Xu hướng thiết kế: Sự trở lại của tượng đài Memphis | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Xu hướng thiết kế: Sự trở lại của tượng đài Memphis

Xu hướng thiết kế: Sự trở lại của tượng đài Memphis

Ngày đăng 07/08/2021

Thập niên 80 tại các nước phương Tây có thể được mô tả bằng những máy chơi điện tử xèng, những lọ keo xịt tóc, và những ca khúc của Michael Jackson. Vào một ngày bình thường, bạn có thể đặt chân ra đường và quan sát những người phụ nữ với mái tóc xù dày cộm, mặc quần áo sặc sỡ máu leo, bước qua những cửa hiệu lắp kính, bên trong trải đầy nội thất với hoa văn nhiều loạn, chống chéo lên nhau. Tất cả những sắc màu và họa tiết ồn ào đó giờ đây đã trở thành những hương vị văn hóa đặc trưng của những năm 80, và chúng đều là kết quả của sự tác động của Memphis, một phong cách thiết kế lập dị và cũng chính là chủ đề của bài viết này.

Hãy thử tưởng tượng một ngày mùa đông giá lạnh, đầu tháng 12 năm 1980 tại Milan, bạn đang ở trong một căn phòng chung cư chật chội, xung quanh là hơn 20 cá nhân sáng tạo có tiếng trong ngành thiết kế và kiến trúc. Tiếng nhạc của Bob Dylan du dương suốt buổi tối, lặp đi lặp lại nhiều lần, nhẹ nhàng mà dồn dập. Trước mặt bạn, một trong những designer kiêm kiến trúc sư thành đạt nhất bấy giờ, Ettore Sottsass, đang hào hứng trình bày về một ý nghĩ điện rõ của mình: một phong cách thiết kế nhằm phá vỡ các quy tắc thiết kế.

Vào khoảng những năm 1960 tại Ý có tồn tại một phong trào phi thiết kế khá dữ dội và quyết liệt, nhằm đầu chọi lại với phong cách tối giản đang vô cùng thịnh hành bấy giờ. Bản thân Ettore Sottsass cũng là một trong những đại diện tiêu biểu cho phong trào phi thiết kế đó, thường xuyên tích hợp các cấu trúc và hình khối kỳ lạ vào trong thiết kế của mình. Tuy nhiên, chỉ khoảng một thập kỷ từ khi bắt đầu, Sottsass đã phải chứng kiến những hoạt động đấu tranh vì phong trào phi thiết kế chấm dứt do không được đón nhận nồng nhiệt. Vốn không phải là một người dễ bỏ cuộc, vào tối ngày mùa đông năm 1980 đó, ông đã đặt nền móng cho sự ra đời của một xu hướng thiết kế mới.

Thế giới hãy chào Memphis

Được Sottsass và các đồng nghiệp của ông lấy cảm hứng từ vô vàn tác phẩm và xu hướng khác nhau, phong cách thiết kế Memphis chủ yếu sử dụng các yếu tố bất nguồn từ phong cách Art Deco của Pháp đầu thế kỉ XX, phong cách Pop Art của Anh và Mỹ vào thập niên 1950, và phong cách hội họa Kitsch của những năm 1950. Nhóm sáng tạo Memphis đã được tiếp cận với những phong cách trên trong những chuyến đi và dự án nghiên cứu của họ.

Về bản chất, thiết kế Memphis chủ yếu sử dụng các màu sắc vô cùng bắt mắt và sặc sỡ, một ảnh hưởng của phong cách Pop Art. Bên cạnh đó, phong cách Art Deco thì thúc đẩy Memphis sử dụng các hình khối kỳ lạ và rắc rối hơn nhằm gây dựng ấn tượng. Và cuối cùng, phong cách hội họa Kitsch của thập niên 50s đã truyền cảm hứng cho phong trào Memphis thiết kế với mục đích trang hoàng và gây “sốc” nhiều hơn là quan trọng hóa tính chức năng khô khan.

