Maximalism – Nghệ thuật tối đa giữa một thế giới chuộng sự tối giản | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Maximalism – Nghệ thuật tối đa giữa một thế giới chuộng sự tối giản

Maximalism – Nghệ thuật tối đa giữa một thế giới chuộng sự tối giản

Ngày đăng 22/06/2021

“Không bao giờ lỗi mốt”, “đỉnh cao của nghệ thuật”, “tinh hoa của thiết kế” – Chắc hẳn bạn cũng đã đoán ra những mỹ từ này đã và đang được dùng để tôn vinh một trào lưu thiết kế được ưa chuộng rộng rãi trên toàn thế giới, trong nhiều lĩnh vực: Minimalism (tối giản). Chỉ trong vài năm trở lại đây, trào lưu tối giản đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ thời trang, nội thất tới đồ họa. Câu nói “Less is More” của kiến trúc sư đại tài Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) đã trở thành tôn chỉ thiết kế cho hàng ngàn công trình kiến trúc, bộ sưu tập thời trang hay các sản phẩm nổi tiếng, điển hình như chiếc iPhone bạn có thể bắt gặp hàng ngày. Tuy nhiên, tồn tại giữa trào lưu tối giản mạnh mẽ ấy là một khái niệm hoàn toàn trái ngược, có sức sống mạnh mẽ không kém: Maximalism (tối đa). Vậy Maximalism là gì?

Maximalism từ cái nhìn đầu tiên

Nếu Minimalism đề cao sự tối giản, loại bỏ các yếu tố không cần thiết và tận dụng không gian trắng (white space) để tạo cho người dùng sự tập trung tối đa về chủ thể, thì Maximalism lại hoàn toàn trái ngược. Maximalism sử dụng sự phức tạp, hút mắt của nhiều vật thể, màu sắc và chất liệu cùng lúc để đề tác động mạnh mẽ đến các giác quan của người nhìn. Có thể nói, cả hai phong cách đều có những vẻ đẹp riêng, khó có khẳng định phong cách nào tốt hơn phong cách nào. Và thậm chí sẽ còn khó hơn cho một Designer để có thể làm chủ hay cảm nhận được hai thái cực đối lập này của thiết kế.

Trên thực tế, nghệ thuật Maximalism được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, điển hình như nội thất, thời trang, hội họa,… Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết này, Maximalism sẽ được khai thác chủ yếu dưới góc nhìn đồ họa.

Trước hết, dựa trên các khía cạnh cơ bản của thiết kế đồ hoạ (Elements of Design), hãy thực hiện một phép so sánh nho nhỏ giữa hai phong cách này để hiểu hơn phần nào về trào lưu thiết kế này.

1. Khoảng trắng (space)

  • Minimalism:

Tận dụng không gian, khoảng trắng (white space) để làm nổi bật chủ thể , khiến người xem tập trung vào một điểm nhấn duy nhất.

  • Maximalism:

Tận dụng tối đa tất cả các khoảng không gian để thể hiện các chi tiết của tác phẩm. Nhưng không vì tha mà quên đi sự phân cấp (hierarchy) và dẫn dắt thị giác (visual flow) của người xem.

2. Màu (color)

  • Minimalism:

Chuộng các màu có sắc độ trung tính neutral để tạo được sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho tác phẩm. Số lượng màu trong tác phẩm là rất ít , thông thường chỉ khoảng 1-2 màu.

  • Maximalism:

Sử dụng mâu thoải mái hơn, số lượng màu trong một tác phẩm có thể không có giới hạn, tuỳ vào chiến lược phân phối màu của tác giả. Không giới hạn về số lượng màu sắc được sử dụng.

3. Chất liệu (texture)

  • Minimalism:

Tiết chế, chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

  • Maximalism:

Đa dạng, có thể phối kết hợp nhiều chất liệu khác nhau để đưa đến cho người dùng trải nghiệm và cảm xúc như kỳ vọng.

