Gửi gắm tương lai cho đơn vị đào tạo nào trong thời dịch bệnh Covid-19?
VTC Academy VTC Academy
Gửi gắm tương lai cho đơn vị đào tạo nào trong thời dịch bệnh Covid-19?

Gửi gắm tương lai cho đơn vị đào tạo nào trong thời dịch bệnh Covid-19?

Ngày đăng 10/07/2020

Đại dịch Covid-19 có thể xem là một trong những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như với từng cá nhân trong vai trò người lao động. Chuỗi bài “Câu chuyện nghề nghiệp nhìn từ bối cảnh đại dịch Covid-19” do chuyên gia Hướng nghiệp, Nghề nghiệp và Khởi nghiệp Vũ Tuấn Anh biên soạn sẽ cung cấp những thông tin cập nhật nhất về nghề nghiệp cùng những lời khuyên giá trị, xác đáng cho các bạn trẻ trong giai đoạn đầy khó khăn này.

Nếu như ở kỳ 1, các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp đã biết phải chuẩn bị những gì cho công việc tương lai thì ở bài viết này, các bạn học sinh – đặc biệt là học sinh phổ thông đang đứng trước ngưỡng cửa chọn trường – sẽ có được những lời khuyên đúng đắn, từ đó có cơ sở chọn lựa ngôi trường tương lai phù hợp.

Mùa tuyển sinh năm học 2019-2020 có lẽ sẽ trở thành mùa tuyển sinh khó khăn và thách thức nhất cho cả nhà trường, phụ huynh và học sinh do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đại dịch này đã làm thay đổi tất cả về hình thức đào tạo, cách thức thi tuyển cũng như cách thức giảng dạy của thầy cô giáo, cách học tập của học sinh và sinh viên. Những thay đổi đó, một mặt tạo ra vô vàn khó khăn cho việc dạy và học, nhưng mặt khác lại là lực đẩy để chúng ta nhìn nhận lại những triết lý và quan niệm xưa nay về việc học tập và phát triển nghề nghiệp. Bài viết sẽ đưa ra những góc nhìn và khía cạnh đa dạng để phụ huynh và học sinh có được những suy nghĩ đa chiều, giúp việc hoạch định nghề nghiệp tương lai trở nên hiệu quả hơn.

1. Cách thức đào tạo: Trước đại dịch, khi nói tới giáo dục, thông thường chúng ta sẽ hình dung tới trường lớp “vật lý”, tức là dạy và học tập trung tại cơ sở của trường. Tuy nhiên, trong thời gian đại dịch Covid-19, hình thức đào tạo online (trực tuyến) đã trở thành công cụ dạy học duy nhất. Sau thời gian sử dụng online, xã hội dần dần nhận thức được sự hữu dụng và tính kinh tế của giáo dục trực tuyến khi chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi với chi phí khá linh hoạt. Có thể khẳng định rằng, kể cả sau khi đại dịch Covid-19 đã kết thúc, các đơn vị đào tạo tích hợp hình thức dạy học trực tuyến vẫn có ưu thế vượt trội bởi khả năng đảm bảo việc dạy và học xuyên suốt, hoàn toàn không bị gián đoạn nếu có những biến cố khác xảy đến trong tương lai. Hơn nữa, hình thức dạy học trực tuyến còn giúp tăng cường khả năng tương tác “từ xa” của giảng viên và sinh viên, đặc biệt là trong quá trình các giảng viên hướng dẫn đồ án, ra các đề bài thực hành,…

2. Học thật – làm thật: Dịch Covid-19 sẽ qua đi và các doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại như trước, nhưng chắc chắn các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi người lao động phải có khả năng đem lại giá trị gấp đôi, gấp ba trong quá khứ. Hay nói cách khác, bằng cấp chỉ là “chiếc vé” để vào vòng thử việc, nếu làm việc không đạt kết quả thì người nhân viên sẽ sớm bị sa thải. Câu hỏi “Những kiến thức này có sử dụng được sau khi tốt nghiệp?” là tiêu chí quan trọng nhất mọi phụ huynh và học sinh cần trao đổi với đơn vị đào tạo trong suốt thời gian học tập tại cơ sở.

