GAMIFICATION LÀ GÌ? 6 LỢI ÍCH KHI MANG GAME VÀO MARKETING
VTC Academy VTC Academy
Gamification là gì? 6 Lợi ích khi mang Game vào Marketing

Gamification là gì? 6 Lợi ích khi mang Game vào Marketing

Ngày đăng 09/11/2022

Gamification là một trong những phương thức Marketing ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ vào những đặc tính ưu việt mà nó mang lại. Đây được xem là “công cụ đắc lực” giúp chiến dịch Digital Marketing của thương hiệu được nâng lên một tầm cao mới. Vậy Gamification là gì? Hãy theo dõi ngay bài viết sau từ VTC Academy.

Gamification là gì?​

Gamification (Game hoá) được định nghĩa là quá trình lồng ghép các đặc tính của game (kỹ thuật, luật chơi, phương thức đánh giá…) vào nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing, Thiết kế, Lập trình … với mục đích tạo trải nghiệm hấp dẫn cho người dùng.

Gamification trong Digital Marketing là tập hợp các yếu tố giải trí, sáng tạo được doanh nghiệp tích hợp vào trang web, ứng dụng (app), email hay các chiến dịch truyền thông kỹ thuật số nhằm tăng số lượng người tiêu dùng tương tác với thương hiệu.

Các chiến thuật Gamification khuyến khích người dùng tham gia hoạt động nhiều hơn bằng cách khai thác tinh thần cạnh tranh và mong muốn giành chiến thắng của họ. Một điều hiển nhiên rằng mọi người sẽ quay trở lại website mình từng tương tác, điều đó giúp việc gắn kết được người dùng và doanh nghiệp được dễ dàng hơn.

gamification là gì

(Nguồn: Internet)

Hình thức Gamification Marketing phổ biến thường được sử dụng: Hệ thống huy hiệu, Xếp hạng thành tích, Thanh trạng thái thăng tiến … Có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới sử dụng chiến thuật này nhằm xây dựng ưu thế cạnh tranh khác biệt, một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Starbucks, Nike, Shopee, Tiki, Coca, Pepsi.

Khác với game (trò chơi) thông thường, Gamification Marketing sẽ sử dụng nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp/thương hiệu (coupon, voucher, quà tặng …) để tạo ra trò chơi, phần thưởng theo mục tiêu Marketing đề ra: tăng lợi nhuận hoặc tìm kiếm khách hàng mới. Các hình thức Gamification Marketing ngày càng đa dạng và sáng tạo hơn sau khi các Marketer nhận ra được những ưu thế và lợi ích to lớn mà nó mang lại trong những chiến dịch trước đó.

Điển hình cho việc áp dụng thành công Gamification là Black Rouge. Năm 2020, hãng son này bắt tay cùng công ty truyền thông Admicro (VCCorp) tổ chức mini game dưới hình thức Quiz Game mang tên “Lật hình tìm son”. Chỉ với hai ngày đầu, minigame đã thu về lượng tương tác khủng, sau 14 ngày thu hút được hơn 40.000 lượt chơi, thu về hơn 5.000 data khách hàng trong suốt chiến dịch.

black rouge

(Nguồn: Facebook Black Rouge Vietnam)

Tại sao Gamification nên được ứng dụng trong Digital Marketing?

Các yếu tố Gamification được yêu thích ứng dụng vào các chiến dịch của thương hiệu khi mà các nhà Marketing muốn:

  • Cải thiện mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu.
  • Tạo nhận thức về thương hiệu và lòng trung thành với thương hiệu.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Tạo buzz cho lần ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới của thương hiệu.
  • Đo lường hiệu quả và thu thập dữ liệu khách hàng dễ dàng.

Tăng mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu

Một trò chơi thú vị trên website sẽ làm cho trải nghiệm người dùng trở nên thú vị hơn và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Gamification giúp người tham gia vừa tương tác với chiến dịch của khách hàng vừa được giải trí bằng các trò chơi vui nhộn. Xét về khía cạnh tâm lý học, khách hàng có xu hướng nhấp vào các trang web có trò chơi vì tò mò hơn là các trang web tiếp thị thông thường.