4. Hình khối (shape)

  • Minimalism:

Ưu tiên hơn cho các hình kỳ hà và hình đối xứng, những hình ảnh có thể dễ dàng tái thể hiện bởi người xem.

  • Maximalism:

Không có giới hạn về các nhóm hình, đôi khi là cả ba nhóm hình được sử dụng cùng lúc.

Xem thêm bài viết: Tỷ lệ vàng trong thiết kế – liệu có khó để chinh phục?

Phép so sánh nhỏ trên khiến cho chúng ta có cảm giác chủ nghĩa thiết kế Maternalism (chủ nghĩa mẫu tử) rất khó để quy chuẩn hóa và định nghĩa một cách bài bản. Trái ngược với tư duy “Less is More” của Minimalism, những người theo chủ nghĩa của Maximalism lại bảo vệ quan điểm “More is More”. Đối với họ, việc tiết chế tất cả mọi thứ không phải là một lời giải tối ưu cho sự sáng tạo. Khi đi theo Maximalism, giới hạn duy nhất của bạn chính là sự sáng tạo của bản thân bạn.

Tối đa liệu có tối ưu không?

Ưu điểm điển hình nhất của phong cách thiết kế này phải để đến là việc bạn sẽ được tự do sáng tạo hơn với tác phẩm của mình. Bạn có nhiều chất liệu hơn, nhiều màu sắc hơn, nhiều không gian hơn để đưa những thứ bạn yêu thích vào trong nó.

Tuy nhiên, giới hạn của Maximalism là thách thức “khó nhằn” trong việc cân bằng các yếu tố và tạo ra sự liên quan giữa chúng để đưa ra được một tác phẩm hoàn chỉnh, tuân thủ theo các thói quen thị giác của người xem. Hơn thế nữa, Maximalism vốn được xếp vào một trong những thể loại khá “kén” người xem, không phải người nào cũng có thể yêu thích và cảm nhận chúng. Điều này xảy ra tương tự với phong cách thiết kế Memphis hay chủ nghĩa tối giản Minimalism.

Đi sâu hơn, để theo đuổi phong cách tối đa, các Designer sẽ phải trả lời được tất cả các câu hỏi: Làm sao để tạo ra được nhịp điệu (rhythm), sự hài hoà (unity), sự phân cấp rõ ràng (hierarchy), hay làm sao để thành công trong việc dẫn dắt thị giác (visual flow) của người xem với việc phân phối trọng lượng thị giác (visual weight) của các thành phần trong bản thiết kế. Vì rằng, dù bạn có theo phong cách, triết lý thiết kế nào đi chăng nữa thì mục đích của việc thiết kế vẫn không được thay đổi.

Theo đuổi sự tối đa

Nhiều người thường nói, rằng việc sử dụng Maximalism cho tác phẩm của mình cũng tương tự như việc đi tìm các điểm chung của mỗi thành phần trong tác phẩm thiết kế của bạn, đặt chúng vào vị trí phù hợp với kích thước chính xác. Cũng là sắc trắng, vậy một bức tượng thạch cao hay một tấm thảm sẽ được đặt vào các vị trí thế nào để tạo ra được sự cân bằng bố cục (balance) cho tác phẩm? Giữa rất nhiều các Typeface, làm sao để chọn lựa ra được những Typeface tưởng chừng không liên quan đến nhau có thể cùng năm với nhau trên một chủ đề? Hai nhóm hình khối khác nhau hoàn toàn, hai chất liệu khó đi chung với nhau, làm sao để phối kết hợp được? Đây là những câu hỏi mà Designers sẽ phải tự ngẫm với bản thân mình liên tục trong quá trình xây dựng một tác phẩm Maximalism.

Maximalism không phải là một bãi hổ lốn, để bạn vứt bất cứ thứ gì bạn muốn lên mà không có tính toán rõ ràng. Ngược lại như thế, bạn càng cần phải hiểu và nắm bắt bản chất của từng vật thể trong tác phẩm để kiểm soát về trạng thái phù hợp nhất, mục tiêu sau cùng vẫn phải truyền tải được những thông điệp hay cảm xúc mà bạn kỳ vọng đến người dùng.

