Kỹ thuật và mẹo tự làm phim hoạt hình đơn giản cho người mới
VTC Academy VTC Academy
Kỹ thuật và mẹo tự làm phim hoạt hình đơn giản cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật và mẹo tự làm phim hoạt hình đơn giản cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 25/07/2024

Làm phim hoạt hình từ lâu đã trở thành một trong những lĩnh vực nghệ thuật được nhiều người yêu thích và theo đuổi. Tuy nhiên, việc tự tay làm một bộ phim hoạt hình không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ hướng dẫn bạn cách làm phim hoạt hình cho người mới bắt đầu, giúp bạn biến những ý tưởng sáng tạo của mình thành những thước phim đầy sinh động.

Xu hướng của làm phim hoạt hình hiện nay

Như các bạn đã biết, ngành công nghiệp hoạt hình đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ với những xu hướng mới mẻ và đầy hứa hẹn. Dưới đây là một số xu hướng 3D Animation mà các bạn không nên bỏ qua:

Sự kết hợp giữa Thực tế Tăng cường (AR) và Thực tế Ảo (VR) trong hoạt hình 3D

AR và VR đã mang đến những khả năng kể chuyện và trải nghiệm nhập vai thú vị trong các tác phẩm hoạt hình 3D. Trong những năm gần đây, xu hướng hoạt hình AR và VR ngày càng phát triển, biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung kỹ thuật số.

Hãy tưởng tượng bạn đang đeo kính VR, thế giới hoạt hình 3D sống động hiện ra trước mắt. Bạn có thể di chuyển, khám phá từng ngóc ngách, tương tác với các vật thể và thậm chí trở thành một phần của câu chuyện. Cảm giác như bạn đang lạc bước vào thế giới ảo đầy kỳ thú, mọi thứ đều trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết.

Còn AR thì sao? Công nghệ này biến thế giới thực trở thành sân khấu cho các nhân vật hoạt hình. Bạn có thể nhìn thấy chú rồng lửa bay lượn trên bầu trời hay những người lính robot khổng lồ bước đi trên phố. AR xóa nhòa ranh giới giữa ảo và thực, mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng độc đáo và mới mẻ.

Sự kết hợp AR và VR trong hoạt hình 3D mở ra vô vàn tiềm năng cho việc kể chuyện tương tác. Khán giả không chỉ thụ động xem phim mà còn có thể tham gia vào câu chuyện, ảnh hưởng đến diễn biến và định hình trải nghiệm của chính mình. Có thể nói, AR và VR là những “gia vị” bí mật giúp món ăn hoạt hình 3D thêm hấp dẫn, lôi cuốn và mang đến cho khán giả những trải nghiệm vô cùng đặc biệt. Cùng chờ đón những sáng tạo mới mẻ và đột phá từ sự kết hợp độc đáo này trong tương lai nhé!

Sự kết hợp giữa Thực tế Tăng cường (AR) và Thực tế Ảo (VR) trong hoạt hình 3D

Công nghệ Mocap – Cách mạng hóa hoạt hình nhân vật

Bạn có bao giờ thắc mắc các nhân vật hoạt hình ngày nay sao lại có thể chuyển động mượt mà và sống động đến thế? Bí quyết chính là nhờ công nghệ mocap (chụp chuyển động) – “phù thủy” giúp biến những cử chỉ, biểu cảm của người thật thành những chuyển động đầy cảm xúc cho nhân vật hoạt hình.

Mocap hoạt động như thế nào? Hãy tưởng tượng các diễn viên hóa thân thành nhân vật, khoác lên mình trang phục đặc biệt có gắn cảm biến. Khi họ di chuyển, cảm biến sẽ ghi lại mọi chuyển động, từ những bước đi uyển chuyển đến những biểu cảm tinh tế nhất. Sau đó, dữ liệu này được “dịch” sang ngôn ngữ kỹ thuật số, tạo nên những chuyển động hoàn hảo cho nhân vật hoạt hình.

Công nghệ Mocap ngày càng “thông minh” hơn với sự phát triển của phần mềm. Nhờ vậy, các chuyển động được ghi lại ngày càng chính xác và chi tiết, giúp nhân vật hoạt hình di chuyển và thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, giống như người thật.

