Bí quyết để trở thành một diễn giả chân thực | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Bí quyết để trở thành một diễn giả chân thực

Bí quyết để trở thành một diễn giả chân thực

Ngày đăng 15/07/2021

Tại một cuộc họp bán hàng quy mô công ty, vị phó chủ tịch phụ trách bán hàng sải những bước chân mạnh mẽ về phía bục, dừng lại vài giây để lướt mắt qua các cử tọa, rồi kể một câu chuyện từ thời bà còn là đại diện trực tiếp. Bà khéo léo chuyển từ câu chuyện của mình sang một đánh giá tích cực dành cho triển vọng của doanh số công ty trong năm nay, đồng thời bổ sung vào bài nói những slide thuyết trình đầy màu tắc, thể hiện mức tăng trưởng mạnh nề và những sản phẩm mới thú vị sắp xuất hiện. Khi mô tả những sản phẩm đó, bà nhấn mạnh lời nói của mình bằng những cử chỉ sống động.

Do đã tập dượt cẩn thận trước một nhóm nhỏ khán giả là đồng nghiệp đáng tin cậy – tất cả đều yêu thích thông điệp và sức sống của bà – nên giờ đây, bà tự tin truyền đạt tiếp một điều sát thực hơn: Bước đến rìa sân khấu, bà lướt mắt khắp phòng và thách thức người nghe cam kết một mục tiêu bán hàng mà sẽ đưa nhiều người trong số họ vào hàng ngũ nhân viên thắng giải hằng năm.

Nhưng Carol cảm giác có điều gì đó không đúng. Khán giả không thể hiện sự nhiệt tình đúng mức cần thiết để khởi đầu một năm hoạt động. Bà bắt đầu lo lắng: Chuyện gì đang diễn ra vậy? Bà có thể làm gì để cứu vãn tình hình này.

Chúng ta đều biết một Carol như thế (hoặc có thể bạn chính là Carol). Chúng ta đều đã nghe qua những bài phát biểu như của bà, những bài thuyết trình mà diễn giả dường như đang làm đúng mọi thứ, nhưng vẫn có điều gì đó – một điều mà chúng ta không thể xác định không đúng.

Nếu được hỏi về những bài phát biểu này, chúng ta có thể mô tả chúng là “toan tính” “thiếu chân thành”, “không thực” hoặc “như đài phát thanh”. Có lẽ chúng ta sẽ không thể nói chính xác vì sao màn trình diễn đó không hấp dẫn. Chỉ là diễn giả có vẻ không đáng tin.

Xem thêm bài viết: Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào?

Trong nền kinh tế khó khăn hiện nay, đặc biệt là sau hậu quả của vô số vụ bê bối liên quan đến những giám đốc đơn lẻ, nhiều nhân viên và cổ đông đang hoài nghi hơn bao giờ hết. Sự chân thực – bao gồm cả khả năng giao tiếp một cách đáng tin với mọi người – đã trở thành một phẩm chất lãnh đạo quan trọng. Khi người lãnh đạo sở hữu nó, họ có thể truyền cảm hứng để những người đi theo họ nỗ lực an nhân danh tổ chức của họ. Nếu họ không sở hữu nó, thì sự hoài nghi sẽ lan rộng và chẳng có nhân viên nào chịu cống hiến nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết.

Trong 22 năm hoạt động như một nhà đào tạo truyền thông, tôi đã chứng kiến các nhà quản lý phải vất vả thế nào để thể hiện sự chân thực trước truyền thông đại chúng (hết lần này đến lần khác) – ngay cả khi họ nhiệt tình tin tưởng vào thông điệp của bản thân. Vì sao kiều giao tiếp này lại khó khăn đến vậy? Vì sao mọi người không thể cử đứng lên và nói ra sự thật?

Khoa học dạy chúng ta điều gì?