Tips phối hợp trong các yếu tố trong bản thiết kế Maximalism

Dưới đây là một số tips nho nhỏ để bạn có thể có một khởi đầu tốt hơn với phong cách thiết kế này.

1. Bắt đầu với một Foundation (Base) tốt:

Việc tập trung xây dựng một khung xương / bố cục / sự phân phối rõ ràng và hợp lý ngay từ đầu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân phối và kết hợp các vật thể về sau.

Câu hỏi mà bạn cần đặt ra là, giữa một không gian, một khung hình ban đầu, bạn sẽ phân chia mọi thứ như thế nào, chỗ nào nhiều, chỗ nào ít, chỗ nào cần nhẫn nhiều hơn. Từ đó, bạn sẽ dần định hình được thứ mình đang cần tìm để kết nối các vật thể cho trước.

2. Lên chiến lược màu sắc:

Dù rằng bạn không bị giới hạn về số lượng màu sắc sử dụng trong toàn bộ tác phẩm, không có nghĩa là bạn không có sự phân phối hay sự lựa chọn màu sắc cho chính mình. Bạn vẫn sẽ cần một color palette, vẫn cần tỉ lệ màu sắc và phân vùng màu cho tác phẩm của mình.

3. Thử nghiệm với các chất liệu:

Đây là một trong những phần thú vị nhất trong quá trình xây dựng tác phẩm với Maximalism, bạn sẽ có thể thoải mái trong việc lựa chọn chất liệu.

Không hoàn toàn lố bịch khi bạn sử dụng một chiếc phi thuyền 3D đặt bên cạnh một nhân vật hoạt hình 2D. Những dải màu Gradient lòe loẹt cắt ngang những bức tượng thạch cao trắng toát. Như đã được nêu từ trước, giới hạn duy nhất của bạn là sự tưởng tượng của bản thân bạn.

Ứng dụng Maximalism trong các lĩnh vực thiết kế

1. Nội thất:

Nội thất luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm, vì nó chính là môi trường sống của chúng ta, là nơi chúng ta đến hàng ngày. Nói về ứng dụng của Maximalism trong nội thất, có thể nhiều bạn sẽ nghĩ đến một căn phòng loè loẹt với nhiều vật thể lộn xộn, không liên quan đến nhau. Nhưng thực sự không phải vậy, thực tế đã chứng minh rằng có rất nhiều cách phối hợp nội thất với triết lý Maximalism vẫn đem lại được cảm hứng tuyệt vời cho chủ nhân của ngôi nhà của họ.

2. Thời trang:

Đến bây giờ, việc đưa Maximalism vào Casual Fashion – Thời trang phổ thông vẫn là một bài toán khó, khi mà việc phối kết hợp quá nhiều thứ lộn xộn khác nhau sẽ làm cho người mặc cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên, nếu là về thời trang trình diễn, thì Maximalism như một bữa tiệc hoành tráng của các diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng và đương nhiên là các nhà thiết kế. Việc phối kết hợp một cách có chủ đích những chất liệu, màu sắc khác nhau, với nhiều tầng lớp (layers) đôi lúc sẽ tạo ra những bộ cánh tuyệt vời cho các Fashionista.

3. Đồ họa:

Trong thiết kế đồ hoạ nói chung, thì Maximalism được sử dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực như thiết kế truyền thông minh họa, thiết kế nhận diện thương hiệu. Và sử dụng rất ít trong hình ảnh hoá dữ liệu (data visualization).

Nguyên nhân chắc các bạn cũng có thể đoán được, trong hình ảnh hoá dữ liệu thì sự rõ ràng và dễ hiểu cần được ưu tiên cao nhất. Và nó sẽ là một bài toán rất khó nhằn cho người thiết kế nếu như cố gắng sử dụng Maximalism vào lĩnh vực này.

