Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào? | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào?

Trình bày một ý tưởng xuất sắc như thế nào?

Ngày đăng 14/07/2021

Nảy ra một ý nghĩ sáng tạo là chuyện dễ, thuyết phục người lạ tin vào nó mới khó. Thông thường, các chủ doanh nghiệp, chuyên viên bán hàng và giám đốc marketing phải vượt qua những chặng đường dài để chứng minh những kế hoạch kinh doanh và khái niệm sáng tạo của họ thực tế và sinh lời cao ra sao – chỉ để bị những người ra quyết định trong doanh nghiệp bác bỏ, dù họ dường như không hiểu được giá trị thực sự của ý tưởng. Vì sao chuyện này lại xảy ra?

Hóa ra, vấn đề cũng tùy thuộc nhiều vào đặc điểm của người thuyết phục như chất lượng vốn có của ý tưởng. Người đóng vai trò tiếp nhận có khuynh hướng đánh giá trị sáng tạo của người trình bày cùng với bản thân đề xuất. Và những phán xét về khả năng đưa ra các ý tưởng khả thi của người trình bày có thể nhanh chóng, vĩnh viễn lấn át những nhận định về giá trị của ý tường. Chúng ta đều cho rằng mọi người phán xét chúng ta một cách kỹ lưỡng, khách quan dựa trên những phẩm chất của chúng ta. Nhưng sự thật là họ sẽ vội vàng xếp chúng ta vào những nhóm nhỏ gọn gàng – tức “đúc khuôn” chúng ta. Vậy nên, điều đầu tiên bạn cần thừa nhận khi chuẩn bị nêu ý tưởng với người lạ là họ đang sắp đặt bạn vào một chiếc hộp. Và họ sẽ làm điều đó rất nhanh. Nghiên cứu cho thấy rằng con người có thể phân loại người khác trong chưa đến 150 phần triệu giây. Trong vòng 30 phút, họ đã có những phán xét lâu dài về tính cách của bạn.

Những tri thức này phát sinh từ một nghiên cứu dài hơi của tôi trong ngành điện ảnh – truyền hình Mỹ trị giá 50 tỷ đô – la. Cụ thể, tôi đã làm việc với 50 giám đốc Hollywood trong việc đánh giá những đề xuất từ các biên kịch. Trong vòng sáu năm, tôi đã quan sát hàng tá đề xuất 30 phút kiểu như thế, mà trong đó, các biên kịch lần đầu tiên phải đối mặt với người tiếp nhận. Khi phỏng vấn, quan sát những người trình bày và tiếp nhận, tôi có thể nhận thấy những đánh giá được đưa ra nhanh chóng thế nào trong các trường hợp tiếp xúc rủi ro cao nói trên. (Những thỏa thuận đến từ các đề xuất kịch bản thành công thường là các dự án hàng triệu đô – la, cạnh tranh nhau ở quy mô phát triển mẫu xe mới cho các hãng sản xuất xe hơi lớn nhất tại Detroit, hoặc những chiến dịch marketing dành cho các hãng quảng cáo thành công nhất New York. Để xác định xem những quan sát của tôi có áp dụng được trong bối cảnh kinh doanh ngoài Hollywood không, tôi đã tham gia nhiều buổi đề xuất thiết kế sản phẩm, marketing và đầu tư mạo hiểm khác nhau, cũng như tiến hành phỏng vấn những giám đốc phụ trách đánh giá các ý tưởng sáng tạo, nhiều rủi ro từ những người trình bày chưa từng quen biết. Trong các môi trường ấy, kết quả đem lại cũng tương đồng đến ngạc nhiên so với những gì tôi chứng kiến ở ngành kinh doanh phim ảnh.

Tóm lược

Nảy ra một ý nghĩ sáng tạo là chuyện dễ; thuyết phục người lạ tin vào nó mới khó. Các chủ doanh nghiệp, chuyên viên bán hàng và giám đốc marketing thường phải vượt qua những chặng đường dài để chứng minh những khái niệm mới của họ thực tế và sinh lời cao ra sao – chỉ để bị những người ra quyết định trong doanh nghiệp bác bỏ, dù họ dường như không hiểu được giá trị thực sự của ý tưởng. Vì sao chuyện này lại xảy ra?

Sau khi nghiên cứu các giám đốc Hollywood chuyên đánh giá các đề xuất kịch bản, tác giả cho rằng người đóng vai trò tiếp nhận – hay “người tiếp nhận” – thường đánh giá trị sáng tạo của người trình bày cùng với bản thân đề xuất. Ấn tượng về khả năng nảy ra những ý tưởng khả thi ở người trình bày có thể lấn át cảm xúc đối với giá trị của ý tưởng một cách nhanh chóng và lâu dài. Để xác định liệu những quan sát trên có áp dụng cho bối cảnh kinh doanh ngoài Hollywood không, tác giả đã tham gia những buổi đánh giá đề xuất thiết kế sản phẩm, marketing và đầu tư mạo hiểm, cũng như tiến hành phỏng vấn những giám đốc chịu trách nhiệm phán xét các ý tưởng mới. Theo cô, kết quả thu được từ những môi trường trên cũng tương tự như quan sát của cô tại Hollywood.

