Internal Link là gì? Lợi ích của việc tạo Internal Link và cách tối ưu hóa Internal Link trong chiến lược SEO
VTC Academy VTC Academy
Internal Link là gì? Lợi ích của việc tạo Internal Link và cách tối ưu hóa Internal Link trong chiến lược SEO

Internal Link là gì? Lợi ích của việc tạo Internal Link và cách tối ưu hóa Internal Link trong chiến lược SEO

Ngày đăng 07/08/2023

Internal Link là yếu tố quan trọng cần được quan tâm khi tối ưu cho website. Nhưng cụ thể Internal Link là gì và vì sao chúng ta cần phải quan tâm đến yếu tố này khi tối ưu hóa cho website? Mọi thắc mắc này đều sẽ được VTC Academy giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau.

Nội dung bài viết

Internal Link là gì?

Internal Link (liên kết nội bộ) là dạng liên kết mà khi nhấp vào đường link bạn sẽ được chuyển đến một trang khác nhưng có cùng tên miền (Domain). Nói một cách đơn giản thì Internal Link sẽ đưa bạn đến trang khác trên cùng một website.

hinh-internal-link-la-gi

Internal Link liên kết giữa các trang trong cùng 1 website

Một số kiểu liên kết nội bộ mà bạn sẽ thường gặp:

  • Liên kết từ trang chủ đến các danh mục con hoặc bài viết trong website.
  • Liên kết bài viết này với những bài viết khác có chủ đề liên quan.
  • Liên kết từ menu đến footer (chân trang).
  • Liên kết dạng banner được đặt trên website.

Tại sao cần tạo Internal Link và tầm quan trọng của Internal Link trong SEO?

Internal Link được hầu hết mọi chuyên gia về SEO khuyên nên sử dụng. Ngoài việc dễ dàng tạo ra thì có một vài lý do sau mà bạn nên sử dụng Internal Link cho nội dung website của mình đó là:

Cải thiện trải nghiệm người dùng và thuận lợi cho việc tìm kiếm nội dung

Internal Link sẽ điều hướng người đọc đến những trang có chứa thông tin mà họ đang quan tâm. Như vậy người dùng không phải mất thời gian, bỏ công sức để tìm kiếm thông tin chuyên sâu hơn, có liên quan đến vấn đề mình đang tìm hiểu. Vì vậy việc sử dụng Internal Link sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website.

Khi người dùng cảm thấy thông tin đó hữu ích và giải đáp được các thắc mắc của mình thì thời gian ở lại website cũng lâu hơn. Điều này còn góp phần làm giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate) và tăng cơ hội chuyển đổi hơn.

Xem thêm bài viết: 30+ Thuật Ngữ Digital Marketing

tang-trai-nghiem-nguoi-dung

Tăng trải nghiệm người dùng trong việc tìm kiếm thông tin

Tăng khả năng tìm thấy và đánh giá của các công cụ tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng robot để quét và đánh giá nội dung cũng như là cấu trúc của website. Internal Link sẽ giúp robot này hiểu được cấu trúc website và cách các trang liên quan với nhau. Khi các liên kết nội bộ được sử dụng đúng cách, nó giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy nội dung và đề xuất ở vị trí tốt hơn trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm.

tang-thu-hang-trang-ket-qua-tim-kiem

Tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm

Xây dựng cấu trúc nội bộ mạnh mẽ và tăng sự liên kết giữa các trang

Internal Link sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng cấu trúc nội bộ mạnh mẽ cho website. Bằng cách liên kết các trang có liên quan với nhau, bạn sẽ tạo ra được một mạng lưới liên kết giữa các nội dung. Điều này không chỉ giúp người dùng di chuyển dễ dàng giữa các trang mà còn giúp truyền đạt giá trị SEO của một trang đến các trang khác. Việc tạo mạng lưới liên kết trong website cũng giúp cải thiện vị trí xếp hạng của trang web trong công cụ tìm kiếm.