Câu trả lời từ nghiên cứu gần đây chỉ ra những cách trà bộ não chúng ta tiếp nhận và xử lý giao tiếp. Ngày nay, chúng ta đều biết về sức mạnh của giao tiếp không lời hay như tôi gọi là “kiểu giao tiếp thứ hai”. Nếu thông điệp bằng lời và ngôn ngữ cơ thể của bạn không trùng khớp thì khán giả sẽ phản hồi lại bằng những thông điệp không lời. Cử chỉ có sức nặng hơn lời nói. Và điều đó có nghĩa rằng bạn không thể cử đứng lên và nói ra sự thật. Bạn thường sẽ nghe ai đó bình luận sau bài phát biểu: “Tôi không muốn tỏ ra mình diễn tập quá nhiều, nên tôi sẽ nói thật nhanh.” Nhưng trong bài thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể của anh ta lại làm giảm sự tín nhiệm. Vì rơi vào một hoàn cảnh đầy áp lực mà không có sự chuẩn bị trước, nên anh ta sẽ tỏ ra gương gạo. Bát thông điệp từ lời nói của anh ta là gì, anh ta sẽ có vẻ như “vừa nói vừa chỉnh” – chứ không phải toát sự tự tin ở người lãnh đạo.

Như vậy, sự chuẩn bị rất quan trọng. Nhưng cách tiếp cận truyền thống – như phần tập dợt kỹ lưỡng của Carol – lại thường không hiệu quả. Đó là vì nó thường bao gồm những chỉ dẫn cụ thể về các yếu tố không lời – như “đảm bảo sự tiếp xúc bằng mắt”, “dang rộng tay” “bước ra từ phía sau bục” – có thể khiến diễn tả mang vẻ giả tạo. Khán giả thậm chí có thể nhìn thấy các bánh răng xoay tròn trong đầu bà khi bà thể hiện từng chuyển động.

Vì sao thứ ngôn ngữ toan tính này lại trở thành không chân thực? Đây là lúc ta cần đến nghiên cứu về não bộ. Chúng ta biết được rằng ở con người, mô thức giao tiếp thứ hai – phi ngôn từ thực ra lại khởi đầu trước, trong một tích tắc sau khi cảm xúc hoặc sự thôi thúc bùng cháy trong não bộ, nhưng lại trước khi nó được chuyển thành lời. Thực ra, nghiên cứu cho thấy rằng những cử chỉ tự nhiên và tự phát của mọi người lại thường là chỉ báo cho những gì họ sắp nghĩ/nói tiếp theo.

Bạn có thể nói rằng ngôn từ là những lời giải thích đến sau cho lý do chúng ta có những cử chỉ như thế. Hãy nghĩ đến điều gì đó đơn giản, như một cái ôm: Sự thôi thúc ôm lấy ai đó khởi đầu trước cả khi bạn hình thành toàn bộ suy nghĩ thật vui khi được gặp anh/cô ấy, mà không cần hét toáng lên. Hoặc, hãy nghĩ đến một cuộc đối thoại điển hình: sự củng cố, đối lập và bình luận luôn nảy sinh trước từ cử chỉ. Chúng ta hăng hái gật đầu, lắc đầu, đảo mắt… tất cả đều thể hiện phản ứng của chúng ta một cách tức thời hơn – và mạnh mẽ hơn – lời nói.

Nếu cử chỉ đến trước suy nghĩ có ý thức và suy nghĩ đến trước lời nói – dù không hơn một phần nghìn giây – thì điều đó sẽ thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc chuẩn bị phát biểu. Khi được huấn luyện theo lối truyền thống, tức diễn tập lần lượt từng cử chỉ nhất định, diễn giả sau cùng sẽ vận dụng những cử chỉ đó cùng lúc – hay thậm chí chậm hơn một chút – khi họ nói những lời liên quan. Tuy khán giả không chú tâm ý thức được chuỗi hành động không tự nhiên này, nhưng khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể bẩm sinh sẽ khiến họ cảm thấy có điều gì đó không ổn – rằng diễn giả không chân thực.

Diễn tập sự chân thực

Vậy nếu cả sự tự phát ngẫu nhiên lẫn tập dượt truyền thống đều không mang đến sự giao tiếp thuyết phục thì làm sao bạn có thể chuẩn bị cho một buổi thuyết trình quan trọng? Bạn phải chạm đến những sự thôi thúc ẩn sau bài phát biểu của mình. Chúng phải bao hàm bốn mục tiêu: cởi mở, kết nối, nhiệt tình và lắng nghe. Mỗi mục tiêu kể trên đều báo hiệu cho hầu như toàn bộ những phần thuyết trình thành công.

