Nghệ thuật vẽ Line trong thiết kế | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Nghệ thuật vẽ Line trong thiết kế

Nghệ thuật vẽ Line trong thiết kế

Ngày đăng 24/06/2021

Không phải ngẫu nhiên khi một số ý kiến cho rằng Line (đường) mới chính là thành phần quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến nhất thay vì Dot (điểm). Vậy vai trò của các Line là gì? Các Line phổ biến trong thiết kế hiện nay là gì? Cùng nhau tìm hiểu những câu hỏi trên trong bài dưới đây nhé!

Line là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều cách để trả lời cho câu hỏi tưởng chừng đơn giản trên.

Một nhà toán học có thể định nghĩa Line là đường đi qua ít nhất hai điểm trên một không gian xác định nào đó. Đối với các họa sĩ, khái niệm “đường” trong một số trường hợp lại được đồng hóa cùng khái niệm “nét” mà chúng ta thường gặp trong các thuật ngữ như nét chữ, nét bút, nét cọ. Trong một số trường hợp khác, “đường” và “nét” lại được coi là hai khái niệm khác nhau: đường thuộc về lý trí và cố định, trong khi nét thuộc về tình cảm, linh hoạt và phụ thuộc vào cảm xúc của người vẽ. Ở một mặt khác, đường lại được coi là một khái niệm nguyên thủy, không được định nghĩa.

Tuy nhiên, dù được hiểu theo cách nào hay trên bất kỳ phương diện nào, không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của Line. Line chính là một yếu tố cơ bản để xây dựng nên tất cả các yếu tố khác phức tạp hơn.

Ở bài viết này, định nghĩa Line là tập hợp của rất nhiều điểm.

Line trông như thế nào?

Như một thói quen, khi nhắc đến Line, hầu hết chúng ta đều sẽ nghĩ tới một đường thẳng, rõ nét và gãy gọn. Sự thật là, Line đa dạng hơn rất nhiều! Nhận diện của Line có thể được phân loại theo hướng, theo thuộc tính hoặc theo mục đích sử dụng.

Phân loại các Line phổ biến trong thiết kế

1. Đầu tiên và cũng là phổ biến nhất, Line được phân loại theo hướng.

Theo cách phân loại này, Line được chia ra làm 5 dạng: Vertical Line (đường dọc), Horizontal Line (đường ngang), Diagonal Line (đường chéo), Zigzag Line (đường zích – zắc) và Curved Line (đường cong).

Khi được áp dụng trong các bản vẽ hoặc bản thiết kế, mỗi loại đường này cũng sẽ mang những ý nghĩa khác nhau:

  • Đường dọc thường tạo cảm giác vững chãi, gợi cảm giác về độ cao, tương tự như dáng người khi đứng
  • Ngược lại, đường ngang lại giống như dáng người nằm, gợi sự cố định, ổn định, không có chuyển động
  • Đường chéo có thể chạy theo nhiều phương hướng khác nhau và vì vậy nên cũng có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo từng trường hợp. Đường chéo hướng đi lên gợi sự phát triển, tăng tiến. Ngược lại, đường chéo xuống thể hiện sự suy giảm. Đường chéo cũng là đường tạo ra độ sâu và chuyển động mạnh mẽ hơn so với đường ngang và đường dọc, vì vậy thường được sử dụng để điều hướng thị giác người xem vào những điểm trọng tâm trong tác phẩm
  • Đường zích – zắc về cơ bản mang nhiều đặc điểm chung với đường chéo. Tuy nhiên, sự lặp lại liên tục của các đường chéo cắt nhau có thể sẽ tạo cảm giác hỗn loạn hoặc cảnh báo sự nguy hiểm
  • Đường cong thường mang khá nhiều ý nghĩa như sự mềm mại, uyển chuyển. Đường cong còn có thể được chia ra thành đường tròn, đường chữ S, đường xoắn ốc,…

Xem thêm bài viết: Nghệ thuật tạo hình từ những con chữ

2. Phổ biến không kém hơn so với cách thứ nhất, cách thứ hai phân loại đường theo thuộc tính của chúng.

Đường có thể ngắn hoặc dài, dày hoặc mỏng, trơn hay gồ ghề, liên tục hoặc đứt quãng,… hoặc thậm chí là nhiều thuộc tính kết hợp lại với nhau. Nếu bạn kết hợp các thuộc tính hình dáng của đường cùng với các phương hướng khác nhau ở phần trước, kết quả thu được sẽ là không giới hạn.

Ví dụ, bạn có thể tạo ra đường nét đứt ngang, đường chéo nét dày, đường tròn đứt quãng,… Với nguồn nguyên liệu phong phú này, chắc hẳn các Designer sẽ có vô cùng nhiều ý tưởng sáng tạo dành cho bản thiết kế của mình.