Xem thêm bài viết: Nghệ thuật vị tương tác: Hướng đi mới của ngành sáng tạo

Kết

Phong cách Maximalism là sự kết hợp của nhiều màu sắc táo bạo. Phong cách Maximalism còn gọi là phong cách tối đa mang đậm dấu ấn cá nhân, chi tiết về tính cách và gu thẩm mỹ của chủ nhà được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Phong cách Maximalism sẵn sàng đưa bạn đi từ những trải nghiệm này đến những trải nghiệm khác, các ý tưởng cứ lần lượt xuất hiện và kích thích tột cùng tò mò của bộ não.

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Nghệ thuật vị tương tác: Hướng đi mới của ngành sáng tạo

Nghệ thuật vị tương tác: Hướng đi mới của ngành sáng tạo

Ngày đăng 22/06/2021
Vào tháng 11 năm 2008, chỉ có khoảng 10% dân số nước Mỹ sở hữu một tài khoản mạng xã hội. Sau mười năm, con số đó đã vượt lên tới 80 %. Không cần phải nói thêm nữa về vận tốc phát triển của các nền tảng mạng xã hội trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, bởi vì tất cả chúng ta, miễn là được tiếp cận với công nghệ cao, dù muốn hay không, cũng đều có ít nhất một tài khoản Facebook hoặc Instagram.
6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 19/06/2021
Giống như học bất kì kỹ năng nào khác, học thiết kế cũng yêu cầu bạn phải luyện tập và thực hành liên tục để có thể đạt được trình độ cao. Tuy nhiên, việc thao tác và làm việc trên các phần mềm đôi lúc sẽ thật nhàm chán. Vậy, kết hợp việc học và việc chơi sẽ như thế nào? Dưới đây là 6 tựa game thú vị dành cho các bạn Designer rèn luyện kỹ năng tư duy và thiết kế.
Sự kiện mới nhất
Lễ Tốt Nghiệp VTC Academy TP.HCM: Khởi đầu hành trình vươn xa

Lễ Tốt Nghiệp VTC Academy TP.HCM: Khởi đầu hành trình vươn xa

08:30 - 11:00, Thứ 6, ngày 10/01/2025
TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
VTC Academy vinh dự là Nhà tài trợ địa điểm tại Giải đấu game Espring 2025

VTC Academy vinh dự là Nhà tài trợ địa điểm tại Giải đấu game Espring 2025

08:30 - 11:30, Thứ 7, ngày 04/01/2025
TP. Hồ Chí Minh
Miễn phí
Bài viết khác
Nghệ thuật vị tương tác: Hướng đi mới của ngành sáng tạo

Nghệ thuật vị tương tác: Hướng đi mới của ngành sáng tạo

Ngày đăng 22/06/2021
Vào tháng 11 năm 2008, chỉ có khoảng 10% dân số nước Mỹ sở hữu một tài khoản mạng xã hội. Sau mười năm, con số đó đã vượt lên tới 80 %. Không cần phải nói thêm nữa về vận tốc phát triển của các nền tảng mạng xã hội trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, bởi vì tất cả chúng ta, miễn là được tiếp cận với công nghệ cao, dù muốn hay không, cũng đều có ít nhất một tài khoản Facebook hoặc Instagram.
6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

6 tựa game thiết kế cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 19/06/2021
Giống như học bất kì kỹ năng nào khác, học thiết kế cũng yêu cầu bạn phải luyện tập và thực hành liên tục để có thể đạt được trình độ cao. Tuy nhiên, việc thao tác và làm việc trên các phần mềm đôi lúc sẽ thật nhàm chán. Vậy, kết hợp việc học và việc chơi sẽ như thế nào? Dưới đây là 6 tựa game thú vị dành cho các bạn Designer rèn luyện kỹ năng tư duy và thiết kế.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299