Brand Guideline là gì? Các yếu tố cần có trong 1 Brand Guideline tiêu chuẩn
Trong thế giới tiếp thị cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh là chìa khóa để thành công. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần có một bộ Brand Guideline tiêu chuẩn giúp quản lý thương hiệu một cách thống nhất và hiệu quả. Trong bài viết này, cùng VTC Academy khám phá Brand Guideline là gì, tầm quan trọng và các thành phần cấu thành nên một Brand Guideline tiêu chuẩn.
Brand Guideline là gì?
Khái niệm Brand Guideline
Brand Guideline hay còn được gọi là bộ quy chuẩn thương hiệu là một cuốn cẩm nang, bao gồm các quy định về việc quảng bá thương hiệu giúp khách hàng nhận ra thương hiệu. Brand Guideline giúp doanh nghiệp thiết kế logo, bao bì, ấn phẩm truyền thông, website và các chiến dịch marketing theo một phong cách nhất quán trong suốt quá trình triển khai.
Brand Guideline được biên soạn dưới dạng một cuốn sách. Bộ nhận diện thương hiệu sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách xây dựng và phát triển chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp. Brand Guideline được phát triển dựa trên mô hình định vị thương hiệu BrandKey. Để có được bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, hoàn chỉnh, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và xây dựng.
Công dụng và vai trò của Brand Guideline với thương hiệu
Để đạt được hiệu quả cao trong các chiến dịch truyền thông, Brand Guideline là một yếu tố không thể thiếu. Vai trò của Brand Guideline với doanh nghiệp bao gồm:
- Xây dựng câu chuyện hoàn chỉnh cho thương hiệu:
Một trong những vai trò chính của Brand Guideline là xây dựng một câu chuyện hoàn chỉnh cho thương hiệu. Điều này giúp cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thương hiệu đến tất cả các bên liên quan. Những thông tin này cung cấp cái nhìn tổng quan về thương hiệu, bao gồm định hướng kinh doanh, sứ mệnh và vị trí của thương hiệu trên thị trường.
- Đảm bảo tính nhất quán trong các hoạt động kinh doanh của thương hiệu:
Brand Guideline cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính nhất quán trong các hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Từ đó, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm, thiết kế của doanh nghiệp đều tuân thủ một quy chuẩn chung. Điều này giúp thương hiệu của bạn dễ dàng được nhận diện trên thị trường cạnh tranh.
Brand Guideline cũng sẽ là tài liệu hướng dẫn cụ thể cho các chiến dịch truyền thông của công ty. Bạn có thể sử dụng nó như một tiêu chuẩn để thực hiện các hoạt động truyền thông. Các tiêu chuẩn này giúp định hướng phong cách và đảm bảo tính liên kết và nhất quán cho doanh nghiệp.
- Giúp thương hiệu tiết kiệm thời gian và ngân sách:
Brand Guidline cũng giúp thương hiệu tiết kiệm rất nhiều thời gian và ngân sách, đặc biệt là đối với những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế. Khi có Brand Guideline, bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian để điều chỉnh và tìm kiếm các thông tin quy chuẩn cho các sản phẩm thiết kế. Các mẫu có sẵn trong Brand Guideline cũng giúp bạn dễ dàng định hướng cho các thiết kế cho thương hiệu hơn.
Brand Guidline bao gồm những gì?
Khi nhắc đến Brand Guideline, người ta thường thắc mắc Brand Guideline gồm những gì? Mỗi bộ Brand Guideline của thương hiệu sẽ có những quy định và chỉ dẫn riêng biệt, tuy nhiên chúng không chỉ bao gồm lịch sử hình thành, sứ mệnh, logo, slogan mà còn gồm màu sắc đại diện, font chữ, phong cách thiết kế của thương hiệu,… mang đặc trưng riêng. Ngoài ra, một số Brand Guidline của doanh nghiệp còn bao gồm các quy chuẩn về ấn phẩm truyền thông như: Danh thiếp, phong bì, ấn phẩm quà tặng, email, ghi chú, fax,…
Logo và các biến thể của logo
Logo chính là bộ mặt của thương hiệu, mang đậm đặc trưng của thương hiệu được truyền tải qua các biểu tượng. Do đó, trong bộ Brand Guideline, nhãn hàng cần nghiên cứu và xây dựng các quy định trong việc thiết kế ra logo, một bộ hướng dẫn sử dụng logo làm tiêu chuẩn chung cho các thiết kế/ấn phẩm truyền thông.
