Digital Marketing là gì? Tổng quan về ngành và cơ hội nghề nghiệp
Thế giới và công nghệ thay đổi chóng mặt, ngày càng có nhiều hình thức tiếp thị mới xuất hiện và trở thành xu hướng, trong đó có Digital Marketing. Đây là ngành được nhiều bạn trẻ săn đón nhất hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy Digital Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Cùng VTC Academy giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết này nhé!
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing từ lâu đã không còn xa lạ bởi sự phát triển như vũ bão của Internet cùng sự nở rộ của các trang mạng xã hội. Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về Digital Marketing. Nhìn chung ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Digital Marketing là những hoạt động của Marketing trên các nền tảng kỹ thuật số. Hay nói cách khác, đây chính là một trong những hoạt động cốt lõi của Marketing.
Nhiều người vẫn hay đặt câu hỏi “Digital Marketing là làm gì?” Khác với Marketing truyền thống, Digital Marketing liên quan đến việc sử dụng các công cụ để phân tích các chiến dịch tiếp thị theo thời gian thực và điều chỉnh.
Công việc Digital Marketing là tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu, tác động đến nhận thức của khách hàng. Nó chủ yếu hướng tới mục tiêu cốt lõi là kích thích và thúc đẩy hành vi mua hàng thông qua việc tiếp cận các nhóm khách hàng tiềm năng trên các nền tảng số bằng nhiều công cụ khác nhau.
Lợi ích của Digital Marketing với doanh nghiệp
Digital Marketing là giải pháp tối ưu với mọi doanh nghiệp. Nhờ Digital Marketing, doanh nghiệp có thể phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn. Một số lợi ích mà Digital Marketing mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
Dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu trên các nền tảng số
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là một trong những yêu cầu tiên quyết trong mọi kế hoạch marketing. Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 lây lan toàn cầu, sức mạnh của Digital Marketing càng được thể hiện rõ. Khác với các hình thức Marketing truyền thống, với Digital Marketing khoảng cách địa lý không còn là vấn đề. Các nhà Digital Marketing có thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ quốc gia.
Các công cụ tìm kiếm và các kênh mạng xã hội khác sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nhân khẩu học, thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của hàng triệu người dùng. Với các phân khúc khách hàng khác nhau sẽ có những công cụ khác nhau để tiếp cận. Doanh nghiệp từ đó cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và đưa ra các chiến lược phù hợp để tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu hơn.
Giúp tạo ra khách hàng tiềm năng
Với Marketing Automation – một xu hướng mới của Digital Marketing , các Marketer có thể vẽ nên chân dung cụ thể nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó tiếp cận trực tiếp và nuôi dưỡng khách hàng thông qua các chiến dịch phù hợp như tin nhắn, email được gửi tự động.
Digital Marketing cho phép doanh nghiệp có thể kết nối và tương tác với các khách hàng tiềm năng. Điều này giúp hỗ trợ một phần quan trọng cho quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Bởi chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt là một chiến lược marketing quan trọng để xây dựng được sự yêu thích, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Từ đó thúc đẩy họ sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp và giới thiệu với những người xung quanh.
Cung cấp dữ liệu và phân tích để xây dựng chiến lược
Digital Marketing cung cấp cho các nhà quản lý chính xác về số liệu thống kê và thông tin về trang web tiếp thị của mình. Ví dụ với Google Analytics sẽ cung cấp cho các Marketers những thông tin về:
- Số người truy cập website của bạn;
- Các thông tin về nhân khẩu học;
- Thời gian họ ở lại trang web của bạn;
- Tỷ lệ thoát trang web;
…
Và còn nhiều những chỉ số khác đều có thể đo lường được. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ biết nên ưu tiên các kênh tiếp thị nào. Đặc biệt, việc phân tích dữ liệu thời gian thực giúp nhà quản lý nắm rõ hiệu quả của các chiến dịch marketing. Việc này còn giúp tối ưu ngân sách tiếp thị của mình bằng cách đầu tư vào các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.
Đo lường chất lượng nội dung
Các Marketer tạo ra nội dung và quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên các phương tiện truyền thông. Nhờ Digital Marketing, người làm marketing có thể đo lường được lượng được các chỉ số quan trọng để phân tích chiến dịch. Ví dụ như có bao nhiêu người đã xem nội dung tiếp thị của mình, khách hàng phản ứng ra sao với các nội dung quảng cáo… Từ đó đánh giá được chất lượng của nó và có sự thay đổi phù hợp.
Giúp xây dựng danh tiếng thương hiệu
Doanh nghiệp của bạn là dù là mới hay lâu năm thì vẫn phải liên tục tăng nhận diện về thương hiệu. Doanh nghiệp có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu trên thế giới từ một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số. Chi phí để làm điều này nhỏ hơn đáng kể so với sử dụng phương pháp truyền thống.
