Phụ huynh chọn nghề cho con: Đúng hay sai?
VTC Academy VTC Academy
Phụ huynh chọn nghề cho con: Đúng hay sai?

Phụ huynh chọn nghề cho con: Đúng hay sai?

Ngày đăng 25/07/2021

Việc định hướng cho các em học sinh tốt nghiệp THCS, THPT một nghề nghiệp ổn định và phù hợp chưa bao giờ là điều dễ dàng với các bậc cha mẹ. Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình lớn lên sẽ làm những ngành nghề có thu nhập cao và có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Sự phát triển của công nghệ 4.0 dẫn tới việc hình thành nhiều ngành nghề mới, khiến các phụ huynh và bạn trẻ không dễ chọn lựa ngành nghề phù hợp. Từ đây, câu chuyện chọn trường nào, học nghề nào đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc cha mẹ. Thế nhưng, thay con quyết định nghề nghiệp có phải là một việc làm đúng đắn và phù hợp hay không?

Chọn nghề cho tương lai của con hay viết tiếp giấc mơ dang dở của bố mẹ?

Xuất phát từ tấm lòng yêu con, luôn muốn chở che, bao bọc và bảo vệ các con trước các sóng gió, mà nhiều bậc phụ huynh đã thay con lựa chọn các quyết định khó khăn trong cuộc đời. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc trong mắt phụ huynh, những bạn trẻ vừa rời ngưỡng cửa THPT vẫn còn khờ dại, chưa va chạm với cuộc sống nhiều nên các em chưa thể nhận thức, xác định được đâu là công việc phù hợp với mình. Bên cạnh đó, một số gia đình lại mong muốn con mình có thể viết tiếp ước mơ hoặc nối nghiệp của bố mẹ để thành đạt hơn, tiếp quản và kế thừa sự nghiệp.

Bạn L.N.H.M (học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) chia sẻ: “Mình muốn chọn ngành liên quan đến Quản trị nhà hàng – Khách sạn nhưng bố mẹ mình thì phản đối gay gắt khi mình chọn ngành này và có cái nhìn tiêu cực với nó. Bố mẹ ép mình phải theo ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin hoặc Ngân hàng, vì cả dòng họ mình không ai theo ngành Quản trị nhà hàng – Khách sạn. Trong khi, mình học ban xã hội, mình biết bản thân mình yếu kém các môn tự nhiên khối A, B và không có năng lực ở lĩnh vực mà cha mẹ mong muốn. Mặc dù mình đã cố thuyết phục, nhưng cha mẹ vẫn kiên quyết và bảo thủ với suy nghĩ đó. Mình cảm thấy bất lực và chán nản trước quyết định đó của cha mẹ, nhưng lại không thể làm gì khác ngoài việc nghe theo.”

Các đấng sinh thành thường định hướng nghề nghiệp cho con cái dựa theo kế hoạch và mong muốn của bản thân vì nghĩ rằng, họ có kinh nghiệm và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con mình. Vì vậy, nhiều cha mẹ nghĩ việc chọn ngành, chọn trường do cha mẹ quyết định là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, đôi khi đó lại là một phương pháp giáo dục sai lầm và tạo ra những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển và trưởng thành của các bạn học sinh.

Kinh nghiệm của những người đi trước là rất quý báu, tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của thời đại, việc lựa chọn dựa trên kinh nghiệm lại không phải một ý kiến hay. Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự biến đổi của thế giới có thể chỉ cần tính bằng phút, bằng giây bởi những chi phối mạnh mẽ của nền tảng công nghệ thông tin. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được tin rằng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời kéo theo những rủi ro nhất định. Thị trường lao động được dự báo sẽ có nhiều sự thay đổi khi công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào nhiều ngành nghề. Sẽ có rất nhiều lĩnh vực phụ huynh biết trước đây sẽ bị biến đổi, thậm chí biến mất. Bởi vậy, đừng để kinh nghiệm và định kiến trở thành rào cản ngăn bước tiến của con.

