20 chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing
VTC Academy VTC Academy
20 chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing

20 chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing

Ngày đăng 20/07/2022

Khi bắt đầu một chiến dịch Digital Marketing thì việc đo lường và phân tích các chỉ số là một việc không thể bỏ qua. Đó là chìa khóa quan trọng cho việc tối ưu các quy trình trong chiến dịch để mang lại kết quả mong đợi. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ chia sẻ về 20 chỉ số đo lường hiệu quả Digital Marketing quan trọng mà mọi Marketers nên nắm chắc để vận hành một chiến dịch Marketing trên nền tảng số một cách hiệu quả.

1. Overall Website Traffic (Lưu lượng truy cập website)

Overall website traffic đề cập đến lưu lượng người dùng truy cập vào một trang web nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Traffic là một trong những Digital Marketing KPI quan trọng của một website mà bạn nên lưu ý.

overall-website-traffic

Số lượng người truy cập một trang web sẽ phụ thuộc vào nội dung của trang web, mục tiêu truy cập của người dùng và cách họ khám phá ra trang web. Vì vậy, nếu bạn muốn tăng thêm lượng truy cập vào website thì bạn phải:

  • Tối ưu hóa các tính năng trên website để nâng cao trải nghiệm của người dùng.
  • Tạo ra những nội dung chất lượng và phù hợp với người xem
  • Quảng cáo nội dung trên các kênh truyền thông khác
  • Chạy quảng cáo để hướng đối tượng mục tiêu về website

Việc theo dõi và đo lường traffic thường xuyên sẽ giúp Digital Marketers hiểu được các insight của người dùng, đánh giá được chiến dịch nào đem về nhiều traffic, khung giờ nào người dùng truy cập nhiều nhất và nội dung nào được quan tâm nhất. Từ đó, bạn có thể đưa ra những chiến lược và kế hoạch phù hợp.

2. Traffic By Source (Nguồn truy cập)

Đây là chỉ số cho bạn biết được người dùng truy cập website của bạn đến từ đâu. Nó giúp bạn xác định được đâu là nguồn truy cập vào website nhiều nhất và chất lượng nhất để đưa ra những kế hoạch phù hợp.

traffic-by-source

Theo Google Analytics, có 8 nguồn truy cập vào website chính được đo lường bởi Google, gồm:

  • Organic search: Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó và nhấp vào website của bạn trong bảng xếp hạng kết quả Google.
  • Direct: Lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website của bạn mà không thông gia bất kỳ kênh nào khác.
  • Email: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn sau khi nhấp vào link trong email mà bạn gửi cho họ.
  • Social: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, …
  • Referral: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua đường dẫn giới thiệu từ website khác.
  • Affiliates: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua đường dẫn giới thiệu từ các nhóm affiliate hoặc đối tác.
  • Paid search: Lượng người dùng truy cập vào website khi họ nhấp vào link đính kèm trong quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Display: Lượng người dùng truy cập vào website khi họ nhấp vào link đính kèm trong quảng cáo hiển thị trên Youtube, các trang báo online, …

Xem thêm bài viết: Một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo trong Digital Marketing

3. Sessions (Phiên truy cập)

Chỉ số này cho biết chuỗi hành động của người dùng trên website của bạn trong một khoảng thời gian cụ thể. Khi người dùng truy cập vào website thì được xem là một session. Trong một session này, họ có thể thực hiện nhiều hành động trên website như nhấp chuột, lướt xem nội dung, chọn sản phẩm, mua hàng, ….

sessions

Một session sẽ được bắt đầu tính khi người dùng truy cập vào website và kết thúc khi người dùng không có bất kỳ tương tác nào trên website trong 30 phút. Trong 30 phút này, nếu bạn thực hiện một hành động bất kỳ trên website thì Google sẽ gia hạn thêm 30 phút nữa kể từ lần tương tác đó trước khi kết thúc session. Một người dùng có thể có nhiều session trên cùng một website.

4. New Visitors và Returning Visitors (Người dùng mới và Người dùng quay trở lại)

New Users là số lượng người dùng lần đầu tiên truy cập vào website của bạn.

Returning Visitors là lượng người dùng đã từng truy cập vào website của bạn và hiện đang truy cập lại lần nữa.

new-visitors-va-returning-visitors

Khi một người dùng vào website của bạn, Google sẽ tạo ra một đoạn mã cookie theo dõi thiết bị của người đó. Nếu Google không thấy đoạn mã tương tự tồn tại trên thiết bị truy cập của người này thì Google sẽ đánh dấu họ là New Users, ngược lại, Google sẽ tính đây là Returning Visitors.