Phần quy định về logo này sẽ bao gồm các yếu tố sau: Quy định về kích thước, màu sắc, khoảng cách, kiểu chữ, các biến thể của logo tùy theo ấn phẩm thiết kế,… Ngoài ra, hướng dẫn thương hiệu còn giúp tránh những sai lầm phổ biến khi xây dựng logo.
Thông thường, sẽ có 4 biến thể phổ biến của logo:
- Biến thể logo ngang: Thường gồm tên thương hiệu và biểu tượng, đôi khi sẽ có thêm slogan.
- Biến thể logo dọc (Biến thể chồng): Phiên bản thu nhỏ, rút gọn và chồng lên nhau của logo chính
- Biến thể dựa trên biểu tượng: Chỉ có biểu tượng của thương hiệu làm logo, ví dụ biểu tượng quả táo bị cắn của Apple hay 2 chữ C lồng vào nhau của Chanel.
- Biến thể dựa trên văn bản: Biến thể logo này thường dựa vào văn bản/dấu từ chỉ chứa tên thương hiệu của bạn, ví dụ điển hình là logo của NASA, IBM, Coca-Cola,…
Bảng màu đặc trưng của thương hiệu
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu của bạn, đồng thời phân biệt nó với các thương hiệu khác. Vì vậy, việc lựa chọn màu sắc không thể tùy tiện mà phải được xem xét cẩn thận, đảm bảo sự nhất quán với các yếu tố khác trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu như logo, biểu tượng, font chữ, tài liệu và bao bì sản phẩm.
Brand guideline sẽ giúp thương hiệu thực hiện điều này một cách hiệu quả, đảm bảo màu sắc được sử dụng hợp lý, đồng nhất và tránh những sai lầm trong thiết kế màu sắc. Bên cạnh việc lựa chọn màu sắc, designer cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như độ tương phản, độ bão hòa, độ bóng và độ mờ để tạo nên sự hoàn hảo cho hình ảnh thương hiệu.
Typography quy chuẩn
Về Font chữ:
Font chữ có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách của thương hiệu. Ngoài ra, sắc độ, kiểu dáng và màu sắc của font chữ cũng ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu, do đó cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố này. Có hai điều cần lưu ý khi chọn font chữ trong việc thiết kế đó là: Dễ đọc và nổi bật.
Một số font chữ thường như: Font Helvetica, Futura , Garamond, Avenir, Raleway, Lobster, Montserrat,…
Quy chuẩn sắp xếp chữ:
Quy chuẩn sắp xếp chữ cũng tạo được sự cân bằng trong thiết kế vì khi nhìn một thiết kế logo cân đối một cách tự nhiên sẽ làm người xem cảm thấy hài lòng. Luôn giữ typo được cân đối bằng cách duy trì “trọng lượng” của đồ họa, màu sắc, và kích cỡ bằng nhau trên mọi góc nhìn. Dưới đây là 11 quy chuẩn sắp xếp chữ trong thiết kế:
- Hạn chế dùng nhiều font trong 1 layout: Nên dùng tối đa 2 đến 3 font trong 1 thiết kế và tránh sử dụng cùng lúc nhiều font trang trí vì sẽ gây rối mắt. Các Font chữ được chọn cần có sự khác biệt nhất định nhưng vẫn cần hài hoà và không chỏi nhau.
- Tracking, kerning, leading: Nên chú ý đến khoảng cách giữa các chữ và các dòng để tạo nên sự cân đối và dễ đọc cho văn bản trong ấn phẩm.
- Justification: Tránh dùng Justification để canh đều cả 2 bên trái phải của văn bản vì sẽ tạo nên những lỗ hổng không đồng đều ở giữa các từ. Thay vào đó, có thể dùng căn lề trái để làm cho đoạn văn cân đối hơn.
- Legibility: Trong một ấn phẩm thiết kế, font chữ cần rõ ràng, có kích thước phù hợp và dễ đọc với thiết bị và đối tượng bạn đang sử dụng. Ví dụ: Font chữ dùng cho các thiết kế trên Facebook cần to rõ vì người đọc có thể sẽ xem chúng trên màn hình điện thoại.
- Distortion: Hạn chế làm biến dạng chữ hoặc làm thay đổi giao diện của Font chữ.