Lợi ích của việc tạo Internal Link

Truyền mức độ uy tín từ trang này sang trang khác

Khi trang A liên kết với trang B thì đồng nghĩa với việc trang A đã chuyển một phần uy tín sang cho trang B, đồng thời xếp hạng của trang B cũng được tăng lên. Mặc dù Internal Link không thể làm tăng độ uy tín của toàn bộ website nhưng nó có thể truyền mức độ uy tín giữa các trang nội bộ với nhau. Điều này có nghĩa là Internal Link cho phép các trang “giúp đỡ lẫn nhau” tăng mức độ uy tín để có được vị trí xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Điều hướng người đọc đến những trang có giá trị chuyển đổi cao

Thông thường trên website của bạn sẽ có những trang có lượt truy cập cao do vị trí xếp hạng cao hoặc chia sẻ những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó cũng có những trang thôi thúc người đọc hành động nên có tỷ lệ chuyển đổi cao. Internal Link chính là “cầu nối” để điều hướng người đọc từ trang có lượt traffic cao đến trang có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo ví dụ sau: Bạn đang đọc bài viết chia sẻ về chủ đề “SEO Onpage là gì” của VTC Academy. Sau đó bạn thấy thông tin này rất hữu ích và muốn tìm hiểu sâu hơn về các khóa học của VTC Academy hiện tại đang đào tạo. Lúc này bài viết có chèn thêm Internal Link đến trang “khóa học Digital Marketing” thì khả năng cao bạn sẽ ấn vào để tiếp tục tìm hiểu hoặc thậm chí là có thể liên hệ Học viện để được tư vấn chi tiết.

Ngoài ra bạn có thể liên kết những trang có lượt truy cập cao với những trang cần được tối ưu hóa. Điều này sẽ giúp cho những trang cần SEO có thêm traffic và vươn lên vị trí cao hơn trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm.

Kêu gọi người đọc thực hiện hành động (Call to action)

Internal Link là công cụ cực kỳ hữu ích, bổ trợ cho hoạt động Marketing. Thông thường nhiệm vụ của Digital Marketer là kéo được nhiều lượt khách truy cập website. Sau đó họ sẽ giới thiệu và trình bày các nội dung Marketing mạnh mẽ. Đồng thời cùng với việc đưa ra những dẫn chứng thuyết phục, Digital Marketer sẽ khéo léo thôi thúc người đọc hành động. Lúc này Internal Link được sử dụng như một lời nhắc nhở, gợi ý người đọc hành động.

Phân loại Internal Link

Hiện nay, Internal Link được chia thành 2 loại chính bao gồm:

Navigational Internal Link

Navigational Internal Link là liên kết nội bộ điều hướng. Đúng như cái tên của nó thì dạng liên kết nội bộ này được dùng để điều hướng người đọc đến những thông tin mà họ đang cần tìm.

Để người dùng tìm kiếm nhanh chóng thì người tối ưu cho website thường sẽ đặt những thông tin này ở thanh menu, một bên trang hoặc footer (chân trang). Việc lựa chọn vị trí đặt thuận tiện cũng giúp người dùng có được trải nghiệm mượt mà hơn trên website.

navigational-internal-link

Navigational Internal Link đặt ở menu

Contextual Internal Link

Contextual Internal Link là liên kết nội bộ dựa theo ngữ cảnh. Cụ thể dạng liên kết này sẽ được đặt ngay trong nội dung của bài viết. Các Contextual Internal Link được sử dụng để kết nối các nội dung có liên quan với nhau và cung cấp thông tin bổ sung cho người đọc. Nó giúp tăng khả năng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề và giữ cho người đọc ở lại trang web lâu hơn.

contextual-internal-link

Contextual Internal Link được đặt xen lẫn bên trong nội dung bài viết

Ví dụ: Trong một bài viết về “Digital Marketing là gì”, bạn có thể sử dụng các Contextual Internal Link dẫn đến các bài viết khác về “Digital Marketing học trường nào” hoặc “Tại sao nên học ngành Digital Marketing”.

Để kích thích sự tò mò, gây chú ý cho người đọc, các liên kết nội bộ này thường được in đậm, đổi màu. Khi nhấp vào người dùng sẽ được chuyển sang trang mới để có thêm những thông tin mà họ đang cần.