Trong tiềm thức, người tiếp nhận sẽ phân loại những người trình bày thành công là nhà sản xuất chương trình (điêu luyện và chuyên nghiệp, nghệ sĩ (kỳ quặc và luộm thuộm) hoặc kẻ tập sự non kinh nghiệm và ngây thơ). Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng những người tiếp nhận thường có phản hồi tốt khi họ tin rằng mình đang tham gia vào quá trình phát triển ý tưởng. Tác giả, đạo diễn và nhà sản xuất từng đoạt giải Oscar, Oliver Stone khẳng định rằng khi trình bày một ý tưởng, các nhà biên kịch nên dừng lại và đoán xem họ cần gì ở ý tưởng của bạn để khiến câu chuyện hoàn toàn phù hợp với họ.”

Để trở thành một người trình bày thành công, hãy tự xem mình là một trong ba kiểu người sáng tạo trên rồi kéo người tiếp nhận của bạn vào quá trình sáng tạo. Nhờ tìm cách giúp người tiếp nhận có cơ hội tỏa sáng, bạn sẽ tự khẳng định mình như một người cộng tác được yêu mến.

Những người đóng vai trò tiếp nhận các đề xuất không hề có thước đo chính thống, có thể xác minh hay khách quan nào để đánh giá một đặc tính khó hình dung: trí sáng tạo. Do vậy, người tiếp nhận – dù là chuyên gia – sẽ áp dụng một bộ tiêu chí chủ quan và thường thiếu chính xác ngay từ khi mới tiếp xúc; và từ khi đó, tinh thần chung của họ cũng đã được định hình. Nếu người tiếp nhận phát hiện những manh mối tinh vị cho thấy người trình bày không sáng tạo, thì số phận của đề xuất đã an bài. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tôi đã phát hiện người tiếp nhận thường phản hồi tốt nếu họ có cảm giác mình đang tham gia vào quá trình phát triển ý tưởng.

Những người trình bày thành công trong việc này thường được người tiếp nhận xếp vào một trong ba nhóm. Tôi gọi họ là nhà sản xuất chương trình, nghệ sĩ và người tập sự. Nhà sản xuất chương trình xuất hiện như những chuyên gia kết hợp giữa cảm hứng sáng tạo với bí quyết sản xuất. Nghệ sĩ có vẻ ngoài kỳ quặc, luộm thuộm và ưa thế giới của những ý tưởng sáng tạo hơn là thực tế nhàm chán. Còn kẻ tập sự thường – hoặc tỏ ra – là người trẻ tuổi, non kinh nghiệm và ngây thơ. Để cuốn khán giả vào một quy trình sáng tạo, nhà sản xuất chương trình sẽ thận trọng san bằng khoảng cách giữa họ với người tiếp nhận, nghệ sĩ sẽ đảo ngược khoảng cách đó; còn kẻ tập sự lại khai thác nó. Nếu bạn là người trình bày, ngụ ý then chốt dành cho bạn chính là: bằng cách tự bảo vệ mình thành công như một trong ba kiểu người sáng tạo trên, cũng như khiến người tiếp nhận tự xem họ là “cộng tác viên” sáng tạo, bạn có thể gia tăng cơ may “bán” được ý tưởng.

Nghiên cứu của tôi cũng có ngụ ý dành cho những ai “mua” ý tưởng người tiếp nhận nên cẩn thận, đừng phụ thuộc vào các hình mẫu. Bạn rất dễ bị lóa mắt trước những người trình bày dự án thiếu thực tế, hoặc dễ bỏ qua những cá nhân sáng tạo nhưng không biết cách trình bày tốt ý tưởng của họ. Chính vì thế, điều quan trọng đối với người tiếp nhận là phải kiểm tra từng người trình bày vấn đề mà chúng tôi sẽ quay trở lại trong các trang kế tiếp. Cá nhân sáng tạo nhưng không biết cách trình bày tốt ý tưởng của họ. Chính vì thế, điều quan trọng đối với người tiếp nhận là phải kiểm tra từng người trình bày vấn đề mà chúng tôi sẽ quay trở lại trong các trang kế tiếp.

Chiếc mũ phân loại

Cuối thập niên 1970, các nhà tâm lý học Nancy Cantor và Walter Mischel – khi đó đang công tác tại Đại học Stanford – đã chứng minh rằng chúng ta đều sử dụng các nhóm hình mẫu – họ gọi đó là “những nguyên mẫu con người” – để phân loại người lạ ngay từ những khoảnh khắc tiếp xúc đầu tiên. Tuy nhiều người cho rằng hành vi rập khuôn tức thì này là thiếu công bằng, nhưng cách hợp nhóm khuôn mẫu này lại được thiết lập một cách khá vững chắc vào bộ môn tâm lý học, nơi chỉ có những nguyên tắc nhận thức mới phản biện được.

Nhà nghiên cứu Robert Sternberg tại Đại học Yale đoán chắc rằng cách hợp nhóm nguyên mẫu mà chúng ta sử dụng để đánh giá bản chất của người khác là kết quả từ quan niệm ngầm của chúng ta, rằng những người sáng tạo luôn sở hữu các đặc tính nhất định – ví dụ như sự độc đáo, khả năng trực giác, tính nhạy cảm, sự ái kỷ, niềm đam mê và có thể là tuổi trẻ. Chúng ta đặt ra những hình mẫu này thông qua các trải nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp với những người có tiếng là sáng tạo, từ việc tiếp xúc trực tiếp với một tay đàn guitar 15 tuổi cạnh nhà, cho đến lắng nghe những câu chuyện về danh họa Pablo Picasso.

