Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo chuyên ngành công nghệ cũng cần có những thay đổi phù hợp để mang lại hiệu quả tối đa.
Bàn về chủ đề này, ông Tô Đình Hiếu – thạc sĩ ngành hệ thống thông tin doanh nghiệp của Đại học Heilbronn (Đức), giảng viên được chứng nhận sau khóa đào tạo tại đại học Carnegie Mellon (Mỹ) chia sẻ: “Xu hướng đào tạo nhân lực ngành công nghệ ở giai đoạn hiện nay trên thế giới xoay quanh 3 yếu tố là đề cao tính thực hành, dạy học theo phương pháp ‘mở’ và đảm bảo điều kiện, trang thiết bị học tập ở mức tốt nhất”.
Cụ thể, theo ông Tô Đình Hiếu, bản thân việc học các chuyên ngành công nghệ như lập trình web, lập trình game, lập trình ứng dụng di động luôn đòi hỏi khả năng thực hành. Lý do là thước đo hiệu quả đào tạo các ngành này không nằm ở việc thuộc lòng hay giỏi lý thuyết, mà phải biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.Gia Huy, hiện là chuyên viên thiết kế tại Bombus – công ty chuyên về lĩnh vực game art – cho biết, ngay sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo thiết kế 3D hai năm, Huy vào Bombus làm việc. Tại đây, Huy không mất nhiều thời gian để làm quen, mà có thể tham gia ngay các công việc chính sau thời gian training ngắn, nhờ lượng kinh nghiệm thực tế đã tích lũy được trong quá trình học.
Ông Kevin Chazot – Giám đốc kinh doanh của Synova Solutions – cũng chia sẻ, khi tuyển dụng, phần lớn doanh nghiệp sẽ ưu tiên nhân sự có thể tham gia ngay vào các dự án thực tế, do tình hình khan hiếm nhân lực ngành công nghệ ở mức cao.
Tương tự, ông Jerome Ly, đại diện công ty Savyu cũng cùng quan điểm: “Khi tuyển dụng designer, công ty thường ưu tiên ứng viên thành thạo tất cả phần mềm thiết yếu cũng như nắm bắt các xu hướng thiết kế đang được chú ý, không phải chờ cấp trên cầm tay chỉ việc”.
Bên cạnh triết lý giáo dục đề cao tính thực hành, một yếu tố khác cũng đang rất được chú trọng trong việc đào tạo nhân lực ngành công nghệ là cách dạy “mở”. Theo ông Tô Đình Hiếu, cách dạy truyền thống kiểu thầy nói, trò nghe và ghi chép không còn chỗ đứng do tính thụ động, kém hiệu quả.
Thay vào đó, giảng viên cần đóng vai trò như một cố vấn hay người gợi mở, còn sinh viên sẽ được tự do phản biện, tư duy, đưa ra các ý tưởng và quan điểm càng nhiều càng tốt. Bằng cách đó, tính sáng tạo và chủ động ở sinh viên được thúc đẩy, giúp họ sớm nâng cao khả năng giải quyết vấn đề độc lập.
Nếu phương pháp đào tạo là điều kiện cần, môi trường học tập có thể xem là điều kiện đủ cho việc đào tạo các chuyên ngành công nghệ đạt hiệu quả tốt nhất. Có dịp tham quan nhiều học viện chuyên về công nghệ nổi tiếng trên thế giới, ông Tô Đình Hiếu chia sẻ, ngày nay các trường đều ưu tiên mang đến không gian mở và sáng tạo, cũng như máy móc phục vụ học tập hiện đại cho sinh viên.Học viện Đào tạo Công nghệ và Nội dung số VTC (VTC Academy) đang nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng đào tạo hai chuyên ngành chính là Lập trình và Thiết kế. Trong năm học mới này, học viện vừa khánh thành cơ sở mới tại quận 11 với tên gọi VTC Academy Creative Space.
Cơ sở mới được xây dựng theo chuẩn không gian học tập của các học viện công nghệ trên thế giới, đồng thời đưa vào sử dụng các phòng máy iMac và phòng lab với hàng trăm PC cấu hình mạnh.
Tinh thần giáo dục đề cao khả năng thực hành của sinh viên và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp tiếp tục được VTC Academy phát huy triệt để trong quá trình đào tạo.Chính sách này tỏ rõ tính hiệu quả khi các doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng trực tiếp sinh viên xuất sắc ngay trong lễ khai giảng của học viện. Bên cạnh đó, tại lễ khai trương cơ sở mới, công ty phần mềm TMA Solutions cũng tiến hành ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với học viện.
VTC Academy cho biết 100% sinh viên ra trường có việc làm, khẳng định đây là kết quả của chiến lược đào tạo đúng đắn trong suốt một thập kỷ phát triển.
Bên cạnh các khóa học dài hạn về lập trình và thiết kế, VTC Academy thường xuyên triển khai các khóa học ngắn hạn, nhằm bắt kịp các hướng đi mới về công nghệ. Trong tháng 10, VTC Academy sẽ trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các khóa học về Trí tuệ nhân tạo (A.I.) từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và thực hành A.I. mọi cấp độ.