Các khảo sát cho thấy, một trong những nguyên nhân chọn ngành, chọn trường của các bạn sĩ tử là chọn vì cha mẹ muốn. Cứ mỗi mùa tuyển sinh, hàng trăm phụ huynh tất bật gọi điện đến các trường Đại học, Cao đẳng và các buổi tư vấn, hướng nghiệp để tham khảo và điều chỉnh nguyện vọng cho con, trong khi đó đáng ra là việc mà các thí sinh nên làm. Có nhiều trường hợp, một số bạn nghe theo ý kiến gia đình nhưng trong quá trình học lâu dài, họ mất dần hứng thú, kết quả học tập sa sút và có thể bỏ ngang việc học khiến mọi việc vừa dở dang vừa lãng phí tiền bạc, thời gian lẫn công sức.

Xem thêm bài viết: Sống chậm lại để hiểu con hơn

Chuộng thành tích: Lỗi tại ai?

Thành tích là một trong những động lực thôi thúc mỗi cá nhân, tập thể nỗ lực phấn đấu nhưng vì sao từ ngữ đẹp đẽ này lại gắn liền với “bệnh thành tích”?! Vì sao ngày càng có nhiều trẻ bị “bệnh thành tích”? Đào sâu vào nguyên do gốc rễ, phải nói đến yếu tố giáo dục gia đình đầu tiên.

Trong xã hội hiện đại luôn coi trọng bằng cấp này, có bao nhiêu cha mẹ tự hào khẳng định mình chỉ mong con vào trường nghề chứ đừng đua chen vào trường Đại học danh tiếng? Trong cuộc đua thành tích, có bao nhiêu cha mẹ chấp nhận con chỉ cần học được mức khá, còn điểm 9, điểm 10 và mấy cái danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc ấy thì không đáng bận tâm? Trong bối cảnh người người nhà nhà đăng ký cho con học thêm, có bao nhiêu cha mẹ chấp nhận cho con trẻ vừa học vừa chơi miễn con cảm thấy thoải mái? Có lẽ là rất ít!

Các bậc phụ huynh vì đặt kỳ vọng vào sự học của con mà không tiếc đầu tư tiền bạc và hy vọng rằng con sẽ có tương lai xán lạn hơn cho “bằng bạn bằng bè”. Nhưng sẽ ra sao nếu những kỳ vọng ấy quá sức và các bạn trẻ phải gồng mình để thực hiện theo ước mong thành tích của cha mẹ và tạo nên những áp lực vô hình đè nặng lên đôi vai?
Trong ký ức tuổi thơ của nhiều bạn trẻ, không có nhiều kỷ niệm vui vẻ và đáng nhớ ngoài việc chạy đua theo những con điểm trên trang giấy trắng và những danh hiệu cao quý. Lớn hơn một chút thì các bạn tự ép mình học ngành mà mình không hứng thú, cũng chẳng phù hợp để chiều ý gia đình. Cuối cùng, các bạn đánh mất động lực và mất phương hướng trong chính những lựa chọn của mình. Dù có cố gắng học để tốt nghiệp thì sau này đi làm cũng khó đạt được thành công trong công việc cũng như cuộc sống cá nhân.

Xem thêm bài viết: Bỏ học đại học để theo đuổi đam mê: Đúng hay sai?

Kết
Trước ngưỡng cửa cuộc đời có muôn ngàn lối rẽ, tâm hồn non nớt của các bạn tuổi 18 nhất định không tránh khỏi lo âu, choáng ngợp. Chọn nghề là một trong những bước ngoặt quan trọng mà các bạn nên tự mình đối mặt. Lựa chọn đúng, tương lai của các bạn sẽ vững vàng. Nếu chọn nhầm thì có lẽ sẽ phải mất thời gian để vượt qua kèm theo tiếc nuối, thất vọng. Nhưng đây cũng là một trong những điều các bạn buộc phải đối diện để trưởng thành. Đã đến lúc phụ huynh hãy buông tay để các bạn trẻ có cơ hội tự lập, chịu trách nhiệm với cuộc đời mình, thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào gia đình. Câu chuyện hướng nghiệp trọn đời không phải chuyện một sớm một chiều là có thể làm tốt, điều này đòi hỏi nỗ lực và kiên trì lâu dài từ phía gia đình, nhà trường và chính bản thân các bạn học sinh.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Bỏ học đại học để theo đuổi đam mê: Đúng hay sai?