Khi một người không quen biết trình bày một ý tưởng với chúng ta, chúng ta sẽ tìm kiếm những điểm trùng khớp từ vẻ ngoài, lời nói với những hình mẫu ngụ ý đó, và chỉ ghi nhớ những đặc điểm giúp nhận diện người trình bày như một kiểu hình mẫu. Chúng ta vô thức “chấm điểm cao” cho những người mà ta dễ xác định là sở hữu các đặc tính sáng tạo; và chúng ta cũng “trừ điểm” những ai khiến ta khó đánh giá, hoặc khớp với những hình mẫu tiêu cực mà ta đặt ra.

Trong những tình huống công việc gấp rút mà các giám đốc phải đánh giá hàng tá ý tưởng trong một tuần thay thậm chí trong một ngày người tiếp nhận sẽ ít khỉ dành đủ tâm sức cần thiết để phán xét một ý tưởng sao cho khách quan hơn. Giống như chiếc nón phân loại trong bộ truyện Harry Potter, họ sẽ phân loại người tiếp nhận chỉ trong vài giây. Họ sử dụng cách lập hình mẫu tiêu cực để nhanh chóng xác định những ý tưởng chẳng đi đến đâu. Tất cả những gì bạn làm là lọt vào một trong bốn loại hình mẫu tiêu cực phổ biến, và phiên đánh giá đề xuất của bạn sẽ kết thúc trước cả khi nó bắt đầu. (Để biết thêm về các hình mẫu tiêu cực này, hãy xem phần “Bạn tự giết chết đề xuất của mình như thế nào?” Thực ra, nhiều phiên đánh giá như thế hoàn toàn là một quá trình loại trừ; theo kinh nghiệm của tôi, chỉ có 1% ý tưởng được qua được vàng đề xuất ban đầu.

Không may cho những người trình bày, các loại trừ dựa theo phân loại rất dễ dàng, vì những ấn tượng tiêu cực thường nổi bật và đáng nhớ hơn những ấn tượng tích cực. Để tránh bị loại quá nhanh, những người trình bày thành công – chỉ 25% số người mà tôi quan sát – sẽ dùng cách “gậy ông đập lưng ông” với người tiếp nhận, khi kéo họ vào quá trình sáng tạo. Những người trình bày này toát ra sự đam mê với ý tưởng của họ và tìm cách trao cho người tiếp nhận một cơ hội tỏa sáng. Khi làm thế, họ đã dẫn dụ người tiếp nhận đánh giá họ là những người cộng tác đáng mến. Tác giả, đạo diễn và nhà sản xuất từng đoạt giải Oscar, Oliver Stone từng nói với tôi rằng lời mời tham gia đóng góp vào một ý tưởng thực chất là “lời dụ dỗ”. Lời khuyên của ông dành cho các biên kịch phải trình bày ý tưởng cho nhà sản xuất là: “Dừng lại và đoán xem ông ấy cần gì ở ý tưởng của bạn để khiến câu chuyện hoàn toàn phù hợp với ông ấy”. Ba kiểu người trình bày thành công có các kỹ thuật của riêng họ để làm điều đó, như ta sẽ thấy dưới đây.

Giống như tại Hollywood, trong giới doanh nghiệp, nhà sản xuất chương trình là sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và niềm đam mê, hay như Sternberg và Todd Lubart, tác giả của cuốn sách Defying the Crowd: Cultivating Creativity in a Culture of Conformity (tạm dịch: Bất chấp đám đông: Nuôi dưỡng sự sáng tạo giữa văn hóa phục tùng gọi là “trí tuệ thực tiễn” – tức cảm giác về những ý tưởng có khả năng đóng góp cho doanh nghiệp). Nhà sản xuất chương trình thường thể hiện sức hút và tài hóm hỉnh khi trình bày – chẳng hạn như những khái niệm thiết kế mới trong marketing – nhưng họ cũng trình bày đầy đủ bí quyết kỹ thuật, nhằm thuyết phục người tiếp nhận rằng các ý tưởng đó có thể được phát triển dựa trên những phương thức chuẩn của ngành, cũng như trong giới hạn nguồn lực nhất định. Tuy họ có thể không đưa ra nhiều ý tưởng nhất hay các ý tưởng hay nhất, nhưng nhà sản xuất chương trình là những người hiếm hoi trong tổ chức chứng kiến đa số các khái niệm của họ được thực hiện.

Một ví dụ về nhà sản xuất chương trình chính là nhà phát minh dụng cụ nhà bếp huyền thoại, Ron Popeil. Là người cực kỳ lịch thiệp và điển trai, Popeit là sự kết hợp giữa một bậc thầy thiết kế và chỉ đạo biểu diễn. Trong bài tường thuật về lò nướng Ronco Showtime Rotisserie & BBQ của Popeit tại New York – một hiện tượng thành công – Malcolm Gladwell đã diễn tả cách Popeil hòa hợp kỹ năng giải trí của ông – khi nhiệt tình giới thiệu sản phẩm này là một sự cách tân sẽ “thay đổi cuộc sống của bạn” với vốn kiến thức kinh doanh. Trong những lần lên sóng truyền hình, Popeit luôn đảm bảo món gà được nướng chính xác đến màu vàng ươm đẹp mắt, để hiện lên rực rỡ nhất trên máy quay. Ông còn thiết kế một mặt kính chắn trước bộ phận mắt các bà nội trợ, những con gà cứ xoay tròn và nhỏ mỡ như nướng thịt để giảm độ chói; nhờ thế mà trông thật trên màn ảnh truyền hình.

