CV là gì? Hướng dẫn cách tạo CV ấn tượng cho người mới
VTC Academy VTC Academy
CV là gì? Hướng dẫn cách tạo CV ấn tượng cho người mới

CV là gì? Hướng dẫn cách tạo CV ấn tượng cho người mới

Ngày đăng 27/02/2023

Một chiếc CV chuyên nghiệp sẽ thể hiện được những điểm mạnh và “chất riêng” của bạn đến nhà tuyển dụng. Để làm nổi bật CV của mình, bạn cần phải trau dồi các kỹ năng cũng như kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển, điều này đòi hỏi bạn phải biết cách viết một CV ấn tượng và độc đáo. Vậy làm thế nào để sở hữu một chiếc CV chuyên nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu về CV là gì và cách hướng dẫn tạo CV chuyên nghiệp cùng VTC Academy nhé.

CV là gì?

CV (Curriculum Vitae – sơ yếu lý lịch) là một bản tóm tắt toàn diện về trình độ học vấn, kinh nghiệm và thành tích của một cá nhân, thường được sử dụng trong quá trình xin việc làm để tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Các thông tin trong CV nên trình bày ngắn gọn và bao gồm những thông tin cơ bản về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, giải thưởng, ấn phẩm và các thành tích liên quan khác của người sở hữu. Điều quan trọng là phải điều chỉnh CV sao cho phù hợp với công việc đang ứng tuyển để nổi bật so với các ứng viên khác.

cv-là-gì

CV là gì? (Nguồn: Internet)

Một bản CV chuyên nghiệp sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên phù hợp với doanh nghiệp, chính vì vậy chuẩn bị CV chỉn chu sẽ là bước đầu tiên giúp cho các ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy cùng tìm hiểu cách tạo CV ấn tượng ở những phần tiếp theo nhé.

Tầm quan trọng của CV

Hiện nay, CV được xem là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét năng lực của từng ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa doanh nghiệp hay không. Thông thường, một vị trí sẽ có khá nhiều hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng không có đủ thời gian để phỏng vấn từng người, chính vì vậy một CV ấn tượng sẽ giúp họ chọn lọc được những ứng viên phù hợp với nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp.

Trong bộ hồ sơ xin việc, CV là loại giấy tờ được quan tâm hơn cả bởi là công cụ lý tưởng để ứng viên thể hiện “chất riêng” của mình, đồng thời nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan hơn về ứng viên. Đó là những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong tuyển dụng, vì thế tìm hiểu cách viết CV chuyên nghiệp là bước đầu tiên mà ứng viên cần nắm rõ khi đi xin việc.

Hướng dẫn cách tạo CV hiệu quả

Vậy là chúng ta đã hiểu rõ hơn CV là gì rồi đấy, bước tiếp theo VTC Academy Plus sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo CV hiệu quả và ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng nhé.

Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển

Sẽ thật khó nếu như bạn muốn tiếp cận ai đó nhưng lại không có chút thông tin nào về họ, đối với quá trình tìm việc làm cũng vậy. Bạn cần hiểu rõ về yêu cầu và mô tả công việc để có cái nhìn tổng thể hơn về doanh nghiệp cũng như điều chỉnh CV phù hợp với vị trí mà mình ứng tuyển. Điều này không chỉ tạo CV hiệu quả mà còn giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng hơn về bạn.

Thiết kế CV gọn gàng, đầy đủ thông tin

Một bản CV chỉn chu và đầy đủ về thông tin của ứng viên sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhiều hơn những CV sơ sài khác. Để thiết kế CV gọn gàng và chỉn chu về giao diện thì bạn phải phác thảo trước về bố cục, cấu trúc rõ ràng. Tiếp theo đó là các mục thông tin sẽ chia thành từng phần khác nhau cùng tiêu đề riêng biệt. Bạn nên để vị trí ứng tuyển và lời giới thiệu về bản thân ở dòng đầu tiên của CV nhằm thể hiện được mong muốn hoặc kế hoạch của bạn về công việc sắp tới.

