vật (Internet of Things – IoT), dữ liệu lớn (Big Data),…

Với lĩnh vực Vật lý là những robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự hành (Autonomous Cars), các vật liệu mới (Graphene, Stanine, Skutterudite, Tetrahedrite,…), siêu vật liệu, pin mặt trời, công nghệ nano,…

Xem thêm bài viết: Chuyển mình vững vàng trong từng bước sóng công nghệ

Cơ hội và thách thức

Chưa bao giờ con người đứng giữa những cơ hội và thách thức lớn đến vậy. Tác động rõ rệt nhất của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh hơn, với những tính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn (như khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ, cùng sức lao động bền bỉ, năng suất cao). Dự báo đến khoảng năm 2030 hay 2035, trí tuệ nhân tạo sẽ có trí thông minh ngang một người bình thường. Và sau giai đoạn này, trí tuệ nhân tạo sẽ vượt con người trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống.

Hiện nay, thị trường việc làm vốn đã rất gay gắt bởi những cuộc cạnh tranh giữa người với người, người ta còn phải cạnh tranh thêm với cả robot. Có thể hình dung, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tiến tới loại bỏ những công việc phổ thông hoặc mang tính chất lặp đi lặp lại, thay thế toàn bộ bằng robot. Nhưng đồng thời, nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề cao, tư duy sáng tạo, thực hiện những công việc phức tạp, làm chủ máy móc, thiết kế những robot thông minh lại tăng lên. Những công việc mang tính “con người” sẽ vẫn tồn tại trong một giai đoạn dài nữa.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp này sẽ tác động trực tiếp tới nguồn lao động trong vài năm tới. Đối tượng chịu ảnh hưởng chính là những sinh viên đang học tập hôm nay.

Trong 10 – 20 năm tới đây, người lao động sẽ làm những công việc mà bây giờ họ còn chưa biết chúng là gì và thậm chí công việc ấy hiện nay chưa tồn tại. Nếu bạn còn ngồi trên ghế giảng đường phụ thuộc hoàn toàn vào những cuốn giáo trình được soạn cách đây hàng thập kỷ, bạn sẽ là ai khi bước ra thế giới đang không ngừng biến đổi ngoài kia?

Theo các chuyên gia, trong thời đại mới sẽ không còn ai quan tâm đến một tấm bằng hình thức, đến nguồn gốc xuất thân hay những mối quan hệ. Trong tương lai, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có thực lực, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội hơn, người đó sẽ có cơ hội có việc làm. Nếu cứ giữ lối tư duy ỷ lại, sinh viên xem như tự đoán trước kết cục cho mình và gia nhập một giai cấp mà sử gia Yuval Harari – tác giả của best seller Sapiens “Lược sử về loài người hay Homo Deus: Lược sử về tương lai” gọi là “giai cấp vô dụng” (useless class).

Xem thêm bài viết: Virtual Reality: Thực tế ảo – Cơ hội thật

Kết

Thế giới năng động, con người càng phải năng động hơn. Bạn cần chủ động học hỏi không ngừng, đón đầu xu hướng thậm chí sáng tạo ra xu hướng thay vì chờ đợi kiến thức được chuyển giao cho mình một cách thụ động. Chúng ta sẽ chiến thắng và làm chủ robot, hay thất bại và bị đào thải, phụ thuộc vào sự chuẩn bị từ lúc này.

(Nguồn: Hướng nghiệp 4.0 – Ths. Vũ Tuấn Anh – Ths. Đào Trung Thành )

| Tags |

Bài viết khác
Tác động kinh tế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Tác động kinh tế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ngày đăng 18/07/2021
Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghệ đang bùng nổ sẽ báo hiệu cho những thay đổi mang tính hiện tượng về kinh tế, xã hội, văn hóa mà gần như không thể dự đoán. Cuộc CMCN 4.0 có một tác động rất lớn và toàn diện tới nền kinh tế toàn cầu, đến mức khiến các nền kinh tế khó có thể thoát khỏi một hiệu ứng riêng lẻ nào.
Virtual Reality: Thực tế ảo - Cơ hội thật

Virtual Reality: Thực tế ảo - Cơ hội thật

Ngày đăng 13/07/2021
Virtual Reality (Thực tế ảo) thường được viết tắt là VR, đang là một trong những công nghệ đang được săn đón ở rất nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực. Vậy VR là gì và chúng đang được ứng dụng ra sao? Cơ hội nào cho Designer khi VR đang lớn hơn từng ngày? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Bài viết khác
Tác động kinh tế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Tác động kinh tế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ngày đăng 18/07/2021
Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghệ đang bùng nổ sẽ báo hiệu cho những thay đổi mang tính hiện tượng về kinh tế, xã hội, văn hóa mà gần như không thể dự đoán. Cuộc CMCN 4.0 có một tác động rất lớn và toàn diện tới nền kinh tế toàn cầu, đến mức khiến các nền kinh tế khó có thể thoát khỏi một hiệu ứng riêng lẻ nào.
Virtual Reality: Thực tế ảo - Cơ hội thật

Virtual Reality: Thực tế ảo - Cơ hội thật

Ngày đăng 13/07/2021
Virtual Reality (Thực tế ảo) thường được viết tắt là VR, đang là một trong những công nghệ đang được săn đón ở rất nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực. Vậy VR là gì và chúng đang được ứng dụng ra sao? Cơ hội nào cho Designer khi VR đang lớn hơn từng ngày? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299