Game designer là gì? Chi tiết các vị trí công việc của Game Designer
VTC Academy VTC Academy
Game designer là gì? Chi tiết các vị trí công việc của Game Designer

Game designer là gì? Chi tiết các vị trí công việc của Game Designer

Ngày đăng 20/08/2024

Nếu từng chìm đắm trong những tựa game sống động hay say mê với nhân vật game trong đó. Tất cả những điều làm bạn mê mẩn là ý tưởng và sản phẩm của Game Designer. Hãy cùng VTC Academy tìm hiểu Game Designer là gì, công việc này đang “hot” ra sao và bắt đầu sự nghiệp trở thành chuyên viên thiết kế game chuyên nghiệp.

Game designer là gì?

Game designer là những nhà thiết kế game chuyên thực hiện những ý tưởng phác thảo đến phát triển nội dung, nhân vật, cốt truyện, quy tắc cũng như cơ chế cho game.

Thiết kế game sẽ bao gồm Art (nghệ thuật) và Design (thiết kế). Trong đó, phần Design sẽ tạo nên câu chuyện cho game, còn phần Art sẽ phác thảo ý tưởng sau đó hiện thực hóa bằng đồ họa game 2D/3D.

Game designer là gì

Các game designer cần đảm bảo 3 yếu tố cho trò chơi: sự tương tác game và người chơi (mục đích về giải trí, giáo dục,tâm lý, nâng cao kỹ năng…), quy tắc và các thử thách để tạo ra sự hấp dẫn, đồng thời tạo ra trải nghiệm thú vị và gây hứng thú cho người chơi. Do đó, người thiết kế game phải là người có nền tảng kiến thức và trình độ chuyên môn vững chắc.

Tại Việt Nam, mức lương của một Game Designer dao động từ 10-20 triệu VNĐ/tháng. Đây được xem là nguồn thu nhập đầy hứa hẹn với những bạn chỉ vừa có kinh nghiệm làm việc trên 1 năm. Mức lương sẽ còn cao hơn nữa với những game designer có kinh nghiệm làm việc nhiều năm hoặc ở ví trí quàn lí cấp cao.

Xem thêm: 

Top 6 phần mềm thiết kế nhân vật game tốt nhất

Học lập trình game bắt đầu từ đâu? Chi tiết lộ trình cho người mới 2024

5 Bước Biến Ý Tưởng Game Thành Sự Thật

Triển vọng nghề nghiệp của game designer

Ngành công nghiệp game đã và đang phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Việt Nam hiện tại đang ở vị trí top 5 về lượt tải xuống game trên toàn thế giới và có đến 35.000 nhà lập trình game.

Theo dự đoán đến năm 2030, ngành game Việt Nam kỳ vọng đạt doanh thu 1 tỷ USD. Nền công nghiệp game không hề có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn có xu hướng bùng nổ ngày càng mạnh mẽ nhưng ngành này vẫn khát nhân sự đòi hỏi về kỹ năng chuyên môn cao.

Triển vọng nghề nghiệp của game designer

Trong bối cảnh AI đang tạo ra những “con sốt” toàn cầu, công nghệ xử lý ảnh bằng AI trong game cũng sẽ bùng nổ ở giai đoạn tới. Ngoài ra, game thủ sẽ có những trải nghiệm game đa dạng với sự tích hợp AR, VR, Cloud Gaming trong một hệ sinh thái chặt chẽ.

Niềm yêu thích với game sẽ giúp các bạn trẻ không chỉ dừng lại ở việc chơi game giải trí mà còn được thỏa thích sáng tạo công việc liên quan đến game. Với môi trường làm việc tự do sáng tạo sẽ là động lực vô cùng lớn cho thế hệ gen Z tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân như là một Game Designer chuyên nghiệp.

game của học viên VTC Academy

Hãy bắt đầu biến đam mê thành những thành tựu xứng đáng, sự nghiệp trở thành chuyên viên thiết kế game đại tài đầy hứa hẹn tại VTC Academy. 

Khóa học lập trình game tại VTC Academy luôn bắt kịp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp game, đảm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Nhờ vậy, các học viên sau khi hoàn thành khóa học Thiết kế game tại VTC Academy đủ tự tin để ứng tuyển vào các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất game.