3. Trải nghiệm học tập: Muốn “học thật – làm thật”, các đơn vị đào tạo cần phải có một môi trường học tập kiến tạo, bao gồm việc học lý thuyết và các bài tập thực hành. Các bạn sinh viên cần được thực hành song song với học lý thuyết để rèn luyện và biến kiến thức thành kỹ năng ngay trong nhà trường. Triết lý giáo dục của quá khứ chỉ tập trung vào giảng dạy và đào tạo, sinh viên không thể biết chắc chắn mình có vận dụng được kiến thức đang học vào thực tế hay không. Trải nghiệm học tập thông qua thực hành chính là phương pháp thực tế để kiểm tra điều này.

4. Giảng viên và môi trường thực tế: Nhằm đảm bảo sinh viên có được trải nghiệm thực tế về môi trường làm việc, các cơ sở đào tạo cần phải có môi trường thực tế – nơi các sinh viên sẽ được chính các chuyên gia đang làm việc hướng dẫn và đào tạo. Môi trường thực tế này có thể tích hợp trong cơ sở đào tạo thông qua hình thức “doanh nghiệp trong trường học” hoặc “co-working space”. Theo đó, nhà trường có thể hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực với các chuyên ngành mà mình đang đào tạo để chia sẻ khuôn viên và các không gian làm việc chung. Đó là cơ hội tuyệt vời để sinh viên của nhà trường làm quen với môi trường doanh nghiệp thực tế, đồng thời trực tiếp gặp gỡ và tương tác, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên viên nhiều kinh nghiệm.

Tìm hiểu thềm về: Không gian làm việc chung tại VTC Academy

Môi trường thực tế còn bao gồm các cơ hội thực tập hoặc các chương trình ngoại khóa, tham quan doanh nghiệp trong ngành. Các “giảng viên thực tế” – những chuyên viên lâu năm đến từ các doanh nghiệp sẽ trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập hoặc thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức tại các hội thảo, workshop chuyên đề của nhà trường. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy đơn vị đào tạo và doanh nghiệp gắn kết với nhau, từ đó mang đến đến nội dung và chất lượng đào tạo phù hợp nhất với thực tiễn tuyển dụng. Trên thực tế, xây dựng thành công môi trường và lực lượng “giảng viên thực tế” này là một thách thức không nhỏ với các đơn vị giáo dục bởi nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, kinh phí cũng như nỗ lực và tâm huyết của những người lãnh đạo.

5. Chi phí và thời gian đào tạo: Một chương trình đào tạo kéo dài 3-4 năm có kinh phí cao mà không thực sự đem lại hiệu quả về thực hành sẽ không hữu dụng như các chương trình “stackable learning” – mô hình đào tạo kiểu “xếp chồng lên nhau” rất được ưa chuộng trong thế kỷ thứ 21. Đào tạo kiểu stackable cho phép tách chương trình thành các module hoặc học phần từ 3-6 tháng. Học viên sẽ phải đầu tư ít về chi phí cũng như thời gian học, đồng thời có thể mau chóng tham gia thị trường lao động. Mô hình học tập này cũng giúp giúp kiến thức và kỹ năng của người học được tăng cường rất nhanh, chỉ sau khoảng một năm họ đã có thể đi làm. Mô hình stackable còn giúp các đơn vị đào tạo thiết kế, tối ưu và cập nhật liên tục chương trình học theo thời gian và các thay đổi của tri thức ngành nghề.

6. Phát triển bản thân: Các đơn vị giáo dục của thế kỷ 21, bên cạnh công tác đào tạo và phát triển tri thức cho người học còn phải có trách nhiệm giúp cho học viên phát triển bản thân trở thành những cá nhân có ích, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Các chương trình phát triển bản thân rất quan trọng vì nó giúp cho học viên hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm của cuộc sống. Từ đó, học viên sẽ nhìn thấy ý nghĩa và nhiệm vụ của họ trong việc học. Thực tế đã chỉ ra rằng, tất cả các học viên giỏi và thành công đều có những chương trình phát triển bản thân của riêng họ, song song với chương trình học ở trường.

Tìm hiểu thêm về: Mô hình đào tạo tiếp cận năng lực bản thân tại VTC Academy

Giáo dục là một loại hình dịch vụ rất khó chọn lựa cho các phụ huynh khi đứng trước một “rừng” các công cụ tiếp thị hào nhoáng. 6 gợi ý nói trên sẽ giúp các phụ huynh và các em học sinh tìm được những đơn vị giáo dục phù hợp với nghề nghiệp tương lai, hướng tới kiến tạo những cá nhân toàn diện về kiến thức, tư duy và chân thiện mỹ cho chính họ cũng như gia đình, nhà trường và xã hội.

