Bootstrap giúp chúng ta tiết kiệm thời gian lập trình web thế nào?
Định nghĩa về Bootstrap
Bootstrap là một framework được phát triển bởi Twitter – mạng xã hội nổi tiếng ngang với facebook trên thế giới. Bootstrap là một tập hợp các thuộc tính, giá trị có sẵn giúp các web web designer tiết kiệm thời gian thực hiện một dự án web không phải tạo thêm các đoạn mã css, javascript, html, font trong khi chúng lặp đi lặp lại.
Nếu bạn muốn theo đuổi con đường lập trình web full-stack, học thêm kiến thức về Boostrap sẽ giúp ích trong quá trinh làm việc của bạn.
Xem thêm: Lộ trình để trở thành một Full-Stack Developer 2018
Xem thêm: Làm chủ lập trình web full-stack với 7 phương pháp
Bootstrap miễn phí hay tính phí?
Cũng giống như hầu hết các framework hiện nay, bootstrap là một framework thuộc dạng Open Source. Chính vì vậy chúng ta có thể sử dụng miễn phí mà không lo vấn đề bản quyền mà lại hoàn toàn miễn phí cũng như được nâng lên các phiên bản cao hơn.
Lịch sử hình thành framework Bootstrap
Bootstrap ban đầu có tên Twitter Blueprint, được phát triển bởi Mark Otto và Jacob Thornton làm việc tại Twitter trong khuôn khổ tạo ra sản phẩm có tính thống nhất cao và là sản phẩm cây nhà lá vườn của chính Twitter. Lý do hình thành là do có quá nhiều thư viện khác nhau dấn đến mỗi lần nâng cấp thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sản phẩm của công ty và từ đó Mark Otto và Jacob Thornton đã nghiên cứu và cho ra đời framework bootstrap.
Sau một vài tháng phát triển bởi một nhóm nhỏ, nhiều nhà phát triển tại Twitter đã bắt đầu đóng góp cho dự án như công việc hàng ngày của các nhà phát triển Twiitter.
Twitter Blueprint được phát hành chính thức vào ngày 19 tháng 8 năm 2011 dưới dạng Open Source tức là mã nguồn mở với tên mới: Bootstrap.
Kể từ đó nó vân được tiếp tục duy trì phát triển bởi nhóm nhỏ các nhà phát triển cốt lõi cũng như cộng đồng rộng lớn đóng góp vào framework.
Đến 31 tháng 1 năm 2012 thì phiên bản Bootstrap 2 được phát hành. Phiên bản này được thêm vào các bố trí dạng lưới 12 cột với thiết kế tùy biến responsive cho nhiều màn hình kích thước.
Tiếp sao bản số 2 là bản Bootstrap 3 được công bố vào 19 tháng 8 năm 2013 với xu hướng phù hợp với thiết bị di động thông minh.
Vào ngày 29 tháng 10 2014, Mark Otto công bố bản kế tiếp là Bootstrap 4 đang được phát triển. Các phiên bản alpha đầu tiên của Bootstrap 4 được triển khai trên 19 tháng 8 năm 2015.
Tính năng của Bootstrap
Bootstrap tương thích hầu hết các trình duyệt hiện đại ngày nay như: Google Chrome, Firefox, Internet Explorer, Opera, Safai, Edge,…
Khả năng thích ứng với các kích thước màn hình thiết bị cao như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính.
Kể từ phiên bản Bootstrap 4 đã bổ sung thêm Saas và hỗ trợ Flexbox.
Cấu trúc và chức năng của Bootstrap
Bootstrap được thiết kế theo dạng module, chính vì vậy nó hoàn toàn dễ dàng tích hợp với hầu hết các bộ mã nguồn mở như: WordPress, Joomla, Magento, NukeViet,…
Bootstrap cho phép bạn tùy chỉnh framework trước khi tải về sử dụng ngay tại trang web của framework.
Framework đã tích hợp các stylesheets đã được định nghĩa theo cách cơ bản nhất và bạn chỉ việc tích hợp với HTML
Tái sử dụng các thành phần trong vấn đề lặp đi lặp lại trên website.
Tích hợp sẵn Jquery và bạn chỉ việc sử dụng khai báo đúng thì các tính năng nó sẽ có trong quá trình bạn lập trình web.
Bootstrap định nghĩa sẵn glyphicons giúp giảm tối đa việc sử dụng hình ảnh làm icon và tăng tốc độ tải trang.
Chúc các bạn thành công với Bootstrap nhé!
Hãy bắt đầu sự nghiệp của bạn bằng việc tham gia khóa học lập trình web full-stack cơ bản và nâng cao tại Học viện VTC, nơi mọi ước mơ của bạn sẽ nhanh chóng được thực hiện.
Khóa học chuyên nghiệp Lập trình Web Full-stack:
Khóa học dành cho:
|