Xem thêm:

Các cơ sở đào tạo ngành thiết kế đồ họa Game

3D Modeling là gì? Tự học thiết kế 3D với lộ trình rõ ràng cho người mới bắt đầu

Các vị trí khi thực hiện công việc game designer

Game Designer là một công việc rộng, bạn cần biết rõ sở thích, thế mạnh của bản thân kết hợp những kỹ năng cần thiết yêu cầu khác nhau của từng vị trí chuyên sâu. VTC Academy sẽ giúp bạn tìm hiểu nhiều vị trí cho bạn tham khảo nếu muốn theo đuổi sự nghiệp game designer nhé!

Game Level Designer

Game Level Designer là người xây dựng và thiết kế toàn bộ những yếu tố xảy ra bên trong một cấp độ trò chơi. Điều này yêu cầu người thiết kế cấp độ trò chơi cần hiểu tâm lý người chơi để tạo ra những màn chơi thích hợp với từng nội dung game.

Game Level Designer

Các Game Level Designer là những người sẽ quyết định điểm ra điểm bắt đầu và điểm kết thúc khi người chơi vào game. Từ đó, giúp người chơi “vượt ải”  thông qua những mục tiêu, quy tắc và phần thưởng đạt được.

Mô tả công việc:

  • Thiết kế và xây dựng bố cục, cấp độ, quy tắc và nhiệm vụ của màn chơi.
  • Kiểm soát trải nghiệm người chơi từ các mức độ: dễ-trung bình-khó.
  • Hiểu tâm lý của người chơi, thêm thử thách màn chơi và tích hợp các yếu tố: câu chuyện, âm thanh,… tạo cảm xúc cho người chơi.

Kỹ năng yêu cầu:

  • Kỹ năng vẽ cơ bản
  • Kiến thức về lập trình
  • Nắm bắt thể loại và các xu hướng game mới
  • Phân tích tâm lý.
  • Phân tích dữ liệu của người dùng.
  • Kỹ năng thiết kế giao diện cho game.

Phần mềm sử dụng:

  • Game Engine: Unreal Engine, Unity 3D,…
  • Phần mềm Google Office hoặc Microsoft Office dùng để trình bày ý tưởng.
  • Phần mềm 3D/2D như Blender, Maya, 3Ds Max, Photoshop, Illustrator,…
  • Các công cụ viết kịch bản: Python, Blueprints,…
  • Ngôn ngữ lập trình: Python, C++.

Xem thêm: 

10 phần mềm giúp bạn lập trình game 3D ngay trên điện thoại 

Gameplay Designer

Gameplay Designer là những người chịu trách nhiệm về trải nghiệm trò chơi, cách trò chơi diễn ra như thế nào, cơ chế, nguyên tắc của trò chơi. Đơn giản, các gameplay designer sẽ là người quyết định: “Game đó được chơi như thế nào?”, “Kiểu chơi có gì nổi bật so với các game khác?”,…

Gameplay Designer

Mô tả công việc:

  • Lập kế hoạch, xác định cấu trúc, quy tắc, cơ chế của trò chơi.
  • Quyết định các nhân vật, đồ vật, đạo cụ, phương tiện trong trò chơi.
  • Đề xuất những chế độ chơi khác nhau, câu chuyện của từng nhân vật trong trò chơi.
  • Thiết kế, viết kịch bản, tạo mẫu và quản lý các tính năng, hệ thống trong game.
  • Trao đổi cùng Game Developer trong giai đoạn tạo mẫu, triển khai trò chơi.
  • Trao đổi trực tiếp với Arts Team để biến các ý tưởng thành nội dung thu hút, người chơi.
  • Hướng dẫn testers chơi thử game để kịp sửa lỗi xuất hiện trong trò chơi.

Kỹ năng yêu cầu:

  • Kiến thức về cách chơi, trò chơi, cơ chế họa động của game và trải nghiệm người dùng.
  • Kỹ năng lập trình, UX, UI.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm để làm việc cùng nhiều bộ phận khác nhau.
  • Khả năng  dẫn dắt dự án, lên kế hoạch sản xuất những yếu tố trong game.

