SMO là gì? Cách tối ưu mạng xã hội hiệu quả bạn
Trong chiến lược Digital Marketing của các doanh nghiệp, bên cạnh kỹ thuật SEO thì SMO – tối ưu mạng xã hội cũng là một phần quan trọng không kém. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các mạng xã hội ngày càng phát triển rất mạnh mẽ, các doanh nghiệp lại càng không nên bỏ qua SMO. Cụ thể SMO là gì? Làm sao để tối ưu hóa mạng xã hội? Tất cả sẽ được VTC Academy giải đáp trong bài viết sau.
SMO là gì?
SMO (viết tắt của Social Media Optimization) có nghĩa là việc tối ưu hóa mạng xã hội. SMO được xem là một kênh tiếp cận khách hàng cực kì hiệu quả luôn được tận dụng trong quá trình lập kế hoạch digital marketing. SMO sẽ sử dụng mạng xã hội như một chất xúc tác để tăng cường và củng cố sự hiện diện của thương hiệu trên môi trường trực tuyến.
Để tăng lượt truy cập cho website, SMO sẽ thu hút khách hàng thông qua các hoạt động trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Ngày nay các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter,… đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là về số lượng người dùng. Tận dụng điều này, các chiến lược tối ưu hóa mạng xã hội (social media optimization) sẽ giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Đến với phần tiếp theo VTC Academy sẽ mang đến cho bạn lý do mà các doanh nghiệp nên đầu tư vào SMO.
Vì sao doanh nghiệp nên đầu tư vào SMO?
Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng
Theo thống kê của We are social, tính đến tháng 1 năm 2022, Việt Nam chúng ta có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội. Con số này tương ứng với 78,1% tổng dân số Việt Nam. Nếu doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc tiếp cận khách hàng thông qua website mà bỏ qua các nền tảng mạng xã hội thì thật lãng phí. Việc tối ưu hóa mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm được rất nhiều khách hàng tiềm năng mới. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiếp xúc với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
(Nguồn: We are social)
Tăng lượt truy cập cho website
Tận dụng số đông khách hàng đang quan tâm đến những nội dung trên các mạng xã hội, doanh nghiệp có thể chuyển hướng khách hàng đến website chính thức của doanh nghiệp. Từ đó lưu lượt truy cập website của công ty cũng tăng lên.
Ngày càng nhiều các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào việc tối ưu hóa mạng xã hội vì thế Google cũng có một số điều chỉnh về thuật toán của mình. Cụ thể mức độ tương tác của trang web với mạng xã hội đã trở thành một yếu tố đánh giá xếp hạng website.
Nâng cao tương tác giữa thương hiệu và khách hàng
Việc tạo dựng và duy trì mối liên hệ giữa khách hàng và thương hiệu chính là điểm mấu chốt tạo nên sự thành công. Nhiều thương hiệu ngày nay đang tập trung vào các chiến lược cá nhân hóa để củng cố thêm mối quan hệ này.
Chẳng hạn, với những nội dung bài viết đăng trên Facebook, Instagram, nếu khách hàng cảm thấy phù hợp họ sẽ tương tác cùng với các bài viết ấy. Việc này vừa giúp doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm với khách hàng, đồng thời cũng giúp cho các chiến thuật remarketing, SEO của thương hiệu trở nên hiệu quả hơn.
Phân biệt SMO và SEO
SMO và SEO là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn đặc biệt là với những bạn mới tham gia vào lĩnh vực Digital Marketing. Mặc dùng hai công cụ này đều có chung mục đích là tăng traffic website nhưng đây là hai khái niệm khác nhau.
SMO | SEO | |
Tên đầy đủ | Social Media Optimization – Tối ưu mạng xã hội | Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm |
Cách hoạt động | Chuyển hướng người dùng từ các nền tảng mạng xã hội đến website | Nâng cao thứ hạng tìm kiếm để người dùng đến website |
Tối ưu hóa | Offpage | Cả Onpage và Offpage |
Yếu tố cần chú trọng | Nội dung và cách trình bày sao cho thu hút, lôi cuốn người xem | Mã trang web, keywords,… |
Nghiên cứu | Những nội dung khách hàng đang quan tâm | Nghiên cứu hành vi tìm kiếm để lập bộ từ khóa |
Nền tảng | Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter,… | Công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Yahoo,… |
Nhìn chung thì hai kỹ thuật này có sự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Các chiến lược SMO sẽ thúc đẩy SEO phát triển. Ngược lại các chiến lược SEO cũng sẽ hỗ trợ SMO thông qua việc xây dựng website có chất lượng cao. Việc doanh nghiệp có thể cân bằng tốt giữa SEO và SMO sẽ giúp cho website mình phát triển hơn. Đồng thời tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cũng được nâng cao.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết 30+ thuật ngữ Digital Marketing để hiểu hơn về những thuật ngữ mà VTC Academy đã đề cập bên trên.