Không chỉ vậy, khi đã tối ưu hóa được các từ khóa tìm kiếm nội dung trên website, doanh nghiệp sẽ nhận được giá trị lâu dài. Một website được duy trì với chất lượng nội dung tốt, mang lại giá trị cho đối tượng mục tiêu cũng sẽ tạo cơ hội cho thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng. Đặc biệt, chi phí để duy trì thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cũng không còn quá đắt đỏ như trước.
Trên đây là một số lợi ích tiêu biểu mà Digital Marketing có thể mang đến cho doanh nghiệp. Còn rất nhiều lợi ích khác như: cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, tiết kiệm chi phí, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh…, VTC Academy sẽ cung cấp trong các bài viết tiếp theo.
Những nền tảng (platforms) chính trong Digital Marketing
Các nền tảng của Digital Marketing hay còn gọi là Digital Platforms giúp doanh nghiệp có thể tương tác nhiều hơn với khách hàng. Cùng VTC Academy điểm qua những nền tảng chính trong Digital Marketing nhé!
Website
Website (trang web) là nơi là để giới thiệu, cập nhật những thông tin về các doanh nghiệp trên môi trường internet. Đây là nền tảng thiết yếu và trọng tâm của Digital, là cốt lõi của Owned Platform.
Website đóng vai trò là nơi đón nhận thông tin và tạo ra trải nghiệm người dùng với khả năng tương tác – chuyển đổi (Engage and Convert). Khi người dùng click vào một banner, một đường link quảng cáo thì sẽ được chuyển về Website của thương hiệu (traffic).
Một số loại website phổ biến như: website tổ chức (corporate website), website doanh nghiệp (business website), website bán hàng (sales website), website tin tức, báo chí, tạp chí, blog (news/magazine/blog), website thương mại điện tử (e – commerce), cổng thông tin (portal),…
Social Media
“Social Media Marketing là thuật ngữ dùng để chỉ các trang web cung cấp các hoạt động khác nhau, ví dụ chia sẻ thông điệp, cập nhật hình ảnh, đánh dấu sự kiện tham gia cũng như một loạt các tính năng xã hội khác như: thảo luận, comment, vote, like, share” – Theo Marketingland.
Social Media có thể được coi là ngôi nhà online của thương hiệu. Nó giúp kết nối với khách hàng qua MXH bằng những câu chuyện, chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Bằng sự lắng nghe (social listening), thương hiệu có thể cải thiện và tạo ra những trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Đây là xu hướng phát triển nhanh nhất trong lịch sử thế giới. Thậm chí, tốc độ tăng trưởng người dùng của các mạng xã hội còn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng người sử dụng Internet.
Như vậy, Social Media Marketing trở thành cách tuyệt vời để doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu đến với khách hàng. Bạn cũng có thể tạo ra một sân chơi có sự tham gia của khách hàng cũng như củng cố tình cảm của họ đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Một số mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến là: Facebook, Youtube, Linkedin, Instagram, Zalo, Tiktok…
SEO
Search Engine Optimization viết tắt là SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một phần cơ bản của Digital Marketing. Nó giúp tối ưu công cụ tìm kiếm góp phần giúp nội dung đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm Google. Đồng thời tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Hoạt động tìm kiếm trực tuyến đem lại lưu lượng truy cập chính cho các thương hiệu và bổ sung cho các kênh khác. Khả năng hiển thị lớn và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm so với đối thủ cạnh tranh có tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, dù là dưới hình thức kết quả như thế nào.
SEO thường đi kèm với Content Marketing. Để làm được điều này doanh nghiệp phải tối ưu hóa nội dung để vừa mang lại hiệu quả cho người dùng vừa đảm bảo một số yếu tố kỹ thuật để trình thu thập dữ liệu web của Google có thể tìm thấy và xem xét nội dung của bạn để xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
SEM
SEM (Search Engine Marketing) là quá trình nhận traffic (lưu lượng truy cập) từ các công cụ quảng cáo tìm kiếm có trả tiền. SEM chứa đựng những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu bán hàng và thương hiệu hiệu quả hơn.
Trong SEM, các Marketer chỉ trả tiền cho những lần hiển thị dẫn đến khách truy cập. Như vậy, mục tiêu của SEM chính là làm tăng tần suất xuất hiện website trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Làm thu hút thêm nhiều lượt truy cập của người dùng cho trang web.
Những kỹ năng cần có của một Digital Marketer
Thu thập và phân tích dữ liệu
Kỹ năng không thể thiếu với một Digital Marketer là phân tích số liệu và có tầm nhìn để đưa ra những đánh giá cho các chiến dịch marketing trên Digital. Mặc dù có sự hỗ trợ từ các công cụ phân tích nhưng quan trọng là cách bạn sử dụng những thông tin nhận được. Nếu biết cách thu thập và phân tích data, bạn sẽ tìm ra giải pháp tốt hơn để tăng hiệu quả cho các chiến dịch Digital Marketing của mình.