Người trình bày đầu tiên mà tôi quan sát tại Hollywood là một nhà sản xuất chương trình. Ngay giây phút bước vào phòng, anh đã ghi điểm trong mắt giám đốc các phòng thu là kiểu người sáng tạo, một phần nhờ chiếc quần jeans mới có điểm nhấn, chiếc áo cổ rùa đen thời trang và áo khoác ngoài kiểu thể thao thanh lịch. Mái tóc đen xõa xuống với không có sợi bạc nào. Anh đến để đề xuất một loạt phim truyền hình hằng tuần dựa trên truyền thuyết về Robin Hood. Kinh nghiệm khi còn làm marketing của anh thể hiện khá rõ: Anh mở đầu bằng cách nhắc đến một loạt phim truyền hình dựa trên truyện tranh của mình. Người trình bày nhấn mạnh rằng loạt phim đã đạt được một số thành công dưới tư cách một thương hiệu marketing nhượng quyền, với các hộp đựng bữa trưa, đồ chơi nhà tắm và mô hình nhân vật hành động ăn theo.

Những nhà sản xuất chương trình thường tạo ra một sân chơi ngang hàng bằng cách kéo người tiếp nhận vào một trò tung hứng kiến thức giữa hai người. Họ thường bắt đầu khuyến khích người tiếp nhận phản hồi lại một ký ức hoặc một chủ đề nào đó mà họ quen thuộc. Hãy xem xét trò tung hứng sau:

  • Người trình bày: Anh còn nhớ bộ phim Robin Hood do Errol Flynn thủ vai không?
  • Người tiếp nhận: Ồ, nhớ chứ. Một trong những bộ phim yêu thích nhất của tôi khi còn bé đấy.
  • Người trình bày: Phải, thật kinh điển. Tất nhiên còn cả phiên bản của Costner nữa.
  • Người tiếp nhận: Bản đó u tối hơn nhiều. Và nó không toát lên cảm xúc như trong nguyên bản.
  • Người trình bày: Nhưng hiệu ứng đặc biệt thật tuyệt.
  • Người tiếp nhận: Đúng vậy.
  • Người trình bày: Đó chính là nút thắt mà tôi muốn đưa vào hoạt phim mới này.
  • Người tiếp nhận: Hiệu ứng đặc biệt ư?
  • Người trình bày: Chúng ta đang nói về một Robin Hood phiên bản khoa học viễn tưởng. Robin là một pháp sư trong nhóm bạn vui vẻ của anh ta, là người có thể làm đủ trò ma thuật với những bùa phép đáng sợ và tuyệt vời.
  • Người tiếp nhận: Tôi thích ý tưởng đó!

Người trình bày đã tự mở ra cơ hội cho chính mình bằng cách dẫn dắt người tiếp nhận qua một loạt những ký ức và quan điểm chung. Đặc biệt, anh còn thu hút người tiếp nhận bằng cách đề nghị ông hồi tưởng lại và bình luận về những bộ phim quen thuộc. Với mỗi câu trả lời, anh lại cảm nhận rồi phát triển thêm vốn kiến thức, sự quan tâm của người tiếp nhận, cuối cùng, anh hướng người tiếp nhận vào ý tưởng cốt lõi bằng cách sử dụng một từ (“nút thắt”) phổ biến trong vốn thuật ngữ của giới sản xuất và biên kịch.

Nhà sản xuất chương trình còn thể hiện khả năng ứng biến – một phẩm chất cho phép họ thích nghi nếu đề xuất bắt đầu không như mong đợi. Hãy cùng xem một cuộc tranh luận giữa giám đốc sáng tạo của một hãng quảng cáo với khách hàng tiềm năng, một hệ thống đài truyền hình thể thao danh tiếng. Trong một bài báo năm 2001 của Mallorre Dil trên tạp chí Adweek – về các chiến dịch quảng cáo đoạt giải – vị phó chủ tịch phụ trách marketing của đài khi đó đang tìm kiếm sự hỗ trợ cho một chiến dịch mới, nhằm phát sóng mùa giải bóng rổ chuyên nghiệp tiếp theo. Hãng quảng cáo này được mời đến để trình bày đề xuất của họ. Trước cuộc họp, giám đốc đài đã nhấn mạnh với hãng rằng chiến dịch phải hấp dẫn được thị trường địa phương trên khắp nước Mỹ, đồng thời có được sự “tín nhiệm” từ nhóm cổ động viên da màu cuồng nhiệt.

Giám đốc sáng tạo và giám đốc nghệ thuật của hãng đã trình bày ý tưởng chèn thêm hai thiếu niên bình thường vào đoạn video của trận đấu NBA bằng kỹ thuật số. Ban đầu, bên tiếp nhận khó chịu với ý tưởng đó, thắc mắc rằng liệu nó có hơi ngạo mạn và xa cách không. Thế là bộ đội của hãng liền ứng biến bằng một đoạn rap mà một thiếu niên có thể đọc sau khi ghi điểm trước siêu sao Shaquille O’Neal: “Tôi tươi ngon như một hộp gia vị, và tôi dấn sâu hơn cả Dante dưới các tầng địa ngục.”. Ban đầu, người tiếp nhận tỏ ra chưng hửng , rồi ông bật cười. Do được mời tham gia vào một phần đọc rap kiểu ứng khẩu, người tiếp nhận bắt đầu thêm các cầu của chính ông. Khi trò đùa kết thúc, hai người trình bày đã đề xuất lại ý tưởng của họ với chút thay đổi – thêm hai thiếu niên này vào đoạn video của các trận đấu có đội chủ nhà đối với thị trường địa phương – và số tiền trả cho giai điệu này đã lên đến hàng trăm nghìn đô – la.