Đối với các tiêu đề lớn như thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc,… bạn có thể tô đậm để chúng nổi bật hơn trong CV của bạn. Đối với phần nội dung thông tin nhỏ hơn thì bạn nên sử dụng gạch đầu dòng hoặc các bullet points để sắp xếp thông tin. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho vào quá nhiều thông tin, chỉ liệt kê 1-2 gạch đầu dòng đơn giản về kinh nghiệm làm việc, thành tích nổi bật hoặc các chứng chỉ của mình. Ngắn gọn và súc tích là hai từ khóa quan trọng trong việc tạo CV ấn tượng.

Đầy đủ từ khóa, thông tin liên quan

Bên cạnh những thông tin cá nhân thì các kỹ năng liên quan cũng rất quan trọng trong CV. Những yếu tố này giúp nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng thế mạnh của bạn có liên quan đến công việc hay không. Từ khóa về các kỹ năng có thể bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, tùy theo vị trí mà bạn ứng tuyển mà sử dụng các từ khóa khác nhau.

Đối với các kỹ năng cứng, bạn có thể viết chúng vào mục “Kỹ năng” trong CV nếu bạn từng có kinh nghiệm đi làm với tính chất công việc tương tự. Bạn nên chọn lọc những kỹ năng cần thiết và nổi bật đưa vào CV để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Song, đối với kỹ năng mềm thì lại được đánh giá dựa theo cảm nhận và trải nghiệm của mỗi người. Bạn có thể lồng ghép khéo léo những kỹ năng mềm vào phần mô tả kinh nghiệm làm việc để CV của mình trở nên thuyết phục hơn. Chẳng hạn như kỹ năng giải quyết vấn đề, thay vì chỉ ghi tên kỹ năng đơn thuần thì bạn có thể “khoe” kỹ năng của mình qua mô tả kinh nghiệm như “phân tích và tìm giải pháp tối ưu website và trải nghiệm của người dùng, giảm 25% bounce rate trên website trong 3 tháng”.

Hãy nhớ rằng, CV của bạn được xét duyệt bởi nhà tuyển dụng và dùng để đối chiếu cho các vòng phỏng vấn. Chính vì vậy, đừng quá tham lam đưa vào quá nhiều những kỹ năng mà mình không biết hoặc liên quan đến vị trí ứng tuyển của mình nhé.

Sử dụng phông chữ cơ bản

Để CV trở nên chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng những phông chữ đơn giản và thân thiện với người xem. Những phông chữ viết tay sáng tạo sẽ không có “đất dụng võ” trong trường hợp này bởi vì chúng gây khó khăn cho nhà tuyển dụng để nhận diện thông tin CV của bạn. Theo nhiều chuyên gia thì Arial và Times New Roman là hai phông chữ phổ biến nhất khi thiết kế CV. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các mẫu phông chữ đơn giản, phổ biến khác cho CV của mình như Calibri, Helvetica,…..

Lưu CV dưới định dạng phù hợp

Hiện nay, CV thường được lưu dưới dạng file .docx (Microsoft Word) hoặc là PDF. Tuy nhiên, trước khi tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp thì ứng viên thường trước CV qua email cho nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, để CV được chỉn chu và không bị lỗi trong quá trình gửi thì các ứng viên thường lựa chọn định dạng PDF. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu tên file theo cú pháp [Họ Tên]_[Vị trí ứng tuyển] để nhà tuyển dụng dễ dàng chọn lọc CV của bạn nhé. Một số doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu cú pháp đặt tên tên riêng cho ứng viên của họ để tiện lưu trữ và phân loại. Thông thường nếu có, bộ phận tuyển dụng sẽ ghi rõ trong Job Description (Mô tả công việc), bạn hãy để ý nhé!

Một CV chuyên nghiệp sẽ như thế nào?

Nếu như chỉ đọc sơ về lý thuyết thì chắc hẳn bạn sẽ chưa hình dung được CV hoàn chỉnh sẽ như thế nào đúng không nào? Ở phần tiếp theo này, VTC Academy sẽ giới thiệu với bạn bố cục của một chiếc CV hoàn chỉnh để bạn dễ dàng “thao túng tâm lý” nhà tuyển dụng.