Phong cách Memphis, thường được xem như là truyền nhân của phong trào phi thiết kế, đấu tranh trực tiếp với phong cách tối giản của những năm 70s. Vào thời điểm đó, để thích nghi với những cải tiến mới về công nghệ, các designers thường xuyên cắt giảm các yếu tố trang trí để gia tăng sự tập trung vào cấu trúc và cấu tạo của sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều designer khác lại có phản ứng tiêu cực với xu hướng này vì họ cho rằng nó chèn ép tính sáng tạo và đột phá trong thiết kế, và một trong những cá nhân tiêu biểu nhất thể hiện thái độ phản đối chính là Ettore Sottsass.

Nhằm giới thiệu tới công chúng về sự đột phá mới nhất của cả nhóm, Sottsass và những đồng nghiệp của ông lần đầu trình chiều thành quả của mình tại một hội chợ triển lãm sản phẩm nội thất ở Milan, đồng thời cũng là hội chợ triển lãm nội thất đình đám nhất bấy giờ. Màn ra mắt của Memphis để lại ấn tượng sâu trong trí nhớ tất cả các người tham dự và gây tiếng vang dữ dội trong cộng động thiết kế. Phản ứng của mọi người tại thời điểm đó được chia làm đôi, một nửa thì tung hô sự phá cách và sáng tạo trong tạo hình của thiết kế Memphis, còn lại thì sử dụng những từ ngữ như “khó hiểu”, “quái dị”, “ghê tởm”, và “thứ rác rưởi”. Dù gì cũng không thể phủ nhận, những người sáng tạo ra Memphis ít nhất cũng đã đạt được một mục đích của họ, đó là khiến thế giới không thể ngừng nói về thiết kế của mình.

“Sự kết hợp khó hiểu giữa đồ chơi trẻ con và nghệ thuật Bauhaus”

“Tôi đặc biệt, hãy nhìn tôi!”

Phong cách thiết kế Memphis có thể được áp dụng khá dễ dàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế sản phẩm công nghiệp…

Thông thường, các tác phẩm sử dụng thiết kế Memphis sẽ đặt các hình khối chồng chéo lên nhau, đi kèm với những màu sắc nổi bật và sặc sỡ, khiến người xem cảm nhận được sự rối rắm và hỗn loạn tồn tại rõ ràng trong bản thiết kế. Màu sắc càng chói và đậm, hình khối càng cầu kỳ và phức tạp, sự cá tính của Memphis lại càng hiện ra rõ hơn, Một lời khuyên được gửi gắm tới các designers đang theo đuổi phong cách này đó là đừng nghĩ quá nhiều, bởi vì thực chất những nhà sáng lập ban đầu cũng không quá quan tâm tới độ “đúng” của sản phẩm của họ.

Xem thêm bài viết: Maximalism – Nghệ thuật tối đa giữa một thế giới chuộng sự tối giản

Phong cách này cũng thường xuyên sử dụng các họa tiết trang trí lặp đi lặp lại để tô điểm cho thiết kế và gia tăng sự dày đặc của hình ảnh. Các họa tiết đặc trưng của Memphis cũng khá đặc biệt, vì chúng tương đối lộn xộn nhưng phóng khoáng. Kể cả các hình khối tròn trịa thân thiện có thể đặt ngay cạnh các đường zigzag cứng rắn và sắc nhọn. Thậm chí, các hình khối 3D cũng có thể xuất hiện trong các họa tiết trang trí này. Nhìn chung, cách thức tạo hình của Memphis khiến người xem nghĩ đến đó chơi và sự hồn nhiên của trẻ con nhiều hơn là sự tinh tế và thanh lịch của các xu thế trước đây.

Cách trình bày typography trong thiết kế Memphis cũng rất đặc trưng với các lựa chọn typeface hay được ưa chuộng thường có nguồn gốc từ phong cách Pop Art của thời kỳ 1950s. Các font đa phần có nét dày, tạo hình tự do với những đường nét đầy cá tính và năng động, Đồng thời, các kí tự cũng thường được xây dựng trên cơ sở hình học để đi đôi với phong cách hình khối đặc trưng của Memphis. Có những typeface khá lập dị cũng thường được sử dụng để gây ấn tượng thị giác, và vì thế có thể thấy rằng, phong cách Memphis sẽ không có chỗ cho những lựa chọn font chữ quá an toàn và đại trà.