Hãy diễn tập bài phát biểu của bạn trong khi nghĩ về chúng. Hãy thử luyện tập theo bốn hướng, áp dụng lần lượt tư duy của mỗi mục tiêu, cảm nhận mục tiêu đó thay vì nghĩ đến nó. Hãy quên đi việc diễn tập những cử chỉ cụ thể. Nếu bạn có thể nhận ra những cảm xúc này một cách chân thành, ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ tự lo phần còn lại, tức là xuất hiện một cách tự nhiên và đúng thời điểm. (Cách thức mà tôi mô tả ở đây cũng có thể giúp bạn cải tiến phần nào thông điệp bằng lời của mình, nhằm giúp nó ăn khớp với thông điệp không lời). Khi bạn thực sự truyền đạt bài phát biểu, hãy tiếp tục tập trung vào bốn mục tiêu ẩn sau đó.

Ở đây, hãy lưu ý một nghịch lý. Phương pháp này được thiết kế để bạn đạt được sự chân thực thông qua việc làm chủ một quy trình có tính toán. Nhưng sự chân thực lại nảy sinh từ bốn mục tiêu (hoặc như tôi gọi là bốn chủ ý) đã đề cập. Nếu có thể hợp nhất cả bốn mục tiêu đó về mặt thể chất lẫn cảm xúc, bạn sẽ đạt đến sự chân thực dễ nhận biết và đúng nghĩa, thứ tạo nên mối dây ràng buộc mạnh mẽ với người nghe.

Điều gì ẩn sau một bài phát biểu chân thực

Tạo ra môi ràng buộc đó không phải chuyện dễ dàng. Hãy để tôi cung cấp một số lời khuyên để bạn đạt đến từng chú ý một trong bốn chủ ý.

Xem thêm bài viết: Nghệ thuật kể chuyện: Bí quyết để lãnh đạo thành công

1. Chủ ý cởi mở với khán giả

Đây là điều đầu tiên, và theo cách nào đó cũng là điều quan trọng nhất cần tập trung khi diễn tập một bài phát biểu, vì nếu bạn truyền đạt dè dặt, người nghe sẽ cho rằng bạn đang phòng thủ – như thể điều đó đại diện cho một mối đe dọa. Bạn sẽ chẳng có nhiều cơ hội giao tiếp trong hoàn cảnh đó.

Vậy làm sao bạn có thể cởi mở hơn? Hãy cố gắng hình dung bạn đang thuyết trình với ai đó mà bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái – như vợ hoặc chồng, bạn thân hoặc con của bạn. Hãy chú ý xem bức tranh trong tâm trí đó như thế nào, nhưng đặc biệt là bạn cảm thấy gì từ nó. Đây là trạng thái mà bạn cần để có được sự hòa hợp chân thực với khán giả.

Nếu bạn có hình dung ra hình ảnh này trong tâm trí, hãy thử làm thật. Hãy tìm một người bạn biết kiên nhẫn và thúc ép bản thân cởi mở với người đó. Một lần nữa, hãy chú ý xem khung cảnh đó trông như thế nào và bạn cảm thấy ra sao. Đừng lý trí hóa một cách thái quá: đây cũng giống như việc luyện một cú phát bóng golf hoặc cú giao bóng quần vợt. Tuy bạn có thể có chút lưu ý nhỏ về điều mình đang làm, nhưng chúng không nên ngăn cản thứ cảm xúc mà bạn có thể thử tái hiện sau này.

Đối với nhiều người, sự cởi mở sẽ lập tức khiến họ cảm thấy rủi ro. Tôi từng làm việc với một vị CEO rất nhiệt tình với công việc của mình, nhưng khán giả của ông lại không hồi đáp. Ông nhận ra mình đã học hỏi như một đứa bé trai – không thể hiện chính xác cảm xúc của mình về những vấn đề có ý nghĩa nhất đối với ông. Chúng tôi đã phải thay thế trải nghiệm cảm xúc này với một trải nghiệm khác, từ một người bạn thân thiết mà ông háo hức muốn gặp.