Điểm độc đáo của mocap là khả năng ghi lại những chi tiết nhỏ nhất, từ nụ cười rạng rỡ đến cái nhíu mày tinh nghịch. Nhờ vậy, nhân vật hoạt hình không chỉ có chuyển động mượt mà mà còn có “hồn”, biết cách thể hiện cảm xúc một cách sinh động và thuyết phục.

Công nghệ Mocap - Cách mạng hóa hoạt hình nhân vật

Nội dung đa dạng có chiều sâu hơn với nhiều thông điệp ý nghĩa

Phim hoạt hình ngày nay không chỉ đơn thuần là để giải trí mà còn mang đến những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, con người và xã hội. Các nhà làm phim không ngừng khám phá những chủ đề mới mẻ, từ khoa học viễn tưởng, kỳ ảo đến những vấn đề thực tế trong xã hội, thu hút khán giả ở mọi lứa tuổi. Đây cũng là cơ hội để các bạn sử dụng tài năng và đam mê của mình để truyền tải những thông điệp tích cực đến cộng đồng.

Nội dung đa dạng có chiều sâu hơn với nhiều thông điệp ý nghĩa

Giai đoạn chuẩn bị trước khi làm phim hoạt hình

Nếu bạn đang tìm kiếm cách làm phim hoạt hình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, các bước dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu hành trình sáng tạo của mình. Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với giai đoạn tiền kỳ, hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên thành công cho một bộ phim hoạt hình. Đây là bước nền tảng để xây dựng cốt truyện, hình ảnh, âm thanh và các yếu tố khác, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hãy cùng khám phá xem bạn cần làm gì trong giai đoạn này nhé!

Lên ý tưởng cho phim hoạt hình của bạn

Trong cẩm nang hướng dẫn cách làm animation, giai đoạn này bắt đầu với việc nảy sinh ý tưởng cho bộ phim. Nó có thể xuất phát từ bất cứ nguồn cảm hứng nào, từ những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, đến những trải nghiệm thực tế hay đơn giản là trí tưởng tượng phong phú của bạn. Hãy ghi lại tất cả những ý tưởng bạn nghĩ ra và sau đó chọn lọc ra những ý tưởng tốt nhất để phát triển.

Sau khi có ý tưởng, kịch bản sẽ được phát triển chi tiết, bao gồm cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, lời thoại,… Kịch bản là bản đồ định hướng cho toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo sự mạch lạc, logic và hấp dẫn cho câu chuyện.

Lên ý tưởng cho phim hoạt hình của bạn

Thiết kế nhân vật chính cho phim hoạt hình

Đây là bước phác thảo hình ảnh cho phim. Thiết kế nhân vật hoạt hình và bối cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp, cảm xúc và tạo nên bầu không khí cho bộ phim. Bạn sẽ cần thể hiện ý tưởng ban đầu về ngoại hình, trang phục, cử chỉ, hành động của nhân vật, cũng như một bối cảnh phù hợp với nội dung phim. Với những cách vẽ nhân vật hoạt hình độc đáo, ấn tượng, sản phẩm của bạn sẽ thu hút sự chú ý của khán giả, còn bối cảnh sống động, chân thực sẽ đưa họ vào thế giới của câu chuyện một cách trọn vẹn.

Trong giai đoạn đầu tiên nay, Storyboard thường được sử dụng xuyên suốt để giúp tác giả dễ dàng hình dung và lên kế hoạch cho các cảnh quay trong phim, trước khi bắt đầu thực hiện các công đoạn sản xuất tiếp theo. Dành cho những bạn chưa biết Storyboard là gì, đây là  chuỗi các hình ảnh được vẽ hoặc minh họa theo trình tự, mô tả các cảnh quay, bố cục khung hình, chuyển động của nhân vật, lời thoại và hiệu ứng âm thanh trong phim. Việc sử dụng Storyboard sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian trong quá trình phác thảo ý tưởng đấy!