Áp dụng các yếu tố Gamification Marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng giữ chân người dùng ở lại trang và thúc đẩy họ giới thiệu hoặc chia sẻ cho bạn bè của mình, từ đó giúp tăng lượng truy cập website. Điều này không chỉ giúp trang
web đạt được độ uy tín cao trong mắt Google mà còn tác động rất tích cực đến các hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) cho doanh nghiệp.

tối ưu hoá công cụ tìm kiếm

(Nguồn: Internet)

Tạo nhận thức về thương hiệu và lòng trung thành với thương hiệu

Hiện tại, chi phí dành cho việc tìm được một khách hàng mới cao hơn rất nhiều, gấp từ 5 đến 7 lần so với chi phí duy trì khách hàng cũ. Vì thế một số thương hiệu đặc biệt quan tâm việc làm thế nào để biến một khách hàng cũ trở thành khách hàng trung thành của mình.

Áp dụng các yếu tố trò chơi để tăng tương tác được xem là phương pháp tăng số lượng khách hàng trung thành. Một vài lý do khiến Gamification giữ chân khách hàng một cách hiệu quả:

  • Mang lại cho khách hàng cảm xúc và giá trị tích cực: Ngoài yếu tố giải trí, hình thức Marketing này còn có thể tri ân khách hàng bằng những chương trình tích điểm đổi quà, xếp hạng thành viên, v.v. Điều này giúp khách hàng cảm thấy bản thân đặc biệt và cũng là một phần quan trọng của doanh nghiệp.
  • Khách hàng cảm thấy gần gũi: Doanh nghiệp sử dụng các chiến thuật Gamification vào chiến dịch Marketing sẽ dễ dàng tạo hứng thú cho khách hàng, khiến họ muốn tiếp tục tương tác nhiều hơn. Phần lớn khách hàng thừa nhận rằng họ quay lại để tiếp tục tham gia trò chơi để tăng thứ hạng và giành phần thưởng. Khi tương tác đủ lâu, họ sẽ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu.

Với cách làm này, doanh nghiệp duy trì được số khách hàng sẵn có, tiết kiệm được gấp 5 lần chi phí tìm kiếm khách hàng mới.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng

Mức độ tương tác của người dùng với chiến dịch càng cao, tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng càng cao. Sử dụng Gamification Marketing là một trong những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này.

Gamification Marketing có khả năng truyền tải thông điệp tự nhiên, không quá gượng ép và gần gũi. Người dùng sẽ tiếp nhận quảng cáo với tâm lý thoải mái vì cho rằng trò chơi không mang nặng tính tiếp thị/quảng cáo sản phẩm, do đó họ có xu hướng phản hồi lại với lời kêu gọi hành động từ Gamification Marketing hơn các phương thức tiếp thị khác. Qua đó, khách hàng sẽ có ấn tượng về thông điệp sâu sắc hơn, dễ dàng ghi nhớ và mang lại cho họ những cảm xúc tích cực.

Nếu trò chơi kết hợp với phần thưởng như coupon hay voucher thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều. Giả dụ như người chơi nhận được phần thưởng là phiếu giảm giá 10% thì khả năng người đó dùng phiếu giảm giá để mua hàng cao hơn. Tích hợp thêm chương trình xúc tiến bán hàng cũng là một phương án hay mà thương hiệu cần cân nhắc triển khai để kích thích tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

momo lắc xì

(Nguồn: Momo.vn)

Tạo buzz cho lần ra mắt sản phẩm mới của thương hiệu

Theo Joan Schneider và Julie Hall, tác giả của The New Launch Plan, “Ít hơn 3% sản phẩm mới vượt quá doanh thu năm đầu tiên là 50 triệu đô la”, được hiểu rằng 97% sản phẩm mới không thành công trong việc tiếp cận thị trường. Lúc này, Gamification Marketing là một giải pháp tiềm năng nhất cho doanh nghiệp.

Sau khi giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với “đường cong lãng quên”, người tham dự sẽ ngừng ghi nhớ 70% thông tin nhận được trong vòng 24 giờ sau sự kiện ra mắt sản phẩm mới. Bằng việc lồng ghép yếu tố trò chơi, doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng khách hàng lưu giữ thông tin nhiều hơn, giúp ích cho quá trình mua bán và truyền thông sản phẩm. Ngoài ra, đặc tính vui tươi của game sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn từ những người tham gia và kích thích họ chia sẻ đến bạn bè của mình.

Lấy ví dụ từ thương hiệu thức ăn nhanh Domino’s Pizza ra mắt một ứng dụng vào năm 2015 cho phép người dùng dễ dàng đặt bánh pizza của họ, nhưng nó cũng cung cấp cho họ trải nghiệm chơi game. Nhờ Pizza Hero, khách hàng có cơ hội tạo ra những chiếc bánh pizza của riêng mình hoặc họ có thể chọn một chiếc từ menu bằng cách lắc smartphone như game Magic 8 Ball. Nhờ ứng dụng này, doanh số bán hàng của Domino’s đã tăng 30% tại United States, đạt 1 tỷ đô la Mỹ doanh số bán hàng online (theo tạp chí Forbes).

domino pizza hero

(Nguồn: Unit9.com)

Đo lường hiệu quả và thu thập dữ liệu khách hàng dễ dàng

Ưu điểm nổi bật của Gamification trong Digital Marketing chính là doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và đo lường hiệu quả chiến dịch. Trò chơi được tạo ra bởi thương hiệu, do đó tất cả mọi dữ liệu như phần thưởng, số người tham gia, lượng truy cập, lượt chia sẻ, v.v. đều nằm trong tay doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi một bên thứ ba nào khác. Tất cả các chỉ số này đều có thể thu thập qua các một trong những công cụ Digital Marketing Social Listening.

Thu thập dữ liệu khách hàng luôn là vấn đề mà mọi Marketer đều “đau đầu” khi nhắc đến bởi tính riêng tư và nhạy cảm của nó. Đa số người tiêu dùng có xu hướng tránh né các quảng cáo và không muốn lộ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, điều này khá dễ dàng đối với Gamification.

thu thập data khách hàng

(Nguồn: Internet)

Đa phần người dùng không ngại chia sẻ thông tin (địa chỉ liên hệ, sở thích sản phẩm) để đổi lấy phần thưởng (điểm, phần thưởng, bonus, thành tích, huy hiệu, giảm giá %…). Thương hiệu có thể thấy được mọi tương tác của khách hàng thông qua trò chơi, từ đó biết được yếu tố nào khách hàng thích nhất, không thích nhất, ưu đãi nào được quan tâm nhất, loại phiếu giảm giá nào được ưa chuộng nhất … Dữ liệu về hành vi khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng cho các chiến dịch Marketing trong tương lai, giúp doanh nghiệp biết được sở thích khách hàng và nghiên cứu xu hướng thị trường thuận lợi hơn.

Chi phí thực hiện chiến dịch thấp

Một trong những ưu điểm nổi bật của Gamification trong Digital Marketing so với các phương thức truyền thống là chi phí thực hiện thấp nhưng hiệu quả mang lại tối ưu. So với việc đặt Billboard, quảng cáo trên TV, … thì chi phí cho Gamification thấp hơn rất nhiều.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể thực hiện tốt hình thức marketing này mà không cần quá đau đầu về kinh phí, thậm chí còn có khả năng khiến doanh nghiệp của bạn trở nên thật hot chỉ sau một đêm. Đây là một trong những ưu điểm to lớn của Digital Marketing. Nếu chiến dịch game của bạn được triển khai thành công, số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra sẽ cực kì rẻ.

Mục đích của Gamification

Từ thập kỷ trước, các yếu tố Gamification đã được áp dụng vào các hình thức tiếp thị. Vậy mục đích của Gamification là gì? Có thể hiểu đơn giản mục đích của Gamification bao gồm các yếu tố sau:

  • Tạo sợi dây gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp bền chặt.
  • Khách hàng nhận được những trải nghiệm thú vị và giá trị tích cực sẽ tăng mức độ tin tưởng và thay đổi hành vi mua
    sản phẩm đến từ doanh nghiệp.
  • Tạo ra động lực thúc đẩy khách hàng tiếp tục tham gia vào các chương trình marketing, các website, app như một phần trong cuộc sống của họ và khiến họ muốn giới thiệu với bạn bè.
  • Tăng khả năng biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, giảm chi phí tìm kiếm khách hàng mới.
  • Gia tăng trải nghiệm với khách hàng, tạo ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ.

mục đích gamification là gì

(Nguồn: Internet)

Một số chiến dịch Gamification nổi tiếng trên TG

#1: Nike+: Vòng đeo tay theo dõi sức khỏe Fuelband

Vòng đeo tay theo dõi sức khỏe Nike+ Fuelband ra mắt lần đầu tiên vào tháng 01/2012 và từ đó được phát triển thành một môn thể thao được game hoá. Nike đã bứt phá khỏi vùng an toàn của mình với tư cách một thương hiệu nổi tiếng tích cực thúc đẩy khách hàng thay đổi lối sống lành mạnh bằng cách giữ cho thân hình cân đối. Phụ kiện phổ biến nhất cho đến nay là Nike+ Fuelband, vòng đeo tay với công nghệ đặc biệt có thể theo dõi chuyển động của người dùng. Để theo dõi quá trình tập luyện của mình, người dùng phải tải xuống Ứng dụng Nike+. Ứng dụng sẽ cung cấp cho người dùng các số liệu thống kê như lượng calo đốt cháy được, quãng đường đi, thời gian tập luyện …

App sẽ hiển thị cho người dùng kết quả về mức độ hoàn thành của người dùng so với mục tiêu hàng ngày của họ. Ngoài ra, người dùng còn có cơ hội tham gia thách đấu xếp hạng với bạn bè và cộng đồng. Dựa trên số điểm tích lũy dựa trên quãng đường đi, cộng đồng sẽ biết được ai đứng đầu bảng xếp hạng, những cá nhân xuất sắc có thể giành được danh hiệu và huy hiệu. Điều này giúp tạo động lực cho người dùng tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể cân đối, đồng thời tiếp tục sử dụng app đến từ thương hiệu Nike.

Kết quả: Số lượng người sử dụng Fuelband của Nike+ là 5 triệu người vào năm 2012.

nike+ fuelband

(Nguồn: Nike.com)

#2: My Starbucks Rewards

Vào năm 2017, khi doanh nghiệp dần mở rộng toàn cầu, với lượng khách hàng và cửa hàng hàng ngày một tăng lên, họ đã nhận ra rằng cần có sự thay đổi trong chương trình khách hàng thân thiết của mình. Thay vì sử dụng phương pháp thẻ tích điểm như mọi khi, Starbucks đã sử dụng chiến thuật Gamification bằng cách cho ra đời ứng dụng “Starbucks Rewards” hỗ trợ khách hàng trong việc theo dõi quá trình tích điểm, nâng cao trải nghiệm người dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Mỗi khi mua một sản phẩm Starbucks, khách hàng sẽ tích lũy được các ngôi sao như một đơn vị tính được sử dụng để tích điểm cho khách hàng thân thiết. Có ba cấp độ xếp hạng tùy thuộc vào mức độ trung thành của người dùng: Thành viên bạc, Thành viên vàng, Thành viên kim cương. Starbucks cũng có những phần thưởng ở từng chặng để người dùng phân nhỏ mục tiêu, tiếp thêm động lực cho người dùng tiếp tục sử dụng app.
Với mỗi mức điểm số, khách hàng sẽ nhận được những phần thưởng khác nhau như: Được tặng thêm một tách cà phê, voucher giảm giá, một món quà vào ngày sinh nhật hoặc thậm chí các thiết kế đặc biệt mang dấu ấn thương hiệu Starbucks.

Kết quả:

  • Doanh thu Starbucks tăng thêm 2,65 tỷ USD đến từ chương trình My Starbucks Reward.
  • Sau 2 năm kể từ khi áp dụng, số lượng khách hàng thân thiết tăng thêm 25%, lên đến 16 triệu khách hàng (2019).
  • Doanh thu năm 2019 tăng 4,6% so với quý cùng kỳ năm trước, lên đến 6,31 tỷ USD.

my starbucks rewards

(Nguồn: GadgetMatch)

#3: Heineken’s Star Player Game

Heineken từ lâu đã được biết đến như một công ty có thể tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cao cho người tiêu dùng và người dùng trực tuyến của họ.
Năm 2012, thương hiệu bia Heineken trở thành là nhà tài trợ chính thức cho trò chơi Champions League. Họ quyết định sử dụng trò chơi điện tử để tích cực thu hút người hâm mộ trong suốt sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về Heineken.

Trong thời gian diễn ra Champions League, người dùng có thể tải xuống ứng dụng Heineken. Quy tắc và luật chơi Heineken’s Star Player rất đơn giản. Trong khi xem trận đấu, người dùng có 30 giây để dự đoán chính xác một đội sẽ ghi bàn. Họ cũng được hỏi những câu trong tình huống nhất định như:

  • Hình phạt penalty có được chấp nhận không?
  • Họ có thể ghi bàn bằng đầu không?
  • Họ có thể ghi bàn trong vòng 20 giây không?

Với mỗi câu trả lời đúng người dùng sẽ được ghi điểm. Và trong thời gian nghỉ, bạn có thể kiếm được nhiều điểm hơn bằng cách trả lời các loại câu hỏi khác (ví dụ: Câu đố dạng quiz). Đây là một ví dụ tuyệt vời khi một nhà tài trợ có thể tương tác trực tiếp với người hâm mộ trong một trận đấu thể thao thay vì chỉ để logo của họ được hiển thị trên các biểu ngữ trong nhà thi đấu hoặc thông qua màn hình TV.

heineken star player

(Nguồn: Heineken)

Kết luận

Gamification vốn dĩ tồn tại từ lâu trong cuộc sống, thông qua các hoạt động của doanh nghiệp, thương hiệu nhưng chưa hình thành những hình thức phức tạp như ngày nay. Sự phức tạp ấy thay đổi theo thời gian, nhu cầu gia tăng trải nghiệm khách hàng của thương hiệu và nhu cầu muốn cải thiện hành trình mua sắm trở nên thú vị hơn của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong giai đoạn chuyển đổi số ngày nay, đòi hỏi các Marketer phải có một nền tảng kiến thức về Digital Marketing vững chắc.

Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với VTC Academy để được trang bị full-stack kỹ năng trở thành một chuyên viên Digital Marketing thôi nào!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Rớt Đại Học Có Được Xét Cao Đẳng Không? Có Nên Học Cao Đẳng Khi Trượt Đại Học?

Rớt Đại Học Có Được Xét Cao Đẳng Không? Có Nên Học Cao Đẳng Khi Trượt Đại Học?

Ngày đăng 27/10/2022
Rớt đại học có được xét cao đẳng không? Tất cả sẽ được VTC Academy giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau.
Trượt Đại Học Có Được Thi Lại Không? Những Điều Bạn Cần Chuẩn Bị Để Ôn Thi Lại Đại Học

Trượt Đại Học Có Được Thi Lại Không? Những Điều Bạn Cần Chuẩn Bị Để Ôn Thi Lại Đại Học

Ngày đăng 14/10/2022
Trượt Đại học có được thi lại được không? Trượt Đại học nên thi hay không? Hãy cùng VTC Academy truy tìm đáp án ngay trong bài viết dưới đây.
Xu hướng tuyển dụng đối với công việc Digital Marketing hiện nay

Xu hướng tuyển dụng đối với công việc Digital Marketing hiện nay

Ngày đăng 06/08/2024
Trong kỷ nguyên số hiện nay, ngành Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với các bạn trẻ. Công việc trong ngành này không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng phân tích và kỹ năng giao tiếp tốt. Với sự bùng nổ của các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực Digital Marketing ngày càng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ai đam mê và có kỹ năng phù hợp. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng tuyển dụng trong ngành, các vị trí công việc phổ biến, kỹ năng cần thiết và lộ trình phát triển nghề nghiệp.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Rớt Đại Học Có Được Xét Cao Đẳng Không? Có Nên Học Cao Đẳng Khi Trượt Đại Học?

Rớt Đại Học Có Được Xét Cao Đẳng Không? Có Nên Học Cao Đẳng Khi Trượt Đại Học?

Ngày đăng 27/10/2022
Rớt đại học có được xét cao đẳng không? Tất cả sẽ được VTC Academy giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau.
Trượt Đại Học Có Được Thi Lại Không? Những Điều Bạn Cần Chuẩn Bị Để Ôn Thi Lại Đại Học

Trượt Đại Học Có Được Thi Lại Không? Những Điều Bạn Cần Chuẩn Bị Để Ôn Thi Lại Đại Học

Ngày đăng 14/10/2022
Trượt Đại học có được thi lại được không? Trượt Đại học nên thi hay không? Hãy cùng VTC Academy truy tìm đáp án ngay trong bài viết dưới đây.
Các phong cách thiết kế và các loại logo phổ biến

Các phong cách thiết kế và các loại logo phổ biến

Ngày đăng 02/02/2024
Trong bài viết này, VTC Academy giới thiệu đến bạn các phong cách thiết kế logo và các loại logo phổ biến mà dân designer nên "nằm lòng" nhé. Click vào ngay nào!

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299