Hãy quay lại với Carol (hình mẫu tổng hòa một số khách hàng của tôi). Khi bà bắt đầu cảm thấy cởi mở hơn trong các phần thuyết trình của mình, gương mặt bà cũng bắt đầu sáng lên với một nụ cười khi nói, và vai bà cũng thả lỏng. Bà nhận ra rằng dù không cố ý, nhưng bà thường truyền đạt trình trọng đến mức xa cách khán giả của mình.

Một thay đổi trong hành vi phi ngôn từ cũng có thể ảnh hưởng đến thông điệp nói ra. Hết lần này đến lần khác, tôi đã chứng kiến các khách hàng bắt đầu nói thoải mái hơn – và chân thực hơn – khi chủ ý cởi mở hơn từ cơ thể cũng mang đến sự biểu đạt suy nghĩ thẳng thắn hơn.

2. Chủ ý kết nối với khán giả

Một khi bắt đầu cảm thấy cởi mở và lưu lại trong trí nhớ vẻ ngoài và cảm giác của điều đó, bạn đã sẵn sàng luyện tập bài phát biểu một lần nữa, nhưng lần này sẽ tập trung vào khán giả. Hãy nghĩ rằng bạn mong muốn – và cần phải – thu hút người nghe, Hãy tưởng tượng một đứa trẻ mà bạn quen biết đang không chú ý đến bạn. Bạn muốn tóm lấy sự chú ý của đứa trẻ đó bằng mọi cách có thể. Bạn không cần lập chiến lược – mà chỉ làm những điều mà bạn cảm thấy tự nhiên và phù hợp. Bạn tăng cường độ và âm lượng trong giọng nói, hoặc bước đến gần hơn.

Bạn cũng muốn duy trì sự tập trung của mọi người. Đừng để người nghe rơi vào suy nghĩ riêng của họ thay vì theo dõi bạn. Lúc này, bạn có thể chuyển đứa trẻ trong tâm trí thành một thiếu niên, và hình dung mình đang nóng lòng giữ cho kiểu người nghe dễ bị phân tán này tập trung vào lời nói của bạn.

Nếu sự cởi mở là khoản tiền cược cho phép bạn bước vào cuộc chơi thì sự kết nối chính là điều giữ cho khán giả chơi cùng bạn. Giờ đây, Carol đã có chủ ý kết nối với người nghe của bà, và bà nhận ra mình thường đợi rất lâu – thực ra là đến cuối bài phát biểu – mới kết nối với họ. Bà bắt đầu bài thuyết trình tiếp theo bằng cách tiếp cận các thành viên cử tọa, những người đã đóng góp đáng kể vào thành công doanh số của công ty, rồi tạo nên một mối liên kết tiếp tục xuyên suốt bài phát biểu.

3. Chủ ý nhiệt tình với chủ đề của bạn

Hãy tự hỏi bạn cảm nhận sâu sắc về điều gì. Rủi ro là gì? Bạn mong muốn bài thuyết trình của mình đem lại những kết quả gì? Bạn có đang háo hức trước những triển vọng của công ty? Hay đang lo lắng vì chúng quá làm đạm? Và bạn quyết định sẽ cải thiện chúng?

Đừng tập trung vào điều bạn muốn nói, hãy tập trung vào lý do bạn phát biểu cũng như bạn cảm thấy thế nào về điều đó. Hãy để cảm xúc ẩn sau toát ra (một khi đã xác định được nó, bạn sẽ không cần thúc ép nó) trong từng lời nói mà bạn truyền đạt suốt vòng diễn tập này. Sau đó, hãy đặt ra phần thưởng cho mình: hãy hình dung ai đó trong nhóm khán giả có thể tước đi mọi thứ từ bạn trừ khi bạn thuyết phục được anh/cô ta bằng lập luận nhiệt tình của mình.