Một số mô hình Internal Link (liên kết nội bộ) phổ biến

Hiện nay các SEOers áp dụng khá nhiều mô hình để tối ưu hóa cho việc tạo Internal Link. Sau đây là một số mô hình Internal Link phổ biến mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Mô hình kim tự tháp

Với mô hình kim tự tháp, bạn sẽ đi link từ trang chủ xuống các chuyên mục nhỏ hơn và ngược lại. Khi sử dụng mô hình này, bạn nên đặt chuyên mục quan trọng ở những vị trí hợp lý giúp người đọc dễ dàng nhận thấy. Tất nhiên dạng mô hình kim tự tháp sẽ thích hợp để các bạn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các trang chuyên mục và trang chủ.

mo-hinh-kim-tu-thap

Mô hình kim tự tháp

Mô hình bánh xe

Mô hình bánh xe sẽ được sử dụng hiệu quả nếu bạn cần SEO cho nhiều keyword (từ khóa) khác nhau cho website. Như vậy việc điều hướng và tìm kiếm thông tin không còn tập trung về một mục tiêu như mô hình kim tự tháp, mà thay vào đó sẽ được chia đều cho những trang con.

Với mô hình này, bạn phải cần nhiều thời gian để SEO cho các từ khóa. Tuy nhiên mô hình bánh xe không được Google đánh giá cao bởi khá khó trong việc tìm thấy trang đích. Vì vậy tùy vào nhu cầu SEO mà bạn có thể quyết định xem có nên dùng mô hình này hay không.

mo-hinh-banh-xe

Mô hình bánh xe

Mô hình Silo

Mô hình Silo sẽ giúp kết nối và biểu thị mối liên hệ giữa các trang. Cụ thể nội dung trên website sẽ được phân thành các thư mục. Những nội dung có liên quan sẽ được xếp thành cùng một nhóm. Những nhóm này sẽ được phân chia thứ tự cấp bậc dựa theo topic và subtopic.

Nếu bạn đi Internal Link theo mô hình này thì quá trình thu nhận thông tin của con bot Google sẽ dễ dàng và nhanh chóng  hơn. Đồng thời người dùng cũng dễ dàng tiếp cận sản phẩm khi vào website.

mo-hinh-silo

Mô hình Silo

Cách tối ưu hóa Internal Link trong SEO

Sau khi biết được Internal Link là gì cũng như những lợi ích mà nó mang lại, đây là lúc bạn cần biết cách tối ưu chúng để tạo nên chiến lược SEO hoàn hảo.

Xác định trang mục tiêu cần tối ưu

Bạn cần xác định những trang quan trọng và có giá trị cao trong trang web cần được tối ưu hóa. Điều này sẽ giúp bạn biết chính xác mục tiêu để tập trung vào việc xây dựng liên kết nội bộ mạnh mẽ đến các trang quan trọng này.

Liệt kê những cụm chủ đề, cụm từ khóa

Nghiên cứu và liệt kê các cụm chủ đề và cụm từ khóa mà bạn muốn làm mục tiêu trong việc tối ưu hóa các Internal Link. Điều này giúp bạn chọn ra được các từ khóa phù hợp để sử dụng trong Anchor Text và xây dựng cấu trúc nội bộ.

Sử dụng từ khóa phù hợp cho Anchor Text

Khi đặt các Internal Link, bạn cần sử dụng từ khóa phù hợp với nội dung của trang đích hướng đến trong Anchor Text. Điều này giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của trang mục tiêu và cải thiện xếp hạng từ khóa liên quan.

chon-tu-khoa-phu-hop-cho-ancho-text

Sử dụng từ khóa cho Anchor Text hợp lý

Xây dựng cấu trúc nội bộ hợp lý và dễ hiểu

Việc tạo một cấu trúc nội bộ rõ ràng và dễ hiểu sẽ giúp người dùng có thể điều hướng trang web một cách dễ dàng. Bạn cần liên kết các trang có liên quan với nhau và tổ chức chúng thành các danh mục hoặc nhóm chủ đề một cách logic.

Sử dụng liên kết có giá trị và liên kết liên quan

Bạn cần đảm bảo các Internal Link có giá trị và liên quan đến nội dung của trang đích. Tránh việc sử dụng các liên kết vô nghĩa hoặc không liên quan có thể gây ra sự phiền toái cho người dùng.

Tối ưu hóa số lượng và định vị các Internal Link

Đừng spam quá nhiều liên kết nội bộ vì điều này không mang lại giá trị mà còn khiến cho người đọc cảm thấy rối rắm, khó chịu. Bạn chỉ nên sử dụng Internal Link với một số lượng hợp lý và đặt các liên kết trong vị trí chiến lược như phần đầu trang, cuối trang hoặc những điều mấu chốt trong nội dung để tăng tính hiệu quả của chúng.