Những nhà sản xuất chương trình rất hiếm gặp – chỉ 20 % những người thuyết trình thành công mà tôi quan sát đạt đến đẳng cấp đó. Chính vì thế mà họ rất được săn đón – một tin vui cho những người trình bày có thể chứng tỏ được sự kết hợp giữa tài năng và chuyên môn.

Nghệ sĩ

Các nghệ sĩ cũng thể hiện đam mê và sự nhiệt tình duy nhất dành cho những ý tưởng của họ, nhưng cách ăn mặc và phong thái của họ lại không quá chải chuốt hay theo lối; đồng thời, họ cũng hay ngượng ngùng và khó xử trước mọi người. Một nhà sản xuất Hollywood từng nói với tôi: “Nếu một biên kịch càng có vẻ rụt rè, cô sẽ càng nghĩ họ viết tốt, vì cố đinh ninh rằng họ sống nội tâm.” Không như nhà sản xuất chương trình, các nghệ sĩ thường tỏ ra họ không hiểu biết hoặc thậm chí không hứng thú với các chi tiết khi thực hiện. Bên cạnh đó, họ sẽ đảo ngược khoảng cách quyền lực bằng cách đòi hỏi ở người tiếp nhận một trí tưởng tượng trọn vẹn. Thay vì kéo người tiếp nhận vào một trò tung hứng, họ sẽ bắt khán giả phải khuất phục trước nội dung. Các nghệ sĩ đặc biệt giỏi trong việc tiến hành điều mà những nhà vật lý gọi là “trải nghiệm tư duy”, khi mời gọi khán giả bước vào những thế giới tưởng tượng.

Một nhà biên kịch trẻ mà tôi quan sát hoàn toàn phù hợp với kiểu nghệ sĩ này. Anh mặc quần da đen, chiếc áo thun sơn rách, đeo nhiều khuyên tai và để lộ một hình xăm trên cánh tay khẳng khiu. Tóc anh rối bù, trông khá hung dữ, như thể Van Gogh gặp Tim Burton. Anh chẳng quan tâm đến những chi tiết sản xuất loạt phim đen tối, bạo lực mà anh hình dung: thay vào đó, anh hoàn toàn nhập tâm vào câu chuyện đáng kể. Anh mở đầu phần đề xuất như sau: “Hãy hình dung chuyện gì sẽ xảy ra khi một viên đạn nổ tung trong não một người. Hãy tưởng tượng nó với chuyển động chậm. Có một tiếng nổ định tai, rồi máu đỏ trào ra như thủy triều cùng với mùi gắt của thuốc súng. Đó sẽ là cảnh mở màn cho bộ phim hoạt hình khoa học viễn tưởng này”. Sau đó, anh tiếp tục dẫn bên tiếp nhận qua một câu chuyện hào hứng, chi tiết về bộ phim của mình, như thể một bậc thầy kể chuyện vậy. Cuối cùng, các giám đốc ngồi lại, mỉm cười và nói với nhà biên kịch rằng họ thích đi tiếp với ý tưởng của anh ta.

Xem thêm bài viết: Nghệ thuật kể chuyện: Bí quyết để lãnh đạo thành công

Trong giới kinh doanh, các nghệ sĩ cũng lập dị như thế. Hãy xem Alan, nhà thiết kế sản. xuất tại một hãng thức ăn đóng hộp có tiếng. Tôi đã quan sát Alan trong một cuộc họp với vị giám đốc phát triển mà anh chưa từng gặp mặt. Anh đến để trình bày một ý tưởng dựa trên giá thiết rằng trẻ em thích chơi đùa với thức ăn. Đề xuất này dành cho một loại ngũ cốc ăn liền mà từng miếng khớp với nhau sao cho trẻ em có thể dùng chúng để ghép vào nhau một kiểu Lego. Với chiếc áo khoác thí nghiệm gài nắp túi và cặp kính gọng sừng, Alan trông rất giống một giáo sư đãng trí. Khi bước vào phòng hội nghị nơi các giám đốc công ty đóng bộ com lê, cà vạt đã tụ tập đông đủ, anh chợt do dự, tỏ vẻ không hề hứng thú với các slide PowerPoint hay dự báo marketing, doanh thu của những chuyên gia phát triển kinh doanh. Vẻ bề ngoài và sự trầm mặc đã nói lên rất nhiều điều về bản thân anh. Phong cách của anh quả không lẫn vào đâu được.

Khi đến lượt Alan, anh đặt bốn hộp đựng mẫu ngũ cốc lên chiếc bàn hội nghị màu gụ trước sự im lặng đến kinh ngạc của nhóm giám đốc. Bỏ qua thủ tục, anh bắt đầu dựng lên một pháo đài công phu từ hạt ngũ cốc, trong lúc trình bày say sưa về những phẩm chất của bột ngô trong việc gắn kết các miếng và cấu trúc với nhau. Cuối cùng, anh thách thức các giám đốc để xem ai có thể xây được ngọn tháp cao nhất. Nhóm giám đốc đã hứng thú với màn trình diễn đến mức bật ngay đèn xanh cho dự án của Alan.