3. Cách để phân loại các đường Line thứ ba là theo mục đích sử dụng của chúng.

Theo cách phân loại này , các đường nét cũng được chia thành 5 nhóm:

  • Contour Line: là đường được sử dụng để xác định cách cạnh (Edge) của vật thể trên bản vẽ hoặc bản thiết kế. Hiểu một cách đơn giản, Contour Line tạo ra ranh giới giữa phần bên trong và bên ngoài vật thể. Hầu hết những Line bạn gặp hàng ngày sẽ thuộc nhóm này
  • Decoration Line: Đúng tên gọi của chúng, Line thuộc nhóm này được sử dụng với mục đích trang trí. Trong hội hoạ, bạn sẽ gặp chúng dưới dạng những đường đan chéo nhau trong kĩ thuật Cross – Hatching nhằm thể hiện bóng hoặc đánh khối vật thể. Trong thiết kế đồ hoạ, Decoration Line lại thường hay được sử dụng để gạch chân chữ hoặc đóng khung các vật thể tạo điểm nhấn

  • Dividing Line: Dividing Line cũng là những đường thẳng được sử dụng để phân chia nhưng khác với Contour Line, chúng phân chia không gian. Bạn có thể sẽ bắt gặp nhóm Line này nhiều nhất trong những tờ báo, quyển sách hoặc những thiết kế dàn trang với dung lượng thông tin lớn khác. Dividing Line là một công cụ hiệu quả để phân chia các cột chứa văn bản hoặc chia tách không gian giữa các phần một cách rõ ràng
  • Implied Line: Nhóm Line này có thể được hiểu như là những đường vô hình hoặc đường tưởng tượng bởi chúng được tạo ra khi mắt chúng ta tự kết nối các điểm không liền kề lại với nhau. Ví dụ đường thẳng chúng ta có thể hình dung ra khi các phương tiện nối đuôi nhau trên Line, các chấm đầu dòng thẳng hàng nhau trên một văn bản,…
  • Psychic Line: Khi một vật thể trong bản thiết kế khiến mắt người xem di chuyển sang một điểm khác thì đường di chuyển đó được gọi là Psychic Line. Ví dụ như khi mắt bạn nhìn theo hướng một mũi tên chỉ sang bên.

Xem thêm bài viết: Maximalism – Nghệ thuật tối đa giữa một thế giới chuộng sự tối giản

Line là một trong những yếu tố cơ bản mà quan trọng của thiết kế. Nghệ thuật đường nét luôn giữ một vị trí quan trọng trong thế giới đồ họa. Line không chú trọng vào chi tiết, không lột tả tính chân thực mà thay vào đó dựa vào cách liên tưởng của người xem về vật thể được thể hiện trong tác phẩm. Bởi vậy có thể nói Nghệ thuật Line là cách tuyệt vời để ứng dụng chủ nghĩa tối giản (minimalism) mà vẫn truyền đạt thông điệp mạnh mẽ.

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Ngày đăng 24/06/2021
Một Designer sẽ không thể đi xa được nếu thiếu đi hành trang là nền tảng lý thuyết. Màu sắc bạn chọn có phù hợp với thông điệp bạn muốn gửi đi không? Bố cục của bạn đang gặp phải vấn đề gì? Font chữ của bạn liệu có phải là một lựa chọn đúng đắn? Tất cả những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời nếu như bạn đã có một nền tảng kiến thức chắc chắn.
Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Ngày đăng 24/06/2021
Khi nói đến thiết kế, việc kết hợp màu sắc hoàn hảo là bí quyết để có một tác phẩm bắt mắt. Đó là một trong những bước quan trọng nhất để Designer tạo ra một thiết kế đẹp. Màu sắc làm cho thiết kế sinh động và thu hút hơn, thậm chí đôi lúc chúng còn ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta.
Sự kiện mới nhất
Lễ Tốt Nghiệp VTC Academy TP.HCM: Khởi đầu hành trình vươn xa

Lễ Tốt Nghiệp VTC Academy TP.HCM: Khởi đầu hành trình vươn xa

08:30 - 11:00, Thứ 6, ngày 10/01/2025
TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
VTC Academy vinh dự là Nhà tài trợ địa điểm tại Giải đấu game Espring 2025

VTC Academy vinh dự là Nhà tài trợ địa điểm tại Giải đấu game Espring 2025

08:30 - 11:30, Thứ 7, ngày 04/01/2025
TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
Bài viết khác
Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Ngày đăng 24/06/2021
Một Designer sẽ không thể đi xa được nếu thiếu đi hành trang là nền tảng lý thuyết. Màu sắc bạn chọn có phù hợp với thông điệp bạn muốn gửi đi không? Bố cục của bạn đang gặp phải vấn đề gì? Font chữ của bạn liệu có phải là một lựa chọn đúng đắn? Tất cả những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời nếu như bạn đã có một nền tảng kiến thức chắc chắn.
Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Ngày đăng 24/06/2021
Khi nói đến thiết kế, việc kết hợp màu sắc hoàn hảo là bí quyết để có một tác phẩm bắt mắt. Đó là một trong những bước quan trọng nhất để Designer tạo ra một thiết kế đẹp. Màu sắc làm cho thiết kế sinh động và thu hút hơn, thậm chí đôi lúc chúng còn ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299