Tư duy logic và tư duy thiết kế
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có tư duy logic để có thể thực hiện được tốt công việc, Digital Marketing cũng không ngoại lệ. Nhờ vào kỹ năng này, bạn sẽ biết cách vận dụng tốt các công cụ Digital Marketing để giải quyết công việc.
Bên cạnh đó, Marketing thông qua các kênh Digital còn đòi hỏi người trong ngành phải có tư duy thiết kế. Đó là tư duy thiết kế trải nghiệm người dùng, đặt khách hàng làm trung tâm. Kỹ năng này vô cùng quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất. Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa mở cửa thành công cho các chiến dịch trên nền tảng Digital.
Content Marketing
Content chính là phần vô cùng quan trọng của thế giới Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng. Bởi content là cái thu hút và tạo tương tác với khách hàng dù cho đó là website, video, social media… Vì vậy, kỹ năng làm content là một điều mà bất cứ Digital Marketer nào cũng cần phải có.
Content là một khái niệm khá rộng nhưng ta có thể khái quát lại rằng: Nó là tất cả các hoạt động sáng tạo và quảng bá nội dung nhằm tăng nhận diện thương hiệu, thu hút người xem và tạo khách hàng tiềm năng. Việc nắm rõ kỹ năng content sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bao gồm cả trên social media.
Nhạy bén với công nghệ
Digital Marketing lĩnh vực có sự kết nối chặt chẽ với ngành công nghệ. Người làm Digital Marketer phải luôn luôn cập nhật để theo kịp sự tiến bộ không ngừng của công nghệ. Đặc biệt là cập nhật các phần mềm, công cụ hỗ trợ, bởi nó sẽ là “người bạn” không thể thiếu của bạn. Ngoài ra, việc nhanh chóng áp dụng các cải tiến mới vào Digital Marketing sẽ góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Năng động và có khả năng thích ứng linh hoạt
Cũng giống với Marketing truyền thống, Digital Marketer cũng cần sự năng động, và khả năng thích ứng linh hoạt. Bởi đây là lĩnh vực thường xuyên có sự thay đổi nên bạn buộc phải có khả năng thích ứng linh hoạt để đảm bảo kế hoạch của mình phù hợp với thời đại.
Chẳng hạn như bất cứ sự thay đổi nhỏ nào của Google cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch tiếp thị của bạn trước đó. Nếu bạn thường xuyên cập nhật những thay đổi này và có những biện pháp dự trù thì chiến dịch của bạn sẽ được diễn ra suôn sẻ hơn.
Ngoài những kỹ năng trên, để trở thành một Digital Marketer giỏi, bạn phải luôn không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đọc những cuốn sách Marketing hay cũng giúp bạn bổ sung thêm kiến thức Marketing để phục vụ cho công việc của mình.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Digital Marketing
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành Marketing được dự đoán sẽ tăng trung bình khoảng 13% trong năm 2022, đặc biệt tập trung vào Digital Marketing vì người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội để ra quyết định (Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ – 2019). Nghề phát triển nhanh nhất theo thống kê của LinkedIn là Media Coordinator, Search Manager, Social Media Coordinator… Nghề có nhu cầu cao nhất hiện nay: Digital Marketing Specialist, Digital Account Executive, Social Media Manager.
Đối với những bạn mới, việc thành thạo các Digital Skills là một lợi thế trong mắt nhà tuyển dụng. Và khi bạn muốn phát triển sự nghiệp trở thành Manager hay Director thì kiến thức về Marketing sẽ cần thiết hơn là các kỹ năng Digital. Tóm lại, khi mới bước chân vào nghề, bạn nên chuẩn bị cho bản thân những Digital Skills thật tốt và trang bị thêm kiến thức Marketing để thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
Về mức lương, theo JobsGO, mức lương trung bình của một Digital Marketer là 11 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ tăng lên mức 20 – 30 triệu đồng một tháng đối với vị trí Quản lý hoặc Giám đốc Marketing.
Hiện VTC Academy là một trong những nơi uy tín mà bạn có thể gửi gắm đam mê của mình với ngành Digital Marketing. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực Digital Marketing theo hệ thống tiêu chuẩn đào tạo của DMI (Học viện Digital Marketing toàn cầu).
Quan trọng hơn cả, với mạng lưới hơn 300 đối tác tuyển dụng là những doanh nghiệp đầu ngành, VTC Academy đảm bảo học viên sau khi tốt nghiệp 100% có việc làm.
Tham khảo ngay khoá học Digital Marketing Full Stack tại VTC Academy bạn nhé!
VTC Academy mong rằng qua bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa Digital Marketing là gì cũng như tổng quan về ngành và cơ hội nghề nghiệp trong ngành này, hy vọng các bạn sẽ có cho mình những lựa chọn phù hợp để theo đuổi ngành nghề “hot” này nhé!