Tuy các nghệ sĩ – chiếm khoảng 40% những người trình bày thành công mà tôi quan sát không bóng bẩy bằng những nhà sản xuất chương trình, nhưng họ chính là kiểu người sáng tạo nhất trong cả ba kiểu. Không như nhà sản xuất chương trình hay kẻ tập sự, nghệ sĩ khá trong sáng. Thật khó đóng giả họ dù chỉ phần nào. Nói cách khác, họ không hề tỏ ra có phong cách: mà họ chính là phong cách. Quả thực, rất khó để một người không phải nghệ sĩ giả vờ là nghệ sĩ, vì sự chân thực chính là điều giúp một nghệ sĩ được tin tưởng.

Kẻ tập sự

Kẻ tập sự là kiểu người trái ngược với nhà sản xuất chương trình. Thay vì thể hiện chuyên môn, họ lại bênh vực cho sự thiếu hiểu biết của mình. Kẻ tập sự ghi điểm vì dám làm những điều không thể, những điều khiến người tiếp nhận cảm thấy thích thú. Không lúng túng trước truyền thống hay những thành công trong quá khứ, kẻ tập sự thể hiện mình như những người học hỏi thành tâm. Họ cố ý khai thác khoảng cách quyền lực giữa người trình bày và người tiếp nhận bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ một cách thẳng thắn và táo bạo – không phải theo kiểu tuyệt vọng, mà theo kiểu tự tin của một nhân viên xuất sắc được yêu mến, một sinh viên tài năng tìm kiếm lời khuyên uyên bác từ một người hướng dẫn mà anh ta quý mến.

Hãy xem xét tình huống của một người trình bày tập sự mà tôi từng quan sát, một nhà biên kịch trẻ tuổi, sôi nổi vừa trở về từ chuyến du lịch đầu tiên đến Nhật Bản. Anh muốn phát triển một chương trình về một đứa trẻ Mỹ (như chính anh) chu du đến Nhật Bản để học đánh trống cải; và anh mang cả trong lẫn dùi đến buổi để xuất. Nghiên cứu sinh này trông như bước ra từ bộ phim Doogie Howser, M.D (tạm dịch: Bác sĩ y khoa Doogie Howser). Với nụ cười thu hút, anh thú thực với những người tiếp nhận rằng anh đến đây không phải để trình bày với họ một chương trình bình thường, mà “chủ yếu vì tôi chưa làm chuyện này bao giờ. Nhưng tôi nghĩ sự thiếu kinh nghiệm của tôi có thể đem đến vận may.”

Anh đã trình diễn nhiều điệu trống khác nhau trước những người tiếp nhận, rồi nhờ một người trong số khán giả giúp anh tìm các góc quay tiềm năng – như nhìn từ mặt trống ra ngoài hoặc nhìn từ trên xuống và hỏi xem những góc này hiện lên màn hình như thế nào. Đến khi người tiếp nhận chống cả hai tay và đầu gối xuống để chỉ cho kẻ tập sự một góc quay đặc biệt chất, thì buổi để xuất đã trở thành một buổi hướng dẫn hợp tác. Bỏ qua cả cuộc hẹn ăn trưa, người tiếp nhận dành cả nửa giờ sau đó để đưa ra những lời khuyên, thêu dệt nên câu chuyện về một tay trống trẻ để lồng vào một loạt chương trình biểu diễn trong cái. Trong đó, các góc quay nghệ thuật, ánh sáng cùng âm thanh huyền ảo sẽ được dùng để phản chiếu những cảm xúc của ngôi sao chơi trống.

Nhiều chủ doanh nghiệp là những kẻ tập sự hiển nhiên. Lou và Sophie McDermott, hai chị em đến từ nước Úc, đã khởi sự một dòng trang phục thể thao vào cuối thập niên 1990. Từng là huấn luyện viên thể dục với hình thể mảnh mai và cá tính can trường, họ đã lao vào ngành kinh doanh trang phục dù không hề được đào tạo chính quy về thời trang hay tài chính. Thay vào đó, họ chỉ trông cậy chủ yếu vào lòng nhiệt tình và lạc quan, cùng tính hiếu kỳ đối với những mặt tốt của ngành bán lẻ để khởi nghiệp trong thế giới thời trang tuổi teen đầy cạnh tranh. Trong những chuyện mua sắm tại các cửa hàng địa phương, chị em nhà McDermott đã học cách buôn bán và sắp đặt sản phẩm – tất cả chỉ nhờ hỏi các chủ cửa hàng xem họ khởi nghiệp thế nào, dựa trên bộ phim tài liệu ngắn Cutting Their Own Cloth (tạm dịch: Tự cắt quần áo).

Chị em nhà McDermott đã tận dụng chính sự non nớt của mình để học hỏi mọi thứ có thể. Họ yêu cầu chủ cửa hàng dẫn họ tham quan quanh tiệm, rồi đặt ra hàng tá câu hỏi: “Vì sao cô mua dòng sản phẩm này mà không phải dùng khác? Vì sao cô đặt chiếc váy này ở đây mà không phải ở kia? Khách hàng thích gì nhất? Họ hỏi thăm bộ nào nhiều nhất?” Thay vì làm phiền, nhà McDermott luôn tỏ ra thân thiện và vui vẻ, nên các chủ tiệm bán lẻ luôn cảm thấy vui khi họ hỏi và sẵn sàng chia sẻ kiến thức. Ngay khi có được mối quan hệ với một nhà bán lẻ, hai chị em sẽ đề nghị mang vài mẫu quần áo đến cửa hàng để thử nghiệm. Cuối cùng, nhà McDermott đã tổng hợp những gì họ học được thành vốn kiến thức đủ để lập ra một dòng sản phẩm bán lẻ riêng. Nhờ đối xử với các chủ cửa hàng như thầy dạy, nhà McDermott đã có thể xây dựng cả một mạng lưới chuyên gia hướng dẫn, những người muốn thấy hai kẻ tập sự này làm ăn thắng lợi. Như vậy, những kẻ tập sự – chiếm 40% số người trình bày thành công – thường đạt được lợi ích chủ yếu bằng sức mạnh cá tính tuyệt đối.