(còn nữa)

Tác giả: ThS. Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia nghề nghiệp, hướng nghiệp và khởi nghiệp

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Chia sẻ từ một lập trình viên về 1001 thứ hay ho của ngành CNTT

Chia sẻ từ một lập trình viên về 1001 thứ hay ho của ngành CNTT

Ngày đăng 05/06/2020
Dựa trên vai trò là một lập trình viên nhiều năm kinh nghiệm (2 là số nhiều rồi) mình có thể khẳng định ngành lập trình là một ngành cực kỳ hay ho và hấp dẫn. Mình có thể kể tới 1001 thứ hay ho của ngành này nhưng vì thời gian có hạn nên mình mới chỉ nêu ra 9 thứ sau đây.
Đừng nhầm giữa đam mê với thú vui cá nhân

Đừng nhầm giữa đam mê với thú vui cá nhân

Ngày đăng 25/05/2020
Đưa ra lời khuyên khi chọn ngành học đặc thù, PGS.TS Trần Thành Nam, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) lưu ý thí sinh không được nhầm lẫn giữa đam mê với những thú vui cá nhân. PGS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Các Khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng thí sinh cần khám phá để biết rõ năng lực bản thân phù hợp lĩnh vực nào, đam mê, yêu thích công việc gì.
5 Bước Cơ Bản Giúp Bạn Tự Học Thiết Kế Đồ Họa 3D Hiệu Quả

5 Bước Cơ Bản Giúp Bạn Tự Học Thiết Kế Đồ Họa 3D Hiệu Quả

Ngày đăng 19/07/2024
Cần bao nhiêu nghị lực để tự học một kỹ năng hay bộ môn nào đó, chẳng hạn như một ngày chấn động nào đó bạn quyết tâm dồn hết công lực để tự học thiết kế đồ họa 3D. Việc tự học thì chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với những môn học đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và nỗ lực như thiết kế đồ họa 3D. Đừng lo, chỉ cần bạn có sẵn quyết tâm và đam mê, VTC Academy sẽ sẵn lòng hướng dẫn chi tiết từ A đến Z chỉ với 5 bước cơ bản giúp bạn để giúp bạn tự học thiết học đồ họa 3D một cách hiệu quả.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Chia sẻ từ một lập trình viên về 1001 thứ hay ho của ngành CNTT

Chia sẻ từ một lập trình viên về 1001 thứ hay ho của ngành CNTT

Ngày đăng 05/06/2020
Dựa trên vai trò là một lập trình viên nhiều năm kinh nghiệm (2 là số nhiều rồi) mình có thể khẳng định ngành lập trình là một ngành cực kỳ hay ho và hấp dẫn. Mình có thể kể tới 1001 thứ hay ho của ngành này nhưng vì thời gian có hạn nên mình mới chỉ nêu ra 9 thứ sau đây.
Đừng nhầm giữa đam mê với thú vui cá nhân

Đừng nhầm giữa đam mê với thú vui cá nhân

Ngày đăng 25/05/2020
Đưa ra lời khuyên khi chọn ngành học đặc thù, PGS.TS Trần Thành Nam, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) lưu ý thí sinh không được nhầm lẫn giữa đam mê với những thú vui cá nhân. PGS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Các Khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng thí sinh cần khám phá để biết rõ năng lực bản thân phù hợp lĩnh vực nào, đam mê, yêu thích công việc gì.
Chàng kỹ sư cơ khí chuyển ngành: nhận học bổng V-Talents nhập học VTC Academy ngành Lập Trình Game

Chàng kỹ sư cơ khí chuyển ngành: nhận học bổng V-Talents nhập học VTC Academy ngành Lập Trình Game

Ngày đăng 25/10/2024
Lê Thiện Quang, một bạn trẻ đam mê lập trình và yêu thích game, đã trở thành một trong những học viên xuất sắc nhận được Học bổng V-Talents, nhập học VTC Academy. Với niềm đam mê đặc biệt dành cho game và quyết tâm theo đuổi đam mê trong lĩnh vực này, Quang đã không ngừng nỗ lực và tìm kiếm con đường phát triển sự nghiệp phù hợp với sở thích của mình.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299