Thông tin cá nhân (Personal Information/ Contact)

CV là một công cụ giúp bạn thể hiện bản thân của mình đối với nhà tuyển dụng thì chắc chắn không thể nào thiếu đi những thông tin cá nhân của chủ sở hữu, đồng thời nhà tuyển dụng cũng có thể nắm sơ bộ những thông tin cá nhân về bạn hơn. Những thông tin đó có thể bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email liên hệ,… VTC Academy khuyên bạn nên để đầy đủ họ tên và sử dụng tên thật của mình thay vì biệt danh nhé.

giới-thiệu-ngắn-gọn-về-bản-thân

Giới thiệu ngắn gọn về bản thân (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm một đoạn giới thiệu ngắn về bản thân cũng như mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn về quá trình phát triển công việc trong tương lai để nhà tuyển dụng thấy sự cầu tiến của bạn. Hãy nên giới thiệu ngắn gọn thôi nhé vì sẽ còn những thông tin khác trong CV tạo cơ hội cho bạn thể hiện hết khả năng của bản thân.

Trình độ học vấn (Education)

Ở mục này, bạn lựa chọn và liệt kê các thông tin như trường đại học, chuyên ngành, thời gian học tập, điểm trung bình GPA cho toàn khóa học,….có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nếu bạn có những đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các đề án, khóa học thêm về các kỹ năng thì có thể thêm vào để tăng sự ấn tượng.

trình-độ-học-vấn

Liệt kê đầy đủ trình độ học vấn của bạn (Nguồn: Internet)

Kinh nghiệm làm việc (Work Experiences)

Đây cũng là phần quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá về năng lực của bạn. Bạn nên liệt kê rõ các công ty, vị trí đảm nhiệm, chuyên môn và những công việc chính mà bạn đã từng thực hiện. Tuy nhiên, cũng tương tự những mục khác, bạn chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm hoặc công việc mà thể hiện được năng lực cũng như liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Có thể bạn từng làm những công việc bán thời gian tại các dịch vụ nhà hàng ăn uống nhưng chuyên ngành của bạn lại theo Marketing thì bạn chỉ nên ghi vào những công việc, kinh nghiệm bạn có được liên quan đến Marketing thay vì là lĩnh vực F&B.

kinh-nghiệm-làm-việc

Trình bày những công việc/dự án nổi bật (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, bạn nên trình bày thông tin theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất, đây cũng được xem là hình thức trình bày được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Ngoài ra, nếu bạn theo học những nhóm ngành sáng tạo như Marketing, kiến trúc, thiết kế,… thì bạn có thể gửi kèm theo portfolio những dự án/sản phẩm mà bạn đã từng thực hiện để nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ hơn về năng lực chuyên môn của bạn.

Xem thêm bài viết: Portfolio là gì?

Kỹ năng đạt được (Skills)

Như đã trình bày ở phần trước, ở mục kỹ năng bạn nên sử dụng những từ khóa liên quan đến vị trí ứng tuyển của mình, có thể là những kỹ năng chuyên môn đã được học trong nhà trường, kỹ năng rèn luyện được trong công việc và những kỹ năng mềm khác.

kỹ-năng-làm-việc

Bạn cũng có thể đưa vào những chứng chỉ chuyên ngành liên quan (Nguồn: Internet)

Chẳng hạn như bạn ứng tuyển vào vị trí 3D Animator thì bạn nên đưa vào những kỹ năng liên quan đến kỹ xảo hoạt hình như sử dụng các phần mềm chuyên dụng, kỹ năng sáng tạo, quản lý công việc đa nhiệm, kỹ năng làm việc nhóm,…. Ngoài ra, nếu như bạn có chứng chỉ hoặc tham gia các khóa học liên quan thì có thể đưa thêm vào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Hoạt động ngoại khóa, sở thích (Hobby)

Bạn liệt kê các hoạt động thiện nguyện, hoạt động cộng đồng, công tác học sinh sinh viên đã tham gia và đưa ra trách nhiệm, vai trò và thành tựu (nếu có) khi tham gia các hoạt động này. Bên cạnh đó, bạn có thể trình bày một số sở thích có liên quan tới vị trí ứng tuyển.