Tôi từng làm việc với một đồng sự cấp cao tại một hãng tư vấn, người dự tính trao đổi với các đồng nghiệp về những điều bà xem trọng trong doanh nghiệp, cũng như muốn truyền lại cho thế hệ sau một khi bà sẵn sàng nghỉ hưu. Khi luyện tập, bài phát biểu của bà là một phần bình luận vô cùng rõ ràng, nhưng ảm đạm về tầm quan trọng của sự cam kết và nỗ lực chăm chỉ, Khi bắt đầu tập trung vào cảm xúc bên dưới bài phát biểu, bà nhớ lại người mẹ của bà, một vũ công, đã truyền lại cho bà giá trị của sự kiên trì bất chấp khó khăn ra sao. Bà quyết định tri ân người mẹ của mình trong bài nói. Bà nói rằng mẹ bà, bấy giờ đã 92 tuổi, chưa bao giờ để những nỗi đau và khó khăn mà bà trải qua trong sự nghiệp che lấp niềm vui khi làm việc. Tuy diễn giả đã rơi lệ suốt phần diễn tập, nhưng sự nhiệt tình của bà đã biến bài nói thành điều gì đó rất đáng nhớ.

Carol bắt đầu suy nghĩ về những điều bà say mê một cách thuần túy hơn – như quyết tâm đánh bại một đối thủ cạnh tranh ngang hàng – cũng như điều đó có thể giúp ích cho các bài thuyết trình của bà như thế nào. Bà nhận ra niềm say mê đó đã tiếp thêm năng lượng và sự hứng khởi cho công việc của bà. Thế là bà truyền cho bài phát biểu chút nhiệt tình đó, rồi lập tức truyền tải một cách nhân bản và cuốn hút hơn nhiều.

4. Chủ ý lắng nghe khán giả của bạn

Bây giờ, hãy bắt đầu nghĩ xem khán giả của bạn, có thể cảm thấy gì khi bạn bước lên và mở đầu phần thuyết trình. Họ có háo hức trước tương lai không? Hay lo lắng về những tin xấu? Hay hy vọng rằng họ có thể giữ lại công việc sau cuộc sáp nhập? Khi luyện tập, hãy hình dung bản thân bạn đang quan sát họ thật chăm chú, tìm kiếm những dấu hiệu phản hồi từ họ.

Lẽ tất nhiên, chủ ý khám phá trạng thái cảm xúc của khán giả sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong suốt bài thuyết trình thực sự. Thông thường, đếm người nghe không thực sự nói chuyện với bạn, nhưng sẽ gửi đi những thông điệp không lời mà bạn cần nắm lấy khu và đáp lại . Điều này không quá khó như bạn tưởng. Là bí một cá nhân của nhân loại, bạn cũng là chuyên gia đọc ngôn ngữ cơ thể hệt như khán giả của mình – nếu bạn bã có ý định làm thế. Khi đọc những thông điệp mà người nghe đang gửi đi bằng cơ thể của họ, bạn sẽ muốn bắt nhịp, thay đổi ngôn ngữ nói, hay thậm chí thay thế hoặc loại bỏ một phần bài nói của mình. Nếu điều này giúp bạn kéo khán giả vào một cuộc đối thoại thực sự – như đặt một câu hỏi kiểu ứng khẩu – thì còn tốt hơn nữa.