Narrative Designer

Những Narrative Designer chính là những người kể chuyện trong game. Nhiệm vụ chính của những nhà thiết kế này là  tường thuật định hình câu chuyện tổng thể, sự phát triển nhân vật và các yếu tố cốt truyện.

Narrative Designer

Nhiệm vụ của các nhà thiết kế câu chuyện đảm bảo chiều sâu và sự liền mạch cho trò chơi, do đó cần tạo một câu chuyện thú vị và kích thích cảm xúc cho người chơi.

Mô tả công việc: 

  • Lồng ghép câu chuyện vào game
  • Xây dựng câu chuyện, tạo nội dung, nhiệm vụ, hướng dẫn lồng tiếng và viết kịch bản game.
  • Liên kết câu chuyện với trải nghiệm của người chơi.

Kỹ năng yêu cầu:

  • Kỹ năng viết kịch bản, đối thoại, mô tả trong game
  • Kỹ năng teamwork và giao tiếp
  • Tư duy sáng tạo để xây dựng câu chuyện thu hút và đặc biệt

System Designer

System Designer sẽ đảm đương công việc thiết kế các hệ thống quan trọng trong game. Đây là vị trí chịu trách nhiệm phân tích và thiết kế hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức, phần mềm, ứng dụng hoặc trò chơi. Ngoài ra, họ sẽ thực hiện nghiên cứu các vấn đề về xử lý dữ liệu kinh doanh, khoa học hoặc kỹ thuật của game.

System Designer

Các System Designer sẽ sử dụng kỹ năng của mình để giải quyết vấn đề, thiết kế các giải pháp mới và cho phép công nghệ máy tính đáp ứng nhu cầu cá nhân của tổ chức. Họ có thể thiết kế các hệ thống thông tin, trò chơi hoàn toàn mới, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, hoặc thêm một ứng dụng phần mềm mới vào hệ thống, trò chơi hiện có.

Mô tả công việc:

  • Xác định phần mềm nào cần viết kịch bản.
  • Xác định cã yếu tố nào của game yêu cầu trí AI, chức năng chiến đấu, điều kiện ghi điểm,…
  • Quản lý hiệu suất hệ thống của trò chơi
  • Nghiên cứu và phân tích các nguồn lực hiện có trên thị trường.
  • Lắp ráp phần mềm và phần cứng.
  • Đưa dữ liệu vào và quản lý cơ sở dữ liệu của game.
  • Phụ trách các phần mềm tùy chỉnh của game.
  • Giám sát quy trình, đảm bảo chất lượng, điều chỉnh, cân bằng dữ liệu của trò chơi.

Kỹ năng yêu cầu:

  • Có kiến thức về phần mềm và phần cứng khi chơi game.
  • Thành thạo các phần mềm như Unity, Maya, C, C++, Adobe Creative Cloud, Unreal 4, Substance Painter.
  • Có tư duy phân tích, phản biện mạnh mẽ.
  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp tốt.
  • Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án, quản lý công việc.
  • Có kiến thức về kịch bản trò chơi.
  • Có khả năng xác định, phân tính về cơ chế cốt lõi của trò chơi.

UX Designer

UX Game Designer là những người tạo ra trải nghiệm của người chơi trong mọi tương tác khi tham gia game, bao gồm giao diện, bộ điều khiển, hình ảnh, âm thanh, thiết kế tổng thể…

UX Designer

Nhiệm vụ của UX Designer là tạo ra trải nghiệm thú vị cho người chơi, khiến họ hứng thú và luôn muốn chơi trò chơi. Đây là vị trí liên quan đến đồ họa nhiều nhất trong tất cả vị trí trong team Game Design. Họ thường xuyên làm việc trực tiếp với Animator, Game Artist, Composer, Sound Designer, VFX Artists… để đảm bảo giao diện tương ứng với theo kịch bản, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người chơi.

Mô tả công việc:

  • Thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng.
  • Thiết kế giao diện, nghe nhìn, Game Feeling,…

Kỹ năng cần có:

  • Hiểu biết trải nghiệm người dùng trong game.
  • Suy luận logic, chú trọng chi tiết.
  • Khả năng viết sáng tạo (Creative Writing).