Người tham chiếu (tham khảo)

Người tham chiếu (Reference) là những người từng làm việc với bạn trong một dự án/kế hoạch nào đó ở công ty cũ. Đây là những người chứng kiến, ghi nhận những nỗ lực làm việc của bạn và cũng sẽ là người “cam kết” với nhà tuyển dụng năng lực làm việc của bạn trong môi trường mới.

người-tham-chiếu

Trình bày đầy đủ thông tin của người tham chiếu (Nguồn: Internet)

Để có được mục tham chiếu rõ ràng và chính xác nhất, bạn nên lựa chọn người có khả năng tin tưởng và tinh thần trách nhiệm cao. Sau khi xác định người tham chiếu, bạn cần liệt kê những thông tin cơ bản về người đó bao gồm họ tên, chức vụ, mối quan hệ của bạn và người đó, tên công ty, địa chỉ và thông tin liên lạc của người tham chiếu. Với những thông tin rõ ràng giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xác minh và mức độ tin cậy của bạn trong mắt nhà tuyển dụng cũng được tăng cao.
Hoạt động ngoại khóa, sở thích (Hobby)

Bạn liệt kê các hoạt động thiện nguyện, hoạt động cộng đồng, công tác học sinh sinh viên đã tham gia và đưa ra trách nhiệm, vai trò và thành tựu (nếu có) khi tham gia các hoạt động này. Bên cạnh đó, bạn có thể trình bày một số sở thích có liên quan tới vị trí ứng tuyển.

Những sai lầm phổ biến khi viết CV

Lỗi chính tả

Đây là lỗi phổ biến thường bắt gặp ở rất nhiều CV. Trước khi gửi CV ứng tuyển, bạn nên kiểm tra một lượt CV của mình để sửa lỗi chính tả kịp thời. Bởi nếu xuất hiện lỗi chính tả, dù nhỏ đến đâu cũng sẽ khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đồng thời cũng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy dành ra một ít thời gian để kiểm tra lại CV trước khi gửi đi nhé.

Câu từ chưa chỉn chu

Khi trình bày, bạn nên hạn chế dùng những từ ngữ quá khó hiểu, mang nhiều nghĩa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vì điều này có thể gây ra sự hiểu lầm không đáng có nhưng bạn lại không kịp thời giải thích với nhà tuyển dụng. Bạn nên sử dụng những từ ngữ thông dụng, đơn giản để nhà tuyển dụng có thể hiểu được những gì bạn muốn truyền tải qua CV. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến ngữ pháp để câu văn mạch lạc và dễ hiểu hơn.

Nói quá về kinh nghiệm làm việc

Khi trình bày những điểm mạnh và năng lực làm việc của bản thân, nên tránh việc nói quá lên hay tự tin quá mức về năng lực của mình. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn là kiểu người tự mãn và không có sự khiêm tốn. Đồng nghĩa với việc, bạn sẽ không nhận được ấn tượng tốt đến từ nhà tuyển dụng và không được đánh giá cao cho việc ứng tuyển vào công ty.

Chưa nhất quán cách trình bày

Khi viết CV, bạn nên nhất quán trong cách trình bày và nội dung chẳng hạn như sử dụng chung 1 font chữ cho toàn bài, sử dụng gạch chân, viết hoa tô đậm để highlight hay liệt kê các cột mốc quan trọng, thành tích đáng chú ý. Điều này giúp bố cục của CV được trình bày rõ ràng và cũng là để nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin nổi bật nhanh hơn.

Bạn nên chú ý một số lỗi phổ biến trên để tránh sai sót và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.

Một số mẫu CV ấn tượng và chuyên nghiệp tạo cảm hứng cho bạn

Với một số mẫu CV chuyên nghiệp này có thể giúp bạn có được nguồn cảm hứng và thiết kế cho mình một CV hoàn chỉnh và sang chảnh. Một CV tốt nên được điều chỉnh cho phù hợp với vị trí hoặc công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển. Cùng tham khảo một số mẫu CV sau đây nhé.

mẫu-cv-chỉn-chu

mẫu-cv-3d-animation

Mẫu CV chỉn chu của ngành Kỹ xảo hoạt hình (Nguồn: Internet)

Nếu bạn đang theo học ngành Kỹ xảo Hoạt hình 3D thì đây chính là mẫu CV chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể thiết kế bố cục của CV theo sở thích riêng của mình, nhưng hãy nhớ là phải trình bày rõ ràng để người xem tránh bị rối mắt nhé. Sau đó, bạn trình bày những thông tin và kỹ năng chuyên môn của mình, có thể thấy được nếu bạn học ngành Kỹ xảo Hoạt hình 3D thì kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm là trọng yếu nhất và những khóa học liên quan về hoạt hình. Hãy trau dồi thêm các kỹ năng chuyên môn để CV trở nên chuyên nghiệp hơn nhé.