Nếu bạn muốn áp dụng phong cách này cho các sản phẩm thời trang, nội thất hoặc công nghiệp, hãy lưu ý rằng chất liệu thiết kế chính được cha đẻ của Memphis ưa dùng là các loại nhựa formica đa dạng về hoa văn và họa tiết, kim loại tấm mạ kẽm, celluloid, kết hợp với các loại sơn màu công nghiệp. Họ không coi trọng tính chức năng của sản phẩm bằng vẻ bề ngoài nổi bật và bóng bay của chúng. Kể cả với các chất liệu tự nhiên như cẩm thạch hoặc gỗ bạch đàn, khi được tiếp cận với phong cách Memphis, chúng cũng sẽ bị biến dạng, co giãn hoặc kết hợp với các chất liệu nhôm hoặc sợi thủy tinh để trở nên khác thường. Nếu nhìn sơ qua, các chất liệu sẽ trông như được dán giấy thủ công lên trên.

Nhìn chung, mục tiêu khi xây dựng phong cách Memphis của Sottsass và những đồng nghiệp của ông không phải là để đạt được một sự hoàn mỹ mới trong thiết kế, cũng không phải là để khiến tất cả mọi người phải bái phục và học theo. Sự ngông cuồng và tình quái trong thiết kế mới chính là đạo lý mà họ muốn ủng hộ và truyền bá. Vào thời điểm trước khi Memphis xuất hiện, mọi thiết kế đều rất mờ nhạt và đơn điệu, với sự quan tâm duy nhất được đặt vào tỉnh chức năng của sản phẩm. Mục đích chính của phong cách Memphis là biến thiết kế sáng tạo trở thành yếu tố trọng tâm, khiến cho tất cả mọi người phải thực sự chú ý và quan sát kỹ lưỡng sản phẩm mà họ đang cầm trên tay. Chính vì thế, các designers theo đuổi phong cách này cần phải sẵn sàng phải bỏ các giới hạn và quy chuẩn thiết kế, thí nghiệm với các yếu tố đồ họa và chất liệu khác nhau để tạo ra những sản phẩm có thể đập vào mắt người xem.

Bước chân gặp gỡ thực tiễn

Phong trào Memphis không có tuổi thọ quá lâu dài. Kế từ sau khi nhóm sáng tạo Memphis giải thể vào năm 1988 và các thành viên đi theo những con đường riêng, chuyển sang những năm 90s, chúng ta gần như không còn có thể thấy sự xuất hiện của Memphis nữa, ít nhất là cho tới những năm gần đây, khi mà những thiết kế phẳng tối giản và đơn điệu quá đà lại đòi hỏi một sự bứt phá mà chỉ có Memphis mới đem lại được.

Xem thêm bài viết: Thế nào là một ấn phẩm mang phong cách thiết kế tối giản?

Vì sự cầu kỳ và dị thường của nó mà đa số các designers. đều gặp khó khăn trong việc đưa phong cách này đi vào thực tế, bởi lẽ dù nói thế nào, một thiết kế cũng cần phải ưa nhìn đối với mọi người, và Memphis thì lại có tình quay lưng lại với điều đó. Thông thường, họ tìm kiếm một giải pháp trung gian, an toàn hơn, vay mượn từ những nét quái đản đặc trưng của Memphis, nhưng lại tiết chế chúng lại để nâng cao khả năng ứng dụng của sản phẩm hơn.

Một trong những đặc điểm chính của Memphis là nó thách thức sự can đảm của người làm cũng như thị giác của người xem. Những màu sắc bùng nổ, họa tiết hỗn loạn và chất liệu khác thường là những con dao hai lưỡi. Một mặt, bạn có thể tạo được ấn tượng sâu đậm trong xúc cảm và trí nhớ của bất kỳ ai nhìn vào, nhưng đồng thời, bạn cũng phải chấp nhận rằng: Sản phẩm đó sẽ rất kén người xem, bởi bất kỳ thứ gì quá nổi bật và khác lạ cũng đều khó để được đại chúng chấp nhận.