Thiết kế nhân vật chính cho phim hoạt hình

Giai đoạn viết kịch bản phim hoạt hình

Kịch bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên thành công cho một bộ phim hoạt hình. Nó là bản đồ chi tiết, dẫn dắt đạo diễn, họa sĩ, diễn viên lồng tiếng và các thành viên khác trong đoàn làm phim cùng hướng đến mục tiêu chung, biến ý tưởng sáng tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Hãy cùng khám phá những khía cạnh quan trọng trong giai đoạn này nhé!

Xây dựng các sự kiện chính và phụ cho bộ phim

Kịch bản là linh hồn của bộ phim hoạt hình. Bạn cần xây dựng một cốt truyện hấp dẫn với các sự kiện chính và phụ rõ ràng. Mỗi sự kiện cần phải được sắp xếp một cách logic và có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một câu chuyện mạch lạc và hấp dẫn.

Tạo các đoạn hội thoại cho nhân vật

Hội thoại là một phần không thể thiếu trong phim hoạt hình. Những đoạn hội thoại cần phải phản ánh được tính cách và cảm xúc của nhân vật, đồng thời giúp đẩy mạnh cốt truyện. Bạn hãy viết những đoạn hội thoại ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để người xem có thể dễ dàng nắm bắt được thông điệp mà bạn muốn truyền tải.

Tạo các đoạn hội thoại cho nhân vật

Phác thảo các phân cảnh cơ bản và chú thích

Khi này, bạn cần vẽ phác thảo các phân cảnh chính, kèm theo các chú thích chi tiết về chuyển động, góc quay và vị trí của các nhân vật. Trong giai đoạn này, việc viết kịch bản và Concept Art có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy, Concept Art là gì? Đây là một hình thức nghệ thuật thị giác được sử dụng để truyền tải ý tưởng cho các phương tiện truyền thông như phim ảnh, trò chơi điện tử, hoạt hình, truyện tranh, sách minh họa,… trước khi được đưa vào sản phẩm cuối cùng. Sau khi hoàn thành bản nháp kịch bản, biên kịch có thể hợp tác với nghệ sĩ Concept Art để hình dung và thể hiện trực quan các nhân vật, bối cảnh, trang phục và các yếu tố quan trọng khác trong phim. Việc kết hợp hiệu quả giữa giai đoạn viết kịch bản và Concept Art sẽ góp phần tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh, hấp dẫn và thu hút khán giả.

Phác thảo các phân cảnh cơ bản và chú thích

Lựa chọn loại hoạt hình để thực hiện

Việc lựa chọn loại hình phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng, truyền tải thông điệp và thu hút khán giả cho tác phẩm của bạn. Hiện nay có bốn loại hình phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

2D Animation – Hoạt hình 2D

Đây là một trong những loại hoạt hình phổ biến và dễ tiếp cận nhất đối với người mới bắt đầu. Bạn có thể sử dụng các phần mềm làm animation phổ biến như Adobe Animate, Toon Boom Harmony để tạo ra những bộ phim hoạt hình 2D đơn giản. Hiện nay, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách làm phim hoạt hình 2D đơn giản thì có thể dễ dàng tra cứu trên mạng với rất nhiều nguồn tài liệu miễn phí như của Unity, Adobe, …

3D Animation – Hoạt hình 3D

Hoạt hình 3D đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên sâu hơn so với hoạt hình 2D. Bạn cần phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Autodesk Maya, Blender, hoặc 3ds Max để tạo ra các nhân vật và phân cảnh 3D. Ngoài ra, hiện nay các phần mềm vẽ 3D trên điện thoại cũng dần trở nên phổ biến hơn và rất được ưa chuộng bởi những chuyên viên trong ngành.

Để nắm bắt cách làm phim hoạt hình 3D một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ các bước và công đoạn cần thiết.  Quy trình này bao gồm nhiều bước phức tạp như modeling (tạo mô hình), texturing (tạo chất liệu), rigging (tạo khung xương), animation (tạo chuyển động) và rendering (kết xuất hình ảnh). Để hiểu rõ hơn về loại hình này, bạn có thể tham khảo bài viết 3D Animation là gì? của VTC Academy nhé!