Xem thêm bài viết: TVC 3D Animation – Xu hướng của thời đại mới

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được CV là gì cũng như cách hướng dẫn để tạo CV chuyên nghiệp và thu hút được nhà tuyển dụng. Hãy bắt tay vào tạo cho mình một chiếc CV chuyên nghiệp ngay từ bây giờ để nắm lấy cơ hội ứng tuyển vào vị trí, công ty mà mình yêu thích. Theo dõi VTC Academy để cập nhật nhanh nhất những bài viết thú vị và hữu ích.

 

 

Tài liệu tham khảo

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Portfolio là gì? 4 bước tạo ra một Portfolio ấn tượng và chuyên nghiệp

Portfolio là gì? 4 bước tạo ra một Portfolio ấn tượng và chuyên nghiệp

Ngày đăng 27/02/2023
Portfolio hiện nay được xem như một thứ không thể thiếu trong quy trình ứng tuyển. Hãy cùng VTC Academy tìm hiểu portfolio là gì qua bài viết sau nhé!
Học bổng tài năng VTC Academy năm 2023: Hơn 414 suất học bổng lên đến 14 tỷ đồng

Học bổng tài năng VTC Academy năm 2023: Hơn 414 suất học bổng lên đến 14 tỷ đồng

Ngày đăng 24/02/2023
Hàng năm, VTC Academy đã trao nhiều học bổng cho các bạn trẻ tài năng, có đam mê với lĩnh vực Thiết kế, Công nghệ thông tin và Digital Marketing.
Nhật Bản thiếu nhân lực, cơ hội nào cho người trẻ Việt Nam?

Nhật Bản thiếu nhân lực, cơ hội nào cho người trẻ Việt Nam?

Ngày đăng 09/05/2024
Trong khoảng 3 thập kỷ, Nhật Bản giữ vững vị trí là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy, sự già hoá dân số đang là thách thức lớn nhất mà đất nước mặt trời mọc phải đối mặt. Và họ buộc phải tìm cách giải quyết nếu muốn giữ vững vị trí của mình trong cuộc đua kinh tế và công nghệ.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Portfolio là gì? 4 bước tạo ra một Portfolio ấn tượng và chuyên nghiệp

Portfolio là gì? 4 bước tạo ra một Portfolio ấn tượng và chuyên nghiệp

Ngày đăng 27/02/2023
Portfolio hiện nay được xem như một thứ không thể thiếu trong quy trình ứng tuyển. Hãy cùng VTC Academy tìm hiểu portfolio là gì qua bài viết sau nhé!
Học bổng tài năng VTC Academy năm 2023: Hơn 414 suất học bổng lên đến 14 tỷ đồng

Học bổng tài năng VTC Academy năm 2023: Hơn 414 suất học bổng lên đến 14 tỷ đồng

Ngày đăng 24/02/2023
Hàng năm, VTC Academy đã trao nhiều học bổng cho các bạn trẻ tài năng, có đam mê với lĩnh vực Thiết kế, Công nghệ thông tin và Digital Marketing.
Trực tiếp phỏng vấn cùng doanh nghiệp Thành Vinh Holdings: Học viên VTC Academy nhận việc ngay tại chỗ

Trực tiếp phỏng vấn cùng doanh nghiệp Thành Vinh Holdings: Học viên VTC Academy nhận việc ngay tại chỗ

Ngày đăng 06/11/2024
Vừa qua, tại VTC Academy Đà Nẵng đã diễn ra một sự kiện đáng nhớ kết hợp cùng Thành Vinh Holdings - công ty kinh doanh đa ngành hàng trên sàn thương mại điện tử. Sự kiện đặc biệt này mang đến cho các bạn trẻ cơ hội tiếp cận thực tế với doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu và đặc biệt có thể nhận được việc làm ngay tại chỗ.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299