Kiểm tra các liên kết hỏng

Định kỳ bạn cần kiểm tra và sửa chữa các liên kết hỏng trên website. Những liên kết hỏng có thể mang đến người dùng trải nghiệm không tốt và ảnh hưởng đến hiệu quả SEO của website.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ và theo dõi hiệu quả

Hiện nay có khá nhiều công cụ để hỗ trợ trong việc theo dõi Internal Link trên website như: Screaming Frog, Ahref, SEMrush, Google Search Console,… Các công cụ này giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc nội bộ của website và đưa ra các cải tiến cần thiết.

cac-cong-cu-ho-tro-theo-doi-internal-link

Một số công cụ hỗ trợ theo dõi Internal Link

Lựa chọn những trang nên và không nên link đến

Bạn nên chọn lọc kỹ các trang để liên kết đến nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng và điểm SEO. Tránh liên kết đến các trang không có giá trị hoặc không liên quan có thể tránh làm rối website của bạn.

Những vấn đề thường gặp khi sử dụng Internal Link và cách khắc phục

Liên kết hỏng

Khi liên kết bị hỏng, mã lỗi 404 sẽ xuất hiện và lúc này cả bạn và công cụ tìm kiếm đều được dẫn đến trang web không tồn tại. Điều này có thể xảy ra nếu trang đích bị xóa, URL bị thay đổi hoặc có lỗi kỹ thuật xảy ra.

lien-ket-bi-hong

Lỗi 404 thông báo trang bị hỏng

Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi này bạn có thể xóa hoặc thay thế bằng một liên kết mới. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng một số công cụ theo dõi và quản lý Internal Link để sớm phát hiện ra link lỗi và kịp thời khắc phục.

Liên kết không thể thu thập thông tin

Trong một số trường hợp, liên kết nội bộ không thể thu thập thông tin hoặc chuyển hướng đến trang đích. Nguyên nhân vấn đề này có thể do URL không chính xác, bị thừa hoặc thiếu một vài ký tự.

Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra, chỉnh sửa các link lại cho chính xác và cần đảm bảo đường link dẫn đúng đến trang đích.

Số lượng Internal Link quá nhiều trên Website

Mặc dù Internal Link không yêu cầu kiểm soát khắt khe về số lượng như External Link nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ gây rối rắm và không thân thiện với người dùng.

Cách khắc phục: Nếu website của bạn đang gặp vấn đề này thì hãy tinh chọn lại Internal Link, lược bỏ bớt các link không cần thiết. Bạn chỉ nên liên kết đến các trang thực sự có thông tin liên quan và quan trọng.

Thuộc tính Nofollow trong liên kết nội bộ

Mọi người thường nhầm lẫn gắn thuộc tính “Nofollow” cho cả External Link và Internal Link. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng thuộc tính “Nofollow” trong liên kết nội bộ có thể khiến các công cụ tìm kiếm không thể theo dõi và đánh giá mức độ uy tín của các trang đích.

Cách khắc phục: Bạn nên xóa thuộc tính “Nofollow” ra khỏi các liên kết nội bộ. Đồng thời sau này khi chèn link bạn cũng nên chú ý không gắn thuộc tính “Nofollow cho Internal Link.

khong-su-dung-thuoc-tinh-nofollow-cho-internal-link

Không sử dụng thuộc tính Nofollow cho Internal Link

Page Crawl Depth vượt quá 3 lượt Click

Đối với những trang phải mất đến 3 lượt click mới có thể tiếp cận và xem được thì các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá đây là trang không quan trọng. Đó cũng chính là lý do những trang như vậy không có vị trí hiển thị cao trên trang kết quả tìm kiếm.

Cách khắc phục: Bạn cần xây dựng cấu trúc nội bộ lại cho hợp lý và đơn giản hơn để giảm Page Crawl Depth. Điều này sẽ giúp các trang được index một cách hiệu quả hơn.

page-crawl-depth-hon-3-click

Những trang phải mất 3 click trở lên mới vào được sẽ không tối ưu

Sử dụng chuyển hướng hoàn toàn (Redirect 301)

Việc sử dụng chuyển hướng hoàn toàn để điều hướng người dùng từ một trang đến một trang khác có thể làm giảm hiệu quả SEO và làm chậm tốc độ tải trang. Ngoài ra, quá trình chuyển hướng hoàn toàn còn có thể làm giảm ngân sách thu thập dữ liệu của bạn.