Làm sao để tối ưu hóa mạng xã hội hiệu quả
Tạo nội dung chất lượng
Hằng ngày, mỗi người chúng ta đểu tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau và chúng ta chỉ nhớ những thông tin thật sự gây ấn tượng mạnh. Nếu doanh nghiệp chỉ đăng tải lặp đi lặp lại những dạng nội dung cũ thì người xem sẽ nhanh chóng nhàm chán và rời bỏ. Vì thế bên cạnh việc đa dạng hóa các loại nội dung, doanh nghiệp cũng cần xây dựng những nội dung có ích và gây được ấn tượng trong tâm trí người xem.
Bên cạnh việc đa dạng nội dung, doanh nghiệp có thể đa dạng về hình thức trình bày. Ví dụ với những dạng bài viết có nội dung dài – dạng bài này không phù hợp để đăng trên mạng xã hội, bạn có thể đăng tải lên website. Sau đó bạn viết những đoạn giới thiệu ngắn về chủ đề bài viết trên các trang mạng xã hội và dẫn link về bài viết chi tiết trên website. Qua đó lưu lượng truy cập website cũng tăng lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tạo video giới thiệu chung về một chủ để sau đó đính kèm link bài viết chi tiết để điều hướng người xem về website.
Sử dụng hashtag trong bài viết
Hashtag được sử dụng để phân loại các dạng nội dung trên các trang mạng xã hội. Hashtag sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những bài đăng có chủ đề mà họ đang quan tâm. Việc sử dụng tốt các hashtag sẽ giúp doanh nghiệp lan tỏa nội dung của mình đến gần với những người đang thực sự quan tâm về chủ đề doanh nghiệp đang nhắc đến. Nói theo cách khác, thì hashtag chính là công cụ để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Twitter thì hashtag giúp tạo ra lượng truy cập rất lớn. Một cách nhanh gọn để bài viết được chú ý chính là sử dụng những hashtag phổ biến. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý, nội dung bài viết và hashtag phải có sự liên kết, để tránh gây khó chịu cho người dùng.
Tương tác với người dùng và những tài khoản doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp nên quan tâm đến việc tương tác với người dùng thông qua mạng xã hội. Việc tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng giúp hình ảnh thương hiệu trở nên thân thiện hơn, cho khách hàng cảm giác mình được quan tâm nhiều hơn.
Ngoài khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể tương tác với những tài khoản của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có thể dành những lời khen hoặc thậm chí là những lời “đối đầu” vui vẻ miễn sao đó là những nội dung lành mạnh dành cho doanh nghiệp ngoài ngành. Việc này sẽ thu hút được sự quan tâm của người dùng. Đồng thời có thể những khách hàng phía đối tác sẽ trở thành khách hàng của doanh nghiệp mình trong tương lai.
Thường xuyên theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả
Có thể đo lường hiệu quả hoạt động là một trong những lợi thế lớn của kênh Digital Marketing so với các kênh marketing truyền thống. Vì thế marketers cần thường xuyên theo dõi các số liệu báo cáo về tình hình hoạt động của website và những trang mạng xã hội của doanh nghiệp.
Từ các số liệu đó, marketers sẽ có những hướng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp và kịp thời. Các chỉ số đo lường mà marketers có thể theo dõi gồm: Reach (số người tiếp cận), Engagement (lượt tương tác), Traffic by source (nguồn truy cập),… Bạn có thể đọc thêm bài viết chỉ số đo lường Digital Marketing của VTC Academy để biết thêm về các chỉ số này.
Tạm kết
Mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích về mặt truyền thông cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp cần phải có những chiến lược tối ưu hóa. Hy vọng bài viết trên của VTC Academy đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc SMO là gì? Lý do vì sao doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược SMO.
Nếu bạn đang quan tâm cũng như có mong muốn tham gia vào lĩnh vực Digital Marketing các bạn có thể tham gia khóa học Digital Marketing full-stack tại VTC Academy. Khóa học sẽ mang đến cho bạn đầy đủ những kiến thức, kỹ năng chuyên môn về công việc này. Chúc các bạn thành công và sớm trở thành những nhà marketer chuyên nghiệp.