Bỏ học đại học để theo đuổi đam mê: Đúng hay sai?

Ngày đăng 24/07/2021
(Theo Báo Giáo Dục) - Chúng ta vẫn thường nói rằng: “Đại học không phải là con đường duy nhất”. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy đa số học sinh và cả phụ huynh hiện nay vẫn muốn con em mình vào được Đại học, dù nhiều người không trả lời được câu hỏi: Vào Đại học để làm gì?
Sống chậm lại để hiểu con hơn

Sống chậm lại để hiểu con hơn

Ngày đăng 23/07/2021
Ngày càng có nhiều trẻ bị áp lực với chính những điều đơn giản nhất xung quanh mình. Nhiều tổn thương sâu âm ỉ về tâm lý của các em có độ tuổi dậy thì mà cha mẹ không nhận ra, để đến tuổi trưởng thành thì căn bệnh tâm lý mới bộc lộ trong sự nặng nề đến chết lặng...
Hướng dẫn chi tiết từng bước để viết kịch bản phim hoạt hình hoàn hảo

Hướng dẫn chi tiết từng bước để viết kịch bản phim hoạt hình hoàn hảo

Ngày đăng 19/08/2024
Khi bàn luận về lĩnh vực phim ảnh thì không thể không nhắc đến “kịch bản phim”. Nó được ví von như là linh hồn và là nền tảng cho một bộ phim thành công. Giống như một bản nhạc, kịch bản là bản thiết kế chi tiết, định hình mọi yếu tố từ nhân vật, cốt truyện đến bối cảnh, tạo nên một thế giới sống động và cuốn hút. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, bạn hãy cùng VTC Academy bước vào thế giới nghệ thuật và khám phá cách tạo ra một kịch bản phim hoạt hình lôi cuốn khán giả nhé!
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Bỏ học đại học để theo đuổi đam mê: Đúng hay sai?

Bỏ học đại học để theo đuổi đam mê: Đúng hay sai?

Ngày đăng 24/07/2021
(Theo Báo Giáo Dục) - Chúng ta vẫn thường nói rằng: “Đại học không phải là con đường duy nhất”. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy đa số học sinh và cả phụ huynh hiện nay vẫn muốn con em mình vào được Đại học, dù nhiều người không trả lời được câu hỏi: Vào Đại học để làm gì?
Sống chậm lại để hiểu con hơn

Sống chậm lại để hiểu con hơn

Ngày đăng 23/07/2021
Ngày càng có nhiều trẻ bị áp lực với chính những điều đơn giản nhất xung quanh mình. Nhiều tổn thương sâu âm ỉ về tâm lý của các em có độ tuổi dậy thì mà cha mẹ không nhận ra, để đến tuổi trưởng thành thì căn bệnh tâm lý mới bộc lộ trong sự nặng nề đến chết lặng...
Thiết Kế Nhân Vật Game Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu

Thiết Kế Nhân Vật Game Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu

Ngày đăng 11/07/2024
Có bao giờ bạn say mê thích thú một nhân vật game khi đang chơi một trò chơi vì tạo hình hấp dẫn, câu chuyện thú vị của nó. Đằng sau đó là một quá trình kỳ công để thiết kế một nhân vật game, vậy hãy cùng VTC Academy tìm hiểu thiết kế nhân vật game và quy trình tạo ra một nhân vật game hoàn hảo. 

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299