3D Animation - Hoạt hình 3D - Làm phim hoạt hình

Cel Animation – Hoạt hình truyền thống

Đây là kỹ thuật hoạt hình truyền thống sử dụng các tấm phim nhựa trong suốt được gọi là “cels” để vẽ và tô màu các nhân vật, bối cảnh. Các cels được xếp chồng lên nhau và chụp ảnh từng khung hình để tạo ra hiệu ứng chuyển động.

Hoạt hình Cel mang nét đặc trưng của nghệ thuật vẽ tay, tạo nên hình ảnh mềm mại, có hồn và mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, cách làm video hoạt hình với việc vẽ tay từng khung hình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ của người nghệ sĩ hơn. Đồng thời, nó cũng có thể gặp hạn chế trong việc mô phỏng các chuyển động phức tạp và hiệu ứng kỹ xảo so với các loại hình hoạt hình khác.

Cel Animation - Hoạt hình truyền thống - Làm phim hoạt hình

Stop motion – Hoạt hình tĩnh vật

Stop motion là một kỹ thuật làm phim hoạt hình bằng cách chụp từng khung hình của các đối tượng tĩnh và sau đó ghép lại để tạo ra chuyển động. Các đối tượng có thể là các mô hình đất sét, búp bê, hoặc các vật liệu khác. Hoạt hình Stop motion có thể được sử dụng cho nhiều thể loại phim hoạt hình khác nhau, từ phim hài hước, phim kinh dị đến phim nghệ thuật. Ngay cả khi bạn là người mới bắt đầu, bạn vẫn có thể học cách làm phim hoạt hình đơn giản với các kỹ thuật và công cụ Stop motion dễ sử dụng như Dragonframe, Stop Motion Studio hay Filmora.

Stop motion - Hoạt hình tĩnh vật - Làm phim hoạt hình

Giai đoạn thêm hiệu ứng âm thanh, hình ảnh

Sau khi đã hoàn thành các bước cơ bản của bộ phim hoạt hình, bạn cần thêm các hiệu ứng âm thanh và hình ảnh để làm cho bộ phim trở nên sống động và hấp dẫn hơn. Các hiệu ứng âm thanh như nhạc nền, tiếng động, và giọng nói của nhân vật cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng và tích hợp một cách hợp lý vào bộ phim. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm các hiệu ứng hình ảnh như ánh sáng, bóng đổ, và các hiệu ứng đặc biệt khác để tăng tính thẩm mỹ cho bộ phim.

Giai đoạn thêm hiệu ứng âm thanh, hình ảnh

Xuất file và phân phối phim hoạt hình của bạn

Khi bộ phim hoạt hình đã hoàn thiện, bạn cần xuất file ở định dạng phù hợp để có thể phân phối và chia sẻ với người xem. Đối với các dự án cá nhân, bạn có thể xuất file ở định dạng MP4 hoặc AVI để dễ dàng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội hoặc trang web cá nhân. Nếu bạn làm việc theo nhóm hoặc là nhân viên của một công ty, bạn cần tuân thủ các yêu cầu về định dạng và chất lượng của dự án.

Xuất file và phân phối phim hoạt hình của bạn

Bắt đầu làm phim hoạt hình ngay hôm nay!

Tự làm phim hoạt hình là một hành trình đầy thú vị nhưng cũng không kém phần thử thách. Hy vọng rằng những kỹ thuật và mẹo trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về cách làm phim hoạt hình, từ đó cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tự học Animation, hay tạo ra những bộ phim độc đáo cho riêng mình.

Để nâng cao kỹ năng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này, bạn hãy tham gia các chương trình đào tạo chuyên nghiệp như khóa học hoạt hình 3D (3D Animation) tại VTC Academy. Với chương trình học được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, VTC Academy sẽ là bệ phóng hoàn hảo cho sự nghiệp làm phim hoạt hình của bạn trong tương lai. Đăng ký ngay hôm nay để biến đam mê thành hiện thực ngay hôm nay nhé!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Điểm danh 9 phần mềm làm phim hoạt hình đơn giản được sử dụng nhiều nhất

Điểm danh 9