Nhóm nào trong ba kiểu người nói trên có khả năng thành công cao nhất? Nhìn chung, người tiếp nhận thường tìm kiếm những nhà sản xuất chương trình, tuy nghệ sĩ và kẻ tập sự cũng có thể chiến thắng nhờ sự cuốn hút và quyến rũ. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người tiếp nhận, nhà sản xuất chương trình cũng có thể là những người trình bày nguy hiểm nhất, vì họ là những người giỏi che mắt bằng sự hào nhoáng nhất.

Người tiếp nhận nên cảnh giác

Khi các giám đốc “mua” ý kinh doanh muốn tôi cung cấp vốn hiểu biết về trí sáng tạo tại Hollywood, một trong những câu hỏi đầu tiên của họ sẽ là: “Vì sao lại có nhiều chương trình truyền hình tệ đến thế?” Sau khi nghe những câu chuyện tôi kể ở đó, họ mới biết câu trả lời các giám đốc Hollywood thường bị dụ dỗ bởi các hình mẫu tích cực – đặc biệt là hình mẫu nhà sản xuất chương trình – thay vì tập trung vào chất lượng của ý tưởng. Thực vậy, những cá nhân nào giỏi tạo ấn tượng về tiềm năng sáng tạo (trong khi thiếu khả năng đó) vẫn có thể đặt chân vào các tổ chức, cũng như trở nên nổi bật tại đây nhờ tầm ảnh hướng xã hội cùng các kỹ năng chi phối sự ấn tượng, dù họ gây bất lợi cho những người tiếp nhận.

Do vậy, những người “mua” ý tưởng cần cảnh giác rằng, việc phụ thuộc nhiều vào các hình mẫu có thể khiến họ bỏ qua những cá nhân sáng tạo có thể đem lại lợi ích. Trong các cuộc phỏng vấn của tôi với giám đốc và nhân viên trường quay, tôi đã nghe vô vàn câu chuyện về những nhân vật có tiếng là người trình bày tuyệt vời, nhưng lại gặp rắc rối trong việc đưa ra những lời thoại hữu dụng. Điều tương tự cũng xảy ra trong kinh doanh. Một trường hợp nổi tiếng xảy ra và năm 1985, khi Coca – Cola thông báo rằng họ đang thay đổi công thức. Dựa trên đề xuất từ những nhà nghiên cứu thị trường từng thử nghiệm chất tạo ngọt – một loại Coke mới giống Pepsi ” trong rất nhiều nhóm nghiên cứu trọng điểm – ban điều hành cấp cao của công ty đã kết luận rằng công thức mới có thể cạnh tranh hiệu quả với Pepsi. Tất nhiên, ý tưởng đó là một thảm họa. Nó đã phản tác dụng ghê gớm, và công ty buộc phải giới thiệu lại loại Coke cũ. Trong cuộc thảo luận sau đó về trường hợp này và tầm nghiêm trọng của việc phụ thuộc vào những người quyết định vốn cũng là người trình bày giỏi, Roberto Goizueta, CEO của Coca – Cola khi ấy, đã khẳng định với một nhóm thạc sĩ MBA rằng không gì nguy hiểm hơn một người trình bày giỏi nhưng thiếu thực lực.

Nếu người tiếp nhận cảm nhận được anh/cô ta đang bị cuốn theo một kiểu trùng khớp hình mẫu tích cực, thì điều quan trọng là họ phải kiểm tra người trình bày. May thay, không khó để đánh giá những kiều người sáng tạo khác nhau. Ví dụ, trong cuộc gặp với một nhà sản xuất chương trình, người tiếp nhận có thể kiểm tra chuyên môn và thăm dò kinh nghiệm quá khứ của đối phương – giống như một người phỏng vấn lão luyện sẽ làm – và hỏi người trình bày sẽ ứng phó với những thay đổi khác nhau đối với ý tưởng của anh/cô ta như thế nào. Đối với nghệ sĩ và kẻ tập sự, cách phán xét họ tốt nhất là cầu họ mang lại một sản phẩm hoàn chỉnh. Tại Hollywood, những người tiếp nhận khôn ngoan thường yêu cầu nghệ sĩ và kẻ tập sự cung cấp tập kịch bản hoàn chỉnh trước khi thuê họ. Hai kiểu người này có thể không trình bày được chi tiết về chi phí hoặc cách thực hiện, nhưng một nguyên mẫu có thể cho phép người tiếp nhận ánh giá chất lượng, từ đó mang đến nền tảng vững chắc để thảo luận sâu hơn. Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải cầu viện sự trợ giúp của những người khác trong việc xem xét người trình bày. Một hoặc hai giám khảo khác có thể giúp người tiếp nhận cân nhắc những điểm mạnh và điểm yếu của người trình bày – cũng như ý tưởng của họ – và đề phòng những phán xét vội vã.