Muốn tăng lượng người dùng mới truy cập vào website và lượng người dùng cũ quay lại thì bạn nên:

  • Tạo ra những nội dung có giá trị và liên quan đến insight của người dùng.
  • Viết những bài blog, bài báo với bộ từ khóa đang có traffic cao.
  • Tận dụng các trang mạng xã hội để quảng bá các nội dung này, tạo thêm 1-2 hashtag liên quan.
  • Gửi email về những nội dung vừa mới xuất bản đến người dùng đã đăng ký.

5. Impressions (Số lần hiển thị)

Impression là tổng số người xem quảng cáo của bạn, không cần họ phải truy cập hay tương tác với quảng cáo đó. Chỉ số Digital Marketing này được tính bằng số lần quảng cáo của bạn hiển thị trên các nền tảng mà bạn quảng cáo.

impressions

Quảng cáo của bạn có thể hiện nhiều lần với một người xem. Một lần hiển thị sẽ được tính là một impression. Để đạt được số lượng người truy cập thì bạn phải tính toán lượng impression phù hợp.

6. Reach (Số người tiếp cận)

Đây là một chỉ số KPI trong Marketing mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp. Reach là số lượng người xem quảng cáo hay bài viết của bạn. Chỉ số này cho bạn biết phạm vi tiếp cận của chiến dịch truyền thông của mình.

Trong quá trình chạy quảng cáo, một người có thể xem nhiều quảng cáo nhưng vẫn chỉ được tính là 1 reach. Do đó, lượng Impression luôn luôn cao hơn Reach. Đồng thời, số người tiếp cận luôn nhiều hơn so với số người tương tác.

Một số cách để tăng phạm vi tiếp cận là:

  • Phủ sóng hoạt động trên nhiều nền tảng social.
  • Kết nối cộng đồng người ủng hộ và theo dõi bạn.
  • Quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau nơi khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên truy cập.

7. Frequency (Tần suất hiển thị)

Frequency là số lần mà quảng cáo của bạn hiển thị với người xem. Ví dụ, anh A thấy quảng cáo của bạn 3 lần thì frequency là 3. Chỉ số này được xác định bằng cách lấy Impressions (tổng số lần quảng cáo hiển thị) chia cho Reach (số lượng người mà quảng cáo tiếp cận được).

frequency

Khi chạy một chiến dịch quảng cáo, bạn phải xác định một người cần phải xem quảng cáo bao nhiêu lần là phù hợp và đủ để đem lại kết quả bạn mong muốn. Nếu tần suất quá ít thì không đủ ảnh hưởng đến hành động của người xem. Ngược lại, nếu tần suất quá nhiều thì sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho họ.

8. Engagement (Lượt tương tác)

Engagement là chỉ số đo lường tổng lượt tương tác được thực hiện trên bất kỳ quảng cáo hay bài đăng trên các kênh Marketing khác, các trang mạng xã hội, như là nhấp vào, thích, chia sẻ, bình luận, report, …

engagement

Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nội dung. Bạn có thể trả tiền để tăng lượng tiếp cận nhưng engagement chỉ tăng khi người xem muốn tương tác với nội dung của bạn. Do đó, việc đầu tư vào chất lượng nội dung rất là quan trọng.

9. Page Views (Lượt xem trang)

Đây là chỉ số đo số lần mà một người truy cập vào một trang web nhất định. Pageview là một chỉ số quan trọng để đánh giá độ uy tín và chất lượng của một trang web.

page-views

Ví dụ, khi một người truy cập vào trang web A thì webpage sẽ được tính là 1. Trong trường hợp người đó liên tục tải lại trang web đó đó 20 lần, thì Google Analytics sẽ tình trang web A có 20 pageview.

10. Most Visited Pages (Các trang được truy cập nhiều nhất)

Chỉ số này thể hiện được hành vi của người dùng trên website của bạn. Nó cho thấy trang nào trên website của bạn được truy cập nhiều nhất và ở lại lâu nhất.

Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xác định được những nội dung thu hút người xem và phát triển thêm nhiều nội dung liên quan.

11. Average Session Duration (Thời lượng phiên trung bình)

Đây là chỉ số đo lường thời gian trung bình một người dùng ở lại trên website của bạn. Nếu người dùng ở lại trên website của bạn lâu cho thấy bạn có nội dung tốt. Ngược lại, bạn phải xem xét lại các vấn đề như tốc độ tải trang, giao diện, nội dung, …

average-session-duration

Tùy thuộc vào từng ngành hàng hoặc lĩnh vực mà số liệu về thời lượng phiên trung bình có thể khác nhau. Theo nghiên cứu của Brafton, người xem thưởng ở lại lâu hơn trên các website về bệnh viện và sức khỏe, tiếp đến là ngành tài chính và nhanh nhất là ngành công nghệ thông tin.