Phần nhiều các sản phẩm áp dụng phong cách Memphis thành công nhất đều là các sản phẩm công nghiệp, hoặc liên quan đến nội thất và thời trang, nơi mà sự cá tính và “thác loạn” dễ dàng được chấp nhận hơn. Một trong những ví dụ điển hình nhất phải kể đến chiếc kệ ngăn cách Carlton được thiết kế bởi chính Ettore Sottsass, đồng thời cũng là một trong những sản phẩm ấn tượng nhất được trình bày trong lần ra mắt công chúng đầu tiên của Memphis.

Chiếc kệ này có thể được coi là biểu tượng của phong trào Memphis bởi sự kết tinh đầy đủ các yếu tố đặc thù của phong cách này, sử dụng nhựa formica đơn sắc hoặc có họa tiết, cấu tạo ngẫu hứng, với những màu sắc nổi trội và sặc sỡ. Vào thời điểm ra mắt Memphis, khi mọi người nhận xét về phong cách thiết kế quái dị mới nhất này, họ đều lấy chiếc kệ dưới đây ra làm ví dụ. Nếu bạn muốn áp dụng phong cách này cho thiết kế sản phẩm, chắc chắn bạn sẽ phải nghiên cứu thật kỹ chiếc kệ này.

Khi được ứng dụng cho thiết kế giao tiếp nói chung, xu hướng Memphis sẽ gặp nhiều trở ngại hơn, nhất là với các ngành thiết kế đế cao trải nghiệm của ngu dùng như thiết kế đồ họa hoặc thiết kế web. Mọi người thường không tha phải nhìn vào một bản thiết kế quá màu mè và lộn xộn, mà ưu tiên những đơn giản và trực quan hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta không thể học hỏi từ những yếu tố đặc trưng của Memphis, bởi sự độc đáo của phong cách này thực chất lại rất phù hợp với những thương hiệu trẻ trung, cá tính và năng động, ví dụ như dự án đồ họa chuyển động cho trang web mtvwe.Com được thực hiện bởi đội ngũ sáng tạo của IMC Corp.

Các hình ảnh được sử dụng trong dự án rất gần gũi với phong cách Memphis với những hình khối chồng chéo và phân tán lung tung, màu sắc nổi bật và ồn ào, và những họa tiết đầy ngẫu hứng và đa dạng. Mặc dù Memphis không hoàn toàn bao trùm lên sản phẩm này, chúng ta vẫn có thể nhận ra sự ảnh hưởng của nó.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc đưa Memphis vào trong sản phẩm đồ họa của mình, bạn có thể ứng dụng cách sử dụng màu sắc sặc sỡ, họa tiết nổi loạn, và các typeface cứng rắn và năng động, điển hình của những năm 80. Memphis quả thực là một phong cách thiết kế rất đặc thù, nhưng không hề khó để học hỏi làm theo, miễn là bạn có dành một chút thời gian quan sát và nghiên cứu từ những tác phẩm khác. Điều quan trọng nhất bạn cần áp dụng vẫn là lý tưởng nền móng của Memphis thiết kế phải thật độc đáo, thậm chí thật điên rồ, để có thể khiến cho mọi người phải công nhận.

Kể từ khi ra đời, Memphis đã để lại dấu ấn rõ rệt lên bức tranh thế giới mà chúng ta nhìn thấy. Từ thời trang, đồ dùng cho đến văn hóa và lối sống, thập niên 80 tại các nước phương Tây chịu một sự ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc của sự dị biệt mà phong cách này đem lại. Không phải mọi trào lưu và xu thế nào cũng có thể để lại một dấu ấn lâu dài lên nền công nghiệp thiết kế sau khi nó bão hòa và biến mất, tuy nhiên những lý tưởng mà Memphis theo đuổi vẫn còn trường tồn tới tận bây giờ và liên tục cạnh tranh với những tư tưởng đối nghịch khác về thiết kế. Mặc dù đã gần 40 năm kể từ khi thế giới lần đầu được giới thiệu về Memphis, các designer vẫn có thể tiếp tục học hỏi và lấy cảm hứng từ một phong cách vô cùng độc đáo này. Bạn không bắt buộc phải áp đặt sản phẩm của mình theo Memphis, nhưng chắc chắn bạn có thể tận dụng được bài học mà những nhà sáng lập ban đầu của nó muốn gửi gắm tới các designers:

Nếu bạn không thoát ra khỏi vùng an toàn của thiết kế, bạn sẽ không thể tạo được sự nổi bật.

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Ý nghĩa hình khối trong thiết kế Logo

Ý nghĩa hình khối trong thiết kế Logo

Ngày đăng 07/08/2021
Bạn đã bao giờ làm một bài trắc nghiệm theo kiểu: cho ba hình khối bất kỳ, bạn sẽ chọn một hình, và từ đó sẽ đưa ra được một vài dự đoán về tính cách, sở thích cá nhân,... dựa theo lựa chọn của bạn? Bạn có nghĩ những câu trắc nghiệm đó là vớ vẩn, chỉ là bịa lung tung cho vui thôi? Ổ không, trên thực tế, tất cả các bài trắc nghiệm nhìn hình đoán tính cách đều dựa trên cơ sở khoa học, nghiên cứu rõ ràng. Mỗi hình khối sẽ đều mang một ý nghĩa riêng, và từ đó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kiến trúc, hội họa, tâm lý học,... và đặc biệt là thiết kế đồ họa. Hãy cùng VTC Academy tìm hiểu xem, những hình khối rất cơ bản quen thuộc thường ngày được ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế logo như thế nào nhé!
Thiết kế giao diện website responsive bằng lưới Bootstrap

Thiết kế giao diện website responsive bằng lưới Bootstrap

Ngày đăng 04/08/2021
Xuất phát từ việc muốn xây dựng một loạt các template để tăng tốc độ lập trình, các lập trình viên trên thế giới đã sớm tạo ra hệ thống BOOTSTRAP. Hiểu một cách đơn giản, BOOTSTRAP là một thư viện chưa hết toàn bộ các thành phần cơ bản như hệ thống lưới, các nút, các elements chuẩn của web như form, typography...
Bài viết khác
Ý nghĩa hình khối trong thiết kế Logo

Ý nghĩa hình khối trong thiết kế Logo

Ngày đăng 07/08/2021
Bạn đã bao giờ làm một bài trắc nghiệm theo kiểu: cho ba hình khối bất kỳ, bạn sẽ chọn một hình, và từ đó sẽ đưa ra được một vài dự đoán về tính cách, sở thích cá nhân,... dựa theo lựa chọn của bạn? Bạn có nghĩ những câu trắc nghiệm đó là vớ vẩn, chỉ là bịa lung tung cho vui thôi? Ổ không, trên thực tế, tất cả các bài trắc nghiệm nhìn hình đoán tính cách đều dựa trên cơ sở khoa học, nghiên cứu rõ ràng. Mỗi hình khối sẽ đều mang một ý nghĩa riêng, và từ đó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kiến trúc, hội họa, tâm lý học,... và đặc biệt là thiết kế đồ họa. Hãy cùng VTC Academy tìm hiểu xem, những hình khối rất cơ bản quen thuộc thường ngày được ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế logo như thế nào nhé!
Thiết kế giao diện website responsive bằng lưới Bootstrap

Thiết kế giao diện website responsive bằng lưới Bootstrap

Ngày đăng 04/08/2021
Xuất phát từ việc muốn xây dựng một loạt các template để tăng tốc độ lập trình, các lập trình viên trên thế giới đã sớm tạo ra hệ thống BOOTSTRAP. Hiểu một cách đơn giản, BOOTSTRAP là một thư viện chưa hết toàn bộ các thành phần cơ bản như hệ thống lưới, các nút, các elements chuẩn của web như form, typography...

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299