Nếu thời gian đặt câu hỏi đã được dành riêng đến cuối phần thuyết trình, thì bạn sẽ muốn lắng nghe khán giả bằng cả cơ thể mình, giữ cho cả thể chất lẫn tâm lý trong trạng thái như thể có ai đó đang tiết lộ cho bạn một điều rất quan trọng, đến mức bạn không dám bỏ sót một từ. Và tuy không tự ý thức, nhưng bạn sẽ nhận thấy mình cúi người về trước hoặc gật đầu – những cử chỉ sẽ được xem là phi tự nhiên nếu bạn chỉ thực hành theo vì được chỉ dạy. Tất nhiên, lắng nghe và đáp lại khán giả ngay giữa bài phát biểu đòi hỏi bạn phải kìm nội dung của mình lại. Nhưng bạn cũng có thể nhận dạng những gì người nghe nói với bạn và sử dụng chúng để cải thiện các phần thuyết trình trong tương lai. Tôi từng làm việc với một giám đốc bán hàng thành công đến mức cô bắt đầu chu du khắp thế giới nhằm chia sẻ những bí quyết của mình với người khác. Khi lắng nghe khán giả, chú ý đến cơ thể cũng như lời nói của họ, cô bắt đầu nhận ra họ không chỉ muốn tiếp thu những gì cô nói, mà còn muốn gửi lại có điều gì đó. Những bài phát biểu của nữ giám đốc rất truyền cảm hứng, và người nghe muốn cảm ơn cô. Vì thế, chúng tôi đã thiết kế một t nghi thức ngắn nhưng ý nghĩa vào cuối bài phát biểu, để cho phép các thành viên cử tọa bước lên, tương tác với nhau và tặng lại cho diễn giả chút cảm hứng mà cô truyền cho họ.

Hãy quay lại với Carol một lần nữa. Nhờ chủ ý nắm bắt cảm xúc từ người nghe của bà, Carol bắt đầu nhận ra rằng xuyên suốt một số bài phát biểu, bà đã giả định sai rằng các nhân viên bán hàng có cùng chung cảm giác khẩn trương như bà trước đối thủ lớn của họ. Bà quyết tâm dành thêm thời gian ở phần đầu bài thuyết trình tiếp theo để giải thích vì sao những mục tiêu dài hơi lại quan trọng. Điều này đã đáp lại trạng thái tinh thần của người nghe, đồng thời kết hợp với mong muốn ai được cởi mở, kết nối và nhiệt tình của chính bà, giúp bà m củng cố thêm khả năng truyền tải như và trở thành – một diễn giả đích thực.

(Nguồn: Truyền thông giao tiếp)

| Tags |

Bài viết khác
Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào?

Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào?

Ngày đăng 14/07/2021
Nảy ra một ý nghĩ sáng tạo là chuyện dễ, thuyết phục người lạ tin vào nó mới khó. Thông thường, các chủ doanh nghiệp, chuyên viên bán hàng và giám đốc marketing phải vượt qua những chặng đường dài để chứng minh những kế hoạch kinh doanh và khái niệm sáng tạo của họ thực tế và sinh lời cao ra sao - chỉ để bị những người ra quyết định trong doanh nghiệp bác bỏ, dù họ dường như không hiểu được giá trị thực sự của ý tưởng. Vì sao chuyện này lại xảy ra?
Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Ngày đăng 12/07/2021
Hôm trước, một bạn học sinh trong lớp học sinh trong lớp học phụ đạo có tâm sự với mình thế này: Theo mình: “Hiệu quả học tập = thời gian học x hiệu suất học”. Mình thấy nhận định này khá đúng. Trên lớp, tất cả chúng ta đều cùng học như nhau nên muốn tạo ra sự khác biệt, đương nhiên phải sử dụng thời gian học ngoài giờ lên lớp.
Bài viết khác
Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào?

Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào?

Ngày đăng 14/07/2021
Nảy ra một ý nghĩ sáng tạo là chuyện dễ, thuyết phục người lạ tin vào nó mới khó. Thông thường, các chủ doanh nghiệp, chuyên viên bán hàng và giám đốc marketing phải vượt qua những chặng đường dài để chứng minh những kế hoạch kinh doanh và khái niệm sáng tạo của họ thực tế và sinh lời cao ra sao - chỉ để bị những người ra quyết định trong doanh nghiệp bác bỏ, dù họ dường như không hiểu được giá trị thực sự của ý tưởng. Vì sao chuyện này lại xảy ra?
Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Ngày đăng 12/07/2021
Hôm trước, một bạn học sinh trong lớp học sinh trong lớp học phụ đạo có tâm sự với mình thế này: Theo mình: “Hiệu quả học tập = thời gian học x hiệu suất học”. Mình thấy nhận định này khá đúng. Trên lớp, tất cả chúng ta đều cùng học như nhau nên muốn tạo ra sự khác biệt, đương nhiên phải sử dụng thời gian học ngoài giờ lên lớp.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299