12. Bounce Rate (Tỷ lệ bỏ trang)

Bounce rate là tỷ lệ người dùng thoát khỏi website của bạn sau khi chỉ xem một trang. Nếu chỉ số này càng cao, chứng tỏ bạn cần phải xem xét lại website của mình.

bounce-rate

Một số lý do phổ biến dẫn đến bounce rate cao như:

  • Trang web tải quá chậm
  • Người dùng không tìm thấy nội dung họ muốn xem
  • Trang web bị lỗi
  • Thao tác trên trang web quá rườm rà

Xem thêm bài viết: Top 12 chứng chỉ digital marketing quốc tế giúp nâng cấp bản thân

13. Exit Rate (Tỷ lệ thoát trang)

Chỉ số này cho biết tỷ lệ người dùng thoát khỏi website từ một trang cụ thể trên website đó. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy tổng số lần thoát trên toàn website chia cho tổng số lần xem các trang trên website (pageview).

Khác với bounce rate, exit rate chỉ được tính cho từng trang trên một website. Một người truy cập vào trang A của một website, sau khi đọc hết nội dung của trang này, người đó thoát ra và truy cập vào các trang khác trên website đó. Khi này, số lần thoát của trang A sẽ tăng thêm 1 trong khi số lần thoát trên các trang còn lại vẫn được giữ nguyên.

14. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Conversion rate là chỉ số Digital Marketing quan trọng, đo lường tỷ lệ người dùng thực hiện các hành động mà mình mong muốn. Tùy theo từng chiến dịch mà mục tiêu chuyển đổi có thể khác nhau. Ví dụ như mục tiêu mua hàng, lượt tải app, lượt người theo dõi, lượt người để lại thông tin, …

conversion-rate

15. Open Rate (Tỷ lệ mở email)

Mặc dù Email Marketing không còn là xu hướng Digital Marketing mới, nhưng đây vẫn là hoạt động Marketing quan trọng để duy trì mối quan hệ giữa nhãn hàng và khách hàng. Open rate là chỉ số đo lượng người mở email của bạn ra xem. Nó được tính bằng cách lấy tổng số lượng người mở email chia cho tổng số người nhận mail.

Tỷ lệ mở email càng cao, cho thấy bạn đã thực hiện tốt trong việc:

  • Tiêu đề email thu hút
  • Thời gian gửi email phù hợp
  • Nội dung phù hợp với đối tượng nhận email

16. Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp)

Tỷ lệ nhấp đo lường tần suất những người dùng đã nhấp vào mẫu quảng cáo hoặc trang thông tin của bạn. Tỷ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của quảng cáo và bộ từ khóa của bạn.

click-through-rate

Nếu tỷ lệ nhấp cao, cho thấy quảng cáo của bạn có nội dung liên quan đến nhu cầu của người dùng và ngược lại.

17. Cost Per Thousand (Chi phí cho 1000 lượt hiển thị)

Cost Per Thousand (CPM) là mức chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị. Ví dụ, nếu bạn chi 1 triệu đồng cho 1 quảng cáo và có được 100,000 lần hiển thị thì chi phí CPM của bạn sẽ là 10 nghìn đồng.

Cứ đúng số lần này, hệ thống quảng cáo sẽ tính phí bạn cho dù người dùng có thấy được quảng cáo hay không. CPM là một chỉ số quan trọng để tính kinh phí cho các chiến dịch về nhận diện thương hiệu.

Xem thêm bài viết: 8 cuốn sách hay về Marketing cho người mới bắt đầu

18. Cost Per Click (Chi phí mỗi lần nhấp)

Chi phí mỗi lần nhấp (CPC) là một hình thức trả phí phổ biến trong hoạt động quảng cáo. Đó là mức chi phí bạn phải trả sau mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Dưới đây là công thức tính CPC.

cost-per-click

CPC của các quảng cáo sẽ do các nhà quảng cáo đặt ra giá thầu. Do đó, bạn phải tính toán chi phí kĩ lưỡng để điều chỉnh chiến dịch quảng cáo sao cho vừa tiết kiệm tiền và vừa hiệu quả.