Scripting Designer

Scripting Designer có vai trò viết kịch bản cho quá trình thiết kế Game, hệ thống, phần mềm, ứng dụng. Các nhà viết kịch bản game sẽ là cầu nối giữa những ý tưởng và khả năng thực thi.

Scripting Designer

Với vị trí này đòi hỏi bạn cả kĩ năng tổng quát về Game Design và kỹ thuật. Bạn se người đưa ra những kịch bản dùng để thiết kế và kiểm thử trò chơi sau khi game được hoàn thành.

Mô tả công việc:

  • Viết, phát triển các menu, quy trình liên quan đến vấn đề kỹ thuật, thiết kế game bằng ngôn ngữ kịch bản.
  • Truyền tải các khái niệm kỹ thuật phức tạp một cách dễ hiểu
  • Viết, chỉnh sửa những yếu tố trong giao diện người chơi. .
  • Quản lý và duy trì khu vực đặt quảng cáo về nội dung hình ảnh liên quan đến trò chơi.
  • Hỗ trợ thiết kế giao diện người dùng, tạo ra tương tác thú vị để thu hút người chơi.
  • Sáng tạo ra các hệ thống mới, cải thiện giao diện của trò chơi để thu hút được người dùng tốt hơn.
  • Tích hợp và kiểm tra các triển khai theo kịch bản trong hệ thống trò chơi và sau đó là môi trường vật lý.

Kỹ năng yêu cầu:

  • Kỹ năng thực hiện, đánh giá, sắp xếp dữ liệu hợp lí cho dự án trò chơi trở nên tối ưu hơn.
  • Kiến thức chuyên môn liên quan đến ngôn ngữ lập trình, ngành công nghệ thông tin
  • Kinh nghiệm về viết kỹ thuật, tài liệu, các sản phẩm liên quan đến ngành công nghệ thông tin
  • Tư duy tổ chức mạnh mẽ, khả năng quản lý dự án tốt.
  • Khả năng truyền tải vấn đề phức tạp một cách dễ hiểu, đơn giản.

Operation Designer

Operation Designer là vị trí sẽ thực hiện điều hành toàn bộ hệ thống, quá trình làm việc có liên quan đến hoạt động design trong quá trình phát triển game. Operation Designer chịu trách nhiệm cập nhật và bảo trì game đã hoàn thành và ra mắt.

Operation Designer

Mô tả công việc:

  • Thực hiện quản lý, điều hành team Designer, cùng với những bộ phận khác như Marketing, IT,…
  • Lên quy trình, kế hoạch làm việc, thu thập thông tin
  • Thiết kế vật phẩm, xác định giá trị, tỷ lệ gacha trong game,…
  • Đưa ra chính sách, chiến lược mới để phát triển đến khi game phát hành.
  • Kịp thời phát hiện ra những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình xây dựng trò chơi

Kỹ năng yêu cầu:

  • Kỹ năng thiết kế, sáng tạo, khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm thiết kế thành thạo
  • Kỹ năng lập trình quan trọng là Front-End,…
  • Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập. Ngoài ra các kỹ năng như quản lý nhóm, quản lý công việc,…
  • Kỹ năng giao tiếp, quản lý, xây dựng feedback-loop model phù hợp với team của mình.

Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp Game Design?

Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam chỉ cố một số ít trường đại học đào tạo chuyên môn ngành thiết kế game:  Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học RMIT,…

Ngoài ra, bạn có thể xem xét học những ngành gần với nghề này nhất và có thể tạo lợi thế cho bạn khi làm hoặc ít nhất là khi thực tập. Một số ngành liên quan đến Thiết kế game như:

  • Thiết kế đồ họa
  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Công nghệ đa phương tiện

Bên cạnh chuyên tâm học tập những chuyên ngành nói trên bạn cần có thể đăng ký khóa học lập trình Game tại VTC Academy để củng cố các kiến thức chuyên sâu về thiết kế game.