Cách khắc phục: Bạn cần loại bỏ chuyển hướng không cần thiết và cập nhật lại Internal Link để hướng người đọc trực tiếp đến trang đích.

loi-chuyen-huong-hoan-toan-301

Không sử dụng các chuyển hướng hoàn toàn khi không cần thiết

Chuyển hướng theo chuỗi và vòng lặp

Nếu các trang được chuyển hướng theo dạng chuỗi hoặc tạo ra các vòng lặp chuyển hướng có thể làm cho các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin và index trang web.

Cách khắc phục: Tương tự như cách khắc phục Redirect 301, bạn chỉ việc xóa chuyển hướng và cập nhật lại Internal Link là được.

Chuyển hướng các liên kết https sang http

Việc sử dụng chuyển hướng từ liên kết https sang http có thể tạo ra sự không an toàn cho người dùng và làm mất đi một số lợi ích về SEO của https. Sự chuyển hướng không cần thiết này có thể do bạn nhầm URL.

Cách khắc phục: Bạn có thể cập nhật thủ công lại các chuyển hướng từ https sang http. Đồng thời bạn cần đảm bảo sử dụng liên kết https trong các trang web được bảo mật bằng SSL/TLS và không chuyển hướng về http.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được Internal Link là gì cũng như là cách sử dụng dạng liên kết này sao cho tối ưu và hiệu quả nhất. Bên cạnh Internal Link bạn cũng nên tìm hiểu thêm về External Link và Backlink. Đây đều là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chiến lược SEO hoàn hảo và tối ưu nhất.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
External Link là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng External Link hiệu quả trong chiến lược SEO

External Link là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng External Link hiệu quả trong chiến lược SEO

Ngày đăng 07/08/2023
Bài viết này VTC Academy sẽ giải đáp cho bạn về External Link là gì, các ưu điểm, nhược điểm và cách sửa dụng External Link hiệu quả.
Social Media Marketing là gì? Tổng quan về Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Tổng quan về Social Media Marketing

Ngày đăng 01/08/2023
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, Social Media Marketing đang ở ra cơ hội tiếp cận khách hàng và cơ hội làm việc vô cùng rộng mở với các Marketers. Bài viết này sẽ lý giải cho bạn vì sao Social Media Marketing ngày càng quan trọng và những lưu ý để bạn có thể chinh phục được loại hình Marketing này!
‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

‘AN TÂM VỮNG BƯỚC’ cùng VTC Academy: Đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất cho 2K6 trước kỳ thi THPT Quốc gia 2024

Ngày đăng 01/02/2024
Với mong muốn giúp học sinh và phụ huynh có thêm một lựa chọn an toàn cho giai đoạn chuyển cấp căng thẳng, VTC Academy giới thiệu chương trình "An tâm vững bước" với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo cơ hội học tập tốt nhất cho người tham gia.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
External Link là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng External Link hiệu quả trong chiến lược SEO

External Link là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng External Link hiệu quả trong chiến lược SEO

Ngày đăng 07/08/2023
Bài viết này VTC Academy sẽ giải đáp cho bạn về External Link là gì, các ưu điểm, nhược điểm và cách sửa dụng External Link hiệu quả.
Social Media Marketing là gì? Tổng quan về Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Tổng quan về Social Media Marketing

Ngày đăng 01/08/2023
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, Social Media Marketing đang ở ra cơ hội tiếp cận khách hàng và cơ hội làm việc vô cùng rộng mở với các Marketers. Bài viết này sẽ lý giải cho bạn vì sao Social Media Marketing ngày càng quan trọng và những lưu ý để bạn có thể chinh phục được loại hình Marketing này!
Trượt đại học thì nên làm gì? 7 hướng đi chính xác khi rớt đại học

Trượt đại học thì nên làm gì? 7 hướng đi chính xác khi rớt đại học

Ngày đăng 22/01/2024
Học sinh cấp 3 nghĩ trượt Đại học sẽ là dấu chấm hết cho tương lai. Tuy nhiên, còn nhiều con đường khác để các bạn lựa chọn cho cuộc đời của mình.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299