Khi Helvetica sẽ không còn là “bá chủ”
Trong thiết kế đồ họa việc chọn ra một typeface ưng ý luôn là một trong những điều khiến Designer phải “đau đầu” mỗi khi nghĩ đến chúng quá “đông và hung hãn”. Tính đến năm 2015, theo một khảo sát nhỏ đã có tới 32.000 font family đã được bán trên trang web Myfonts.Com và số lượng này vẫn không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Dưới đây là 8 typeface được dự đoán có thể sẽ tạo nên xu hướng trong năm nay mà VTC Academy muốn cung cấp thông tin đến độc giả.
1. Acta Display
Acta Display là một typeface được thiết kế cho tạp chí La Tercera vào năm 2010. Nó có cấu trúc khá lịch sự với các nét ở chân khá mảnh và dẹt nhưng cũng rất gọn gàng và trẻ trung.
Một typeface Acta Display hoàn chỉnh tính đến thời điểm hiện tại bao gồm 6 font có độ dày khác nhau và thật sự thích hợp để sử dụng trong các tiêu đề tạp chí cũng như các ấn phẩm truyền thông khác. Acta được nhận xét là 1 typeface thanh lịch, tinh tế nhưng cũng rất bắt mắt với 3 style khác nhau cùng nhiều chữ ghép và chữ thay thế.
2. Brandon grotesque
Brandon Grotesque là một typeface được thiết kế bởi Hannes von Dohren vào tháng 10 năm 2009 gồm: font với độ nghiêng và dày mỏng khác nhau. Lấy cảm hứng từ những typeface có kiểu dáng hình học (geometric style) được ưa chuộng vào những năm 1920 và 1930, Brandon đã được chỉnh sửa kỹ lưỡng hơn để giúp người sử dụng dễ đọc và dùng chung.
Brandon được coi là một trong những typeface đa năng nhất, nó có thể được sử dụng để thiết kế logo, những bản typography rất “chất ” hay cho phần copywriting với những đoạn text không quá dài.
Vào năm 2011, Brandon Grotesque cũng đã giành thắng lợi lớn khi chiến thắng giải TDC2. Brandon được coi là một trong những typeface đa năng nhất. Nó có thể được sử dụng để thiết kế logo, những bàn typography rất “chất” hay cho phần copywriting với những đoạn text không quá dài. The Coffee House – một thương hiệu cafe nổi tiếng cũng đã đăng ký sử dụng typeface này trong bộ nhận diện thương hiệu của mình và thực sự thành công khi nó đem đến cho khách hàng một cảm giác trẻ trung, năng động nhưng cũng rất gần gũi mỗi khi nhìn thấy những sản phẩm, ấn phẩm của họ.
3. Montserrat
Đây chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ đối với mỗi designer nữa. Mặc dù đã xuất hiện từ cách đây khá lâu nhưng độ hot của typeface này dường như không thể giảm sút. Được thiết kế bởi designer Julieta Utarovsky, Montserrat mang trong mình đủ các yếu tố cần thiết để có thể trở thành một typeface đắc lực đối những designer.
Julieta nói rằng cô đã được truyền cảm hứng để tạo ra typeface này từ chính những poster cổ, những bản typography cũng như những biển báo cũ ở vùng quê của mình, Montserrat. Chính vì vậy, cô quyết định đặt tên cho “đứa con của mình” theo tên nơi cô đang sinh sống.
Typeface này mang đến cho người xem một cảm giác hiện đại, năng động và hữu dụng cho tất cả các mục đích thiết kế. Theo một số cuộc khảo sát, Montserrat được nhìn nhận là thông dụng như Arial và Helvetica, tuy nhiên cũng có thể dùng trong những văn phòng yêu cầu tính trang trọng và lịch sự như Futura.
4. Giorgio
Giorgio là một typeface được nhận xét là “đẹp đến kinh ngạc”. Được thiết kế vào năm 2007 bởi Designer Christian Schwartz thuộc T – Tạp chí New York Times Style. Trải qua nhiều sự cải tiến, hiện nay Giorgio đã có thêm phiên bản sans serif (không chân) lịch thiệp và năng động với 16 styles khác nhau bên cạnh phiên bản serif (có chân) lịch sự.
Hiện tại, Giorgio đang được bán trên Commercial Type và Font Stand với mức giá 7.25 bảng/ tháng cho mỗi style và 44.5 bảng/ tháng cho toàn bộ 16 style.
5. Gilroy
Gilroy cũng là một typeface sans serif (không chân) mang cảm giác hiện đại cho người dùng. Nó được nâng cấp lên từ typeface có tên là Qanelas. Với gần 20 font có độ dày mỏng, độ nghiêng, độ vuông góc khác nhau, Gilroy hoàn toàn chinh phục người dùng bởi sự đa dạng phong phú và đa năng của nó.
Typeface này có thể được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực thiết kế, từ thiết kế web, thiết kế đồ họa, bảng chỉ dẫn, các thiết kế dành cho doanh nghiệp đến những hạng mục thiết kế tạp chí.
Hiện tại, Gilroy cho phép bạn download miễn phí hai font của nó là ở hai định dạng “light” và “extra bold”. Điều này sẽ cho bạn thêm cơ hội để làm nổi bật các thiết kế của mình và giải quyết phần nào các vấn đề khi sử dụng text.
6. Circular book
Circular Book là một typeface không chân được thiết kế bởi designer Laurenz Brunner. Nó có cấu trúc khá tròn nhưng được giữ cân bằng lại bời những nét góc cạnh ở chân của mỗi chữ cái. Typeface này hiện tại có 8 style khác nhau, được trải đều từ Book đến Black Italic, hoàn toàn dễ dàng cho người dùng sử dụng để thiết kế từ tiêu đề đến nội dung.
7. Trola
Trola và Bulo là hai typeface có cấu trúc tương tự nhau. Tuy nhiên, Trola có tỉ lệ khác biệt một chút nên được sử dụng nhiều hơn trong những vùng không gian chật hẹp. Ngoài ra, nó có đến 10 style khác nhau để cho người sử dụng dễ lựa chọn. Typeface này cũng đang được bán trên Myfonts với mức giá 50$ cho mỗi style.
8. Futura
Kể từ khi ra mắt những phiên bản đầu tiên vào năm 1927 bởi Paul Renner, Futura đã được coi là một trong những typeface được yêu thích nhất cho tới bây giờ. Với cấu trúc hình học (geometric sans), nó có một vẻ ngoài hiện đại nhưng cũng rất lịch sự, trang trọng và có thể phù hợp với bất kỳ bản thiết kế nào.
Tính đến nay, Futura đã có hơn 10 style khác nhau và vẫn liên tục được cải tiến và phát triển theo năm tháng. Typeface này cũng được ưa chuộng trong rất nhiều logo, ấn phẩm và kể cả film, video. Những bộ phim bom tấn như Destiny, Interstellar hay Gone Girl cũng sử dụng Futura trong các poster chính thức của bộ phim.