19. Cost Per Conversion (Chi phí trên mỗi chuyển đổi)

Chi phí mỗi lần chuyển đổi là một trong những số liệu quan trọng cần phải theo dõi thường xuyên. Đây là một mức phí quảng cáo mà bạn phải trả cho mỗi lần thành công trong việc đạt được mục tiêu của quảng cáo đó.

Ví dụ mục tiêu chuyển đổi của bạn là mua hàng, khi có 1 khách hàng mua hàng thành công sau khi xem quảng cáo của bạn thì bạn sẽ phải trả tiền cho lần chuyển đổi này. Trong trường hợp người đó chỉ vào đường link trong quảng cáo nhưng không mua hàng thì bạn không cần trả phí.

20. Return On Investment (Tỷ suất hoàn vốn)

Tỷ suất hoàn vốn (ROI) là một chỉ số quan trọng không chỉ trong Digital Marketing mà trong mọi lĩnh vực Marketing khác. ROI được tính theo công thức sau:

return-on-investment

Đó là thước đo để đánh giá liệu bạn có đang sử dụng nguồn tiền hiệu quả trong việc đầu tư trong Digital Marketing. Vì vậy, tỷ lệ ROI càng cao thì lợi nhuận của bạn sẽ càng cao, chứng tỏ hoạt động Marketing bạn đang làm có hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là 20 chỉ số Digital Marketing quan trọng mà bạn nên nắm chắc để đánh giá mức độ hiệu quả của một chiến dịch trên nền tảng số.

Bản chất Marketing là một hoạt động đầu tư, tức là dùng tiền để tạo ra tiền. Vì vậy, để kế hoạch đầu tư sinh lời thì bạn phải hiểu được những con số thống kê đang nói gì. Do đó, hãy chủ động theo dõi những chỉ số ở trên để bạn có thể đưa ra được những quyết định và kế hoạch thực thi phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học Digital Marketing Full-stack tại VTC Academy hiểu toàn diện về các kiến thức nền tảng về Marketing, cách vận hành các nền tảng số, và chỉ số đo lường để ứng dụng trong thực tế công việc.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Tại Sao Nên Học và Theo Đuổi Nghề Digital Marketing?

Tại Sao Nên Học và Theo Đuổi Nghề Digital Marketing?

Ngày đăng 17/07/2022
Học Digital Marketing giúp đem đến nhiều cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ thời đại công nghệ 4.0. Đây không chỉ là công việc thú vị, ngành nghề xu hướng mà còn sở hữu nhiều điểm đặc biệt khác cuốn hút người trẻ, đặc biệt 2k4. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết có nên học ngành này hay không thì các lý do VTC Academy chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn ra quyết định dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Digital Marketing là gì? Tổng quan về ngành và cơ hội nghề nghiệp

Digital Marketing là gì? Tổng quan về ngành và cơ hội nghề nghiệp

Ngày đăng 16/07/2022
Digital Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Cùng VTC Academy giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết này nhé!
VTC Academy chính thức ra mắt ngành học mới - Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

VTC Academy chính thức ra mắt ngành học mới - Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Ngày đăng 14/03/2024
Nhằm bắt nhịp xu thế, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, VTC Academy chính thức ra mắt ngành mới - Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics, mở ra cánh cửa tương lai cho các tài năng trẻ.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Tại Sao Nên Học và Theo Đuổi Nghề Digital Marketing?

Tại Sao Nên Học và Theo Đuổi Nghề Digital Marketing?

Ngày đăng 17/07/2022
Học Digital Marketing giúp đem đến nhiều cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ thời đại công nghệ 4.0. Đây không chỉ là công việc thú vị, ngành nghề xu hướng mà còn sở hữu nhiều điểm đặc biệt khác cuốn hút người trẻ, đặc biệt 2k4. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết có nên học ngành này hay không thì các lý do VTC Academy chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn ra quyết định dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Digital Marketing là gì? Tổng quan về ngành và cơ hội nghề nghiệp

Digital Marketing là gì? Tổng quan về ngành và cơ hội nghề nghiệp

Ngày đăng 16/07/2022
Digital Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Cùng VTC Academy giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết này nhé!
Blender là gì? Ưu nhược điểm và các tính năng nổi bật của phần mềm Blender 3D

Blender là gì? Ưu nhược điểm và các tính năng nổi bật của phần mềm Blender 3D

Ngày đăng 09/01/2024
Trong bài viết này, VTC Academy sẽ giải thích cho bạn về phần mềm blender là gì, các ưu điểm, nhược điểm và các tính năng nổi bật của phần mềm Blender 3D. Click vào xem ngay nhé!

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299