Khóa Thiết kế Game cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng chuyên môn của toàn bộ quá trình tạo ra một môi trường game hấp dẫn bao gồm thiết kế nhân vật, hình thành ý tưởng, thiết kế quy luật và nội dung cho game, tạo môi trường game hoàn thiện,…

Lời kết

Việc trở thành một Game Designer không chỉ đơn thuần là việc tạo ra những trò chơi thú vị mà còn là sự kết hợp giữa sáng tạo, kỹ thuật và hiểu biết sâu sắc về người chơi. Dù bạn chọn con đường nào trong ngành thiết kế game, mỗi vị trí đều đóng góp quan trọng vào thành công của sản phẩm cuối cùng. Hy vọng VTC Academy đã giúp bạn hiểu rõ về các vị trí công việc của Game Designer và tạo động lực để bạn theo đuổi ngành đầy tiềm năng và hứa hẹn trong tương lai.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Học cách vẽ các nhân vật hoạt hình nổi tiếng dễ dàng và nhanh chóng

Học cách vẽ các nhân vật hoạt hình nổi tiếng dễ dàng và nhanh chóng

Ngày đăng 20/08/2024
Naruto, Doraemon, Luffy hay vô số những nhân vật hoạt hình đã từng làm bạn chìm đắm trong thế giới kỳ ảo và bay bổng. Bạn đã tưởng tượng đến một ngày mình có thể tự tay vẽ lại những nhân vật mình từng say đắm. Chắc chắn là một trải nghiệm hấp dẫn, hãy để VTC Academy bật mí cách bạn vẽ những nhân vật này một cách dễ dàng và nhanh chóng!
Bật mí 8 khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí cho người mới bắt đầu

Bật mí 8 khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 19/08/2024
Thiết kế đồ họa là một trong những công việc đầy sáng tạo, đòi hỏi người làm việc trong ngành này phải có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tham gia các khóa học trả phí tại các trung tâm đào tạo. May mắn thay, hiện nay có rất nhiều khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí, giúp bạn dễ dàng tiếp cận với kiến thức cơ bản và bắt đầu sự nghiệp thiết kế của mình. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ bật mí 8 khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí tốt nhất cho người mới bắt đầu. Hãy cùng VTC Academy khám phá nhé!
Top 11 phần mềm làm phim hoạt hình 3D Animation được dùng nhiều nhất 2024

Top 11 phần mềm làm phim hoạt hình 3D Animation được dùng nhiều nhất 2024

Ngày đăng 01/08/2024
Bạn đam mê sáng tạo những thước phim hoạt hình 3D sống động và ấn tượng? Vậy bạn có biết rằng việc lựa chọn một phần mềm phù hợp là bước đầu tiên để hiện thực hóa điều đó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu top 11 phần mềm 3D Animation phổ biến nhất năm 2024, cùng với những tiêu chí đánh giá để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp. Hãy cùng VTC Academy khám phá ngay nhé!
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Học cách vẽ các nhân vật hoạt hình nổi tiếng dễ dàng và nhanh chóng

Học cách vẽ các nhân vật hoạt hình nổi tiếng dễ dàng và nhanh chóng

Ngày đăng 20/08/2024
Naruto, Doraemon, Luffy hay vô số những nhân vật hoạt hình đã từng làm bạn chìm đắm trong thế giới kỳ ảo và bay bổng. Bạn đã tưởng tượng đến một ngày mình có thể tự tay vẽ lại những nhân vật mình từng say đắm. Chắc chắn là một trải nghiệm hấp dẫn, hãy để VTC Academy bật mí cách bạn vẽ những nhân vật này một cách dễ dàng và nhanh chóng!
Bật mí 8 khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí cho người mới bắt đầu

Bật mí 8 khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 19/08/2024
Thiết kế đồ họa là một trong những công việc đầy sáng tạo, đòi hỏi người làm việc trong ngành này phải có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tham gia các khóa học trả phí tại các trung tâm đào tạo. May mắn thay, hiện nay có rất nhiều khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí, giúp bạn dễ dàng tiếp cận với kiến thức cơ bản và bắt đầu sự nghiệp thiết kế của mình. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ bật mí 8 khóa học thiết kế đồ họa online miễn phí tốt nhất cho người mới bắt đầu. Hãy cùng VTC Academy khám phá nhé!
VTC Academy chính thức ra mắt ngành học mới - Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

VTC Academy chính thức ra mắt ngành học mới - Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Ngày đăng 14/03/2024
Nhằm bắt nhịp xu thế, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, VTC Academy chính thức ra mắt ngành mới - Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics, mở ra cánh cửa tương lai cho các tài năng trẻ.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299