- Hierarchy: Cần xác định nội dung trong thiết kế theo thứ tự quan trọng và phân cấp nội dung mà thương hiệu muốn thể hiện. Nội dung đặc biệt như biểu tượng hoặc slogan có thể để font chữ to và nổi bật hơn nội dung còn lại.
- Line length: Độ dài phù hợp của văn bản nên không quá dài và nên nằm trong khoảng từ 40-60 ký tự.
- Alignment: Thông thường có 4 loại căn chỉnh (căn trái, căn phải, căn giữa và cân bằng quang học hay căn theo mắt). Đối với các thiết kế, designer thường sử dụng căn lề trái.
- Contrast: Cần chọn màu chữ có đủ độ tương phản với nền. Khi thiết kế, có thể dùng công cụ như Adobe color contrast để kiểm tra mức độ tương phản giữa màu nền và màu chữ.
- Mood và Tone: Khi thiết kế, designer cần xác định sắc thái hay phong cách của thương hiệu để chọn font chữ phù hợp.
- Thử nghiệm: Để tạo ra được một thiết kế ưng ý, bạn nên “test” với nhiều loại kiểu chữ khác nhau cho đến khi tìm ra được font chữ phù hợp.
Các hình ảnh sử dụng trong các ấn phẩm
Các hình ảnh được sử dụng trong ấn phẩm phải phù hợp với phong cách và đúng “mood” của thương hiệu. Cần xem xét màu sắc chủ đạo trong hình ảnh là gì, hình ảnh nhấn mạnh điều gì, sử dụng animation hay hình ảnh thật thì phù hợp với mục đích của brand,… đưa ra được những quy chuẩn về hình ảnh thì sẽ tạo ra được những thiết kế thể hiện được đặc trưng của thương hiệu.
Ví dụ: Visual identity của VTC Academy chỉ sử dụng người mẫu (model) thuần Châu Á cho các thiết kế. Ngoài ra, hình ảnh phải chất lượng, sắc nét, không bị mờ nhòe, không dùng hình ảnh phản cảm để phù hợp với một hình ảnh của một Học viện đào tạo trong lĩnh vực
Bộ template chuẩn cho từng một số ấn phẩm truyền thông
Để các bạn có thể dễ hình dung, VTC Academy sẽ minh họa mẫu những bộ Brand Guideline template chuẩn cho một số ấn phẩm truyền thông của mình như sau:
Template cho bài post tin tức
Template cho bài post chia sẻ cảm nhận học viên
Template cho bài post chương trình
Template cho bài post website
Template cho thumbnail youtube
Quy cách in ấn POSM
Tùy theo ấn phẩm đó là poster, standee, leaflet hay banner mà mỗi thương hiệu sẽ có lựa chọn về chất liệu giấy và mực in, khổ in tương ứng để ấn phẩm được thể hiện đẹp và hoàn hảo nhất.
Chất liệu giấy thường được dùng để in ấn POSM có thể là giấy PP trong nhà, giấy PP ngoài trời, giấy Couche, backlit film, giấy Bristol, vải canvas, bạt hiflex, vải silk bóng,… Dùng công nghệ in kỹ thuật số và in UV. Mực in sẽ dùng mực dầu để đảm bảo được độ bền màu, lên màu đúng với thiết kế và lâu phai.
21 Brand Guideline template mẫu cho designer tham khảo
Để dễ hình dung hơn, VTC Academy giới thiệu 21 mẫu Brand Guideline ấn tượng cho các designer tham khảo:
Medium
Wolf Circus Jewelry
Barbican
Ollo
Skype
Barre & Soul
Spotify
Jamie Oliver
Herban Kitchen
Urban Outfitters
Love to Ride
I Love New York
Cisco
University of the Arts Helsinki
NJORD
Espacio Cultural
Alienware
Netflix
Scrimshaw Coffee
NASA
New York City Transit Authority
Tóm lại, bài viết này VTC Academy đã giải đáp cho bạn Brand Guideline là gì và các mẫu Brand Guideline tiêu chuẩn. Brand Guideline đóng vai trò như một bản thiết kế toàn diện cho thương hiệu, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì một hình ảnh nhất quán xuyên suốt mọi điểm tiếp xúc. Brand Guideline cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng logo, bảng màu, kiểu chữ, hình ảnh và các yếu tố nhận diện thương hiệu khác. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính nhất quán trong mọi hoạt động tiếp thị và truyền thông, tạo dựng một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt khách hàng.