CEO của một hãng thiết kế tại Nam California đã tìm kiếm xa hơn những dấu hiệu riêng rõ ràng của một kiểu người sáng tạo khi thuê một nhà thiết kế mới. Cô làm điều này bằng cách không chỉ đòi hỏi những dự án thành công, mà còn hỏi thăm những dự án thất bại cũng như những gì mà người thiết kế học được từ thất bại đó. Nhờ vậy, cô có thể biết được liệu ứng viên tiềm năng có thể tiếp thu bài học tốt đồng thời thích nghi được với môi trường công việc khó lường hay không. Vị CEO còn hỏi các ứng viên tiềm năng xem họ đọc và thu thập được gì, và điều gì truyền cảm hứng cho họ. Những manh mối này sẽ cho cô biết về phong cách sáng tạo, suy nghĩ của ứng viên Nếu người được phỏng vấn vượt qua các bài kiểm tra ban đầu trên, CEO sẽ yêu cầu họ phối hợp cùng những nhân viên khác trong một dự án thiết kế giả. Những công cụ phỏng vấn đa dạng này sẽ cho cô manh mối về khả năng kết hợp trí sáng tạo với khả năng tổ chức của ứng viên; và chúng cũng giúp cô hiểu được ứng viên đó phù hợp với nhóm đến đâu.

Hiển nhiên, một trong những câu hỏi dành cho người trình bày có thể sẽ là: “Làm sao để gây ấn tượng tốt, nếu tôi không thuộc về ba hình mẫu sáng tạo?” Nếu đã có tiếng là người hay đưa ra các giả thiết sáng tạo, bạn có thể không cần ngụy trang như một nhà sản xuất chương trình, nghệ sĩ hay kẻ tập sự – một bản lý lịch đầy thành tích đã là tấm danh thiếp tốt nhất cho bạn rồi. Nhưng nếu không thể trông cậy vào danh tiếng của mình, chí ít bạn nên thử ghép mình vào kiểu người mà bạn cảm thấy phù hợp nhất, chỉ vì bạn cần làm thế để bước chân vào cửa phòng của người tiếp nhận.

Xem thêm bài viết: Kỹ năng số – Chìa khóa làm việc thế kỷ 21

Một câu hỏi khác sẽ là: “Giả như tôi không muốn người tiếp nhận tham gia phát triển ý tưởng của mình thì sao?” Điều này rất quan trọng, bạn nên ưu tiên cho nó: Hãy tìm một phần trong đề xuất mà bạn sẵn sàng nhường lại, rồi mời người tiếp nhận đưa ra lời khuyên. Thực ra, các quan sát của tôi cho thấy rằng bạn nên khuyến khích người tiếp nhận phát triển ý tưởng càng sớm càng tốt. Một khi người tiếp nhận cảm thấy họ là người hợp tác sáng tạo, nguy cơ bị bác bỏ sẽ biến mất.

Xét cho cùng, đề xuất luôn là một quá trình truyền đạt ý tưởng không hoàn hảo. Nhưng nếu ý thức được các quy trình tạo mẫu và giá trị của sự hợp tác, cả người trình bày và người tiếp nhận đều sẽ hiểu được sự khác biệt giữa “tung” và “hứng”.

(Nguồn: Truyền thông giao tiếp)

| Tags |

Bài viết khác
Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Ngày đăng 12/07/2021
Hôm trước, một bạn học sinh trong lớp học sinh trong lớp học phụ đạo có tâm sự với mình thế này: Theo mình: “Hiệu quả học tập = thời gian học x hiệu suất học”. Mình thấy nhận định này khá đúng. Trên lớp, tất cả chúng ta đều cùng học như nhau nên muốn tạo ra sự khác biệt, đương nhiên phải sử dụng thời gian học ngoài giờ lên lớp.
Vì sao bạn không thể tập trung học trong phòng của mình?

Vì sao bạn không thể tập trung học trong phòng của mình?

Ngày đăng 12/07/2021
Các bạn có thể tập trung học trong phòng riêng của mình được không? Dù có cố gắng bao nhiêu nhưng bạn vẫn không thể học được? Chắc nhiều người không thể học khi ở trong phòng của mình nhỉ? Mình mà ngồi trong phòng thì cũng mãi chẳng học được đâu. Dù lúc đầu cũng định học hành chăm chỉ nhưng sau đó lại đọc truyện tranh hoặc chơi điện tử mất tiêu.
Bài viết khác
Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Có quá nhiều thứ để học nhưng bạn lại không có thời gian?

Ngày đăng 12/07/2021
Hôm trước, một bạn học sinh trong lớp học sinh trong lớp học phụ đạo có tâm sự với mình thế này: Theo mình: “Hiệu quả học tập = thời gian học x hiệu suất học”. Mình thấy nhận định này khá đúng. Trên lớp, tất cả chúng ta đều cùng học như nhau nên muốn tạo ra sự khác biệt, đương nhiên phải sử dụng thời gian học ngoài giờ lên lớp.
Vì sao bạn không thể tập trung học trong phòng của mình?

Vì sao bạn không thể tập trung học trong phòng của mình?

Ngày đăng 12/07/2021
Các bạn có thể tập trung học trong phòng riêng của mình được không? Dù có cố gắng bao nhiêu nhưng bạn vẫn không thể học được? Chắc nhiều người không thể học khi ở trong phòng của mình nhỉ? Mình mà ngồi trong phòng thì cũng mãi chẳng học được đâu. Dù lúc đầu cũng định học hành chăm chỉ nhưng sau đó lại đọc truyện tranh hoặc chơi điện tử mất tiêu.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299