Nghịch lý buồn: Vào đại học bằng mọi giá nhưng rồi lại thấy chênh vênh!
VTC Academy VTC Academy
Nghịch lý buồn: Vào đại học bằng mọi giá nhưng rồi lại thấy chênh vênh!

Nghịch lý buồn: Vào đại học bằng mọi giá nhưng rồi lại thấy chênh vênh!

Ngày đăng 12/11/2020

Không phải ai trong số chúng ta cũng có thể trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để chọn được ngành học và ngôi trường phù hợp nhất với bản thân?” Việc chọn ngành nghề cũng như chọn cho mình ngôi trường phù hợp để “gửi gắm” tương lai sau khi học xong THPT là điều vô cùng quan trọng, bởi vì chọn sai cũng có nghĩa là bạn đã đặt mình vào một tương lai không an toàn và có nguy cơ phung phí không chỉ quãng đời thanh xuân mà cả mồ hôi nước mắt của cha mẹ.

Trên hành trình tìm kiếm hướng đi đúng đắn cho tương lai, không ít bạn trẻ vẫn cố gắng để vào đại học bằng mọi giá, nhưng không lâu sau lại cảm thấy chênh vênh vì lựa chọn của chính mình. Thử cùng giải mã nghịch lý này để tìm ra giải pháp cho vấn đề của rất nhiều sinh viên đại học những năm vừa qua.

Xem thêm bài viết: “Chúc mừng” các bạn đã trượt đại học!

Nghịch lý đầu tiên: Vỡ mộng khi bước chân vào giảng đường

Hầu như bất kỳ ai khi vừa trở thành sinh viên và chân ướt chân ráo bước vào giảng đường đại học, cảm giác đầu tiên đều là sự sung sướng trước viễn cảnh thoát khỏi sự kìm kẹp từng ly từng tí của gia đình để chính thức bước vào quãng đời màu hồng: tự do và được làm mọi thứ mình muốn.

Nhưng sự thật thì sao?

Đương nhiên là bạn sẽ được tự do hơn so với khi còn học phổ thông, nhưng bạn sẽ sớm trải qua chuỗi ngày buồn chán lê gót lên giảng đường với hàng tá môn học “khô cằn” chứ chẳng phải đầy thú vị như trong suy nghĩ. Điều bạn phải đối mặt với cái mác sinh viên năm nhất chính là những môn đại cương có tác dụng gây buồn ngủ – trừ khi bạn thật sự quan tâm đến những nội dung ít liên quan đến chuyên ngành! Giáo trình triết học dài ngoằng với rất nhiều khái niệm khó hiểu, lớp thì quá đông và giảng viên gần như chỉ nói cho đủ thời gian đứng lớp, còn bạn sẽ sớm nhận ra mình chỉ có mặt để điểm danh và không bị cấm thi do vắng mặt quá nhiều. Liên tiếp chuỗi ngày học những môn đại cương thiếu tính thực tiễn sẽ khiến bạn cảm thấy mất dần hứng thú, những giờ lên lớp bắt đầu thưa dần và thay vào đó sẽ là câu nói với đứa bạn cùng lớp: “Hôm nay mày điểm danh hộ tao nhé!”

Rồi thì chuỗi ngày đánh vật với những môn học đại cương bắt buộc ở cấp đại học cũng qua đi trong tiếng thở phào, và bạn tự động viên mình rằng giờ sẽ là lúc bản thân tỏa sáng với những môn học chuyên ngành yêu thích, tinh thần chủ động của một sinh viên đã trưởng thành sẽ được phát huy triệt để. Thực tế chẳng màu hồng như vậy đâu! Trái với khi học phổ thông có các thầy cô bộ môn kèm cặp sát sao, khảo bài liên tục và kiểm tra dày đặc, ở đại học thầy cô sẽ không đóng vai trò bảo mẫu hay cầm tay chỉ việc, nếu bạn không có tính chủ động tối đa cùng khả năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm,… và chống lại vô số cám dỗ bên ngoài giảng đường thì việc hoàn thành các bài luận, đồ án sẽ sớm trở thành “ác mộng” và qua môn thôi cũng là thử thách khó nhằn chứ đừng nói đến việc tốt nghiệp một cách vẻ vang.

Và nói nhỏ với nhau về một thực trạng vẫn đang tồn tại nhiều năm qua, có một điều nữa khiến bao sinh viên vỡ mộng về giảng đường đại học chính là: Tại sao mình và đứa bạn học như nhau, làm bài như nhau nhưng nó lại qua môn còn mình thì thi lại? Đôi khi là vì đứa bạn của mình nhanh nhạy hơn nên biết cách đi “cửa sau” và trót lọt, còn mình thì không! Đây là câu chuyện không phổ biến và là những “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng chẳng ít sinh viên đã có dịp trải nghiệm trong thời gian đi học.

Nghịch lý thứ hai: Hoang mang câu chuyện tìm việc sau khi ra trường

Đời sinh viên tưởng như sẽ kết thúc vẻ vang với tấm bằng loại giỏi – phần thưởng xứng đáng cho những ai nỗ lực ngày đêm, nhưng nghịch lý tiếp theo lại sớm xuất hiện: không ít cử nhân đại học ngậm ngùi “xếp xó” tấm bằng danh giá để làm một công việc chẳng liên quan đến chuyên môn. Tệ hơn, nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp, hay chấp nhận từ bỏ chốn thị thành để về quê theo đuổi một công việc chẳng cần mất bốn năm dùi mài kinh sử.

Xem thêm bài viết: Có phải cứ học giỏi, điểm cao thì mới thành công hay không?

Đây không phải một câu chuyện nói cho vui, mà thực trạng này đã nhức nhối suốt nhiều năm qua và có thể thấy ngay trên số liệu của Tổng cục Thống kê Quý 4/2019:

Số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng là 92,5 nghìn người (tăng 13,5 nghìn người so với quý 3/2019 và tăng hơn 11 nghìn người so với quý 4/2018), trình độ đại học trở lên là 200,2 nghìn người (tăng 13,4 nghìn người so với quý 3/2019 và tăng 64,39 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch covid 19, số người thất nghiệp trong Quý 2/2020 tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Cơ cấu người đăng ký thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%)

Nguồn: Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2020)

Cũng theo như kết quả tổng hợp từ các hồ sơ đăng ký thất nghiệp trong Q1/2020 và Q2/2020 cho thấy: Đối với người thất nghiệp có chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là người có trình độ đại học trở lên (gấp hơn 2 lần so với những người có trình độ khác).

Nhìn bảng thống kê này bạn có cảm thấy lo lắng, chênh vênh không? Nếu bạn bảo không, chắc hẳn bạn đã được trải sẵn “thảm đỏ” khi ra trường rồi nhỉ?

Và sau những chuỗi ngày chênh vênh lo lắng, không ít sinh viên bắt đầu tự hỏi:

“Tôi có nên bỏ học không?”

“Tôi có nên bắt đầu lại?”

“Liệu bố mẹ tôi có đồng ý khi tôi bất ngờ thú nhận rằng con cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ học?”

Hàng trăm câu hỏi bắt đầu xuất hiện và lặp đi lặp lại trong suy nghĩ của bạn, bạn nhận ra mình đã chọn sai ngành, hay tệ hơn, dù chọn đúng ngành nhưng môi trường học này không phù hợp với bản thân. Bạn muốn làm lại nhưng lo lắng bố mẹ buồn, bạn bè sẽ dị nghị. Nhưng bạn à, thanh xuân không dài vô tận và nếu không dũng cảm tìm ra cho mình một hướng đi, sau này rất có thể bạn sẽ hối hận khi tiếp tục chênh vênh trên con đường tìm việc vì chẳng có “vũ khí” gì sắc bén trong tay ngoài tấm bằng đại học với rất ít đam mê và nhiệt huyết.

Xem thêm bài viết: Nên chọn hướng đi nào khi không học đại học?

Lời kết

Nếu bạn đang cảm thấy thật sự hài lòng và hạnh phúc với lựa chọn của mình và có những ngày tháng tuyệt vời trên giảng đường đại học – chúc mừng bạn!
Nhưng, nếu bạn đang hoang mang, băn khoăn và mất định hướng? Phải làm gì để tuổi trẻ không trôi qua trong vô nghĩa và phí hoài? Có thật tương lai đã bế tắc và bạn chỉ còn duy nhất một lựa chọn là cố gắng trải qua bốn năm dài lê thê trong sự chán chường?

Cùng đón đọc kỳ tiếp theo, “Không bao giờ là muộn để dũng cảm theo đuổi một khởi đầu mới”.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Đại học không phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công!

Đại học không phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công!

Ngày đăng 09/11/2020
Tuổi mười tám luôn phải đứng trước nhiều nhiều lựa chọn. Đại học là con đường mà phần lớn các bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ. Tuy nhiên, đó có thể là con đường ngắn nhất, nhưng chắc chắn không phải duy nhất.
Đừng phí 2-4 năm học nếu không xác định 5 điều sau

Đừng phí 2-4 năm học nếu không xác định 5 điều sau

Ngày đăng 21/10/2020
Nếu mở một cuộc điều tra với câu hỏi “Tại sao em lại quyết định học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT?”, câu trả lời của nhiều bạn có lẽ sẽ khiến chúng ta bất ngờ.
Render là gì? Danh sách các phần mềm Render tốt nhất 2024

Render là gì? Danh sách các phần mềm Render tốt nhất 2024

Ngày đăng 01/01/2024
VTC Academy sẽ giải đáp cho bạn render là gì, vai trò của render trong thiết kế đồ họa và giới thiệu cho bạn một số phần mềm render tốt nhất năm 2023 nhé!
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Đại học không phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công!

Đại học không phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công!

Ngày đăng 09/11/2020
Tuổi mười tám luôn phải đứng trước nhiều nhiều lựa chọn. Đại học là con đường mà phần lớn các bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ. Tuy nhiên, đó có thể là con đường ngắn nhất, nhưng chắc chắn không phải duy nhất.
Đừng phí 2-4 năm học nếu không xác định 5 điều sau

Đừng phí 2-4 năm học nếu không xác định 5 điều sau

Ngày đăng 21/10/2020
Nếu mở một cuộc điều tra với câu hỏi “Tại sao em lại quyết định học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT?”, câu trả lời của nhiều bạn có lẽ sẽ khiến chúng ta bất ngờ.
Lập trình Game là gì? Lộ trình học lập trình Game cho người mới

Lập trình Game là gì? Lộ trình học lập trình Game cho người mới

Ngày đăng 02/01/2024
Có bao giờ bạn chơi game và tự hỏi “làm cách nào mà người ta có thể tạo ra một trò chơi nhỉ?” Một dự án phát triển game sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, trong đó các nhà lập trình game đóng vai trò khá quan trọng. Vậy lập trình game là gì? Công việc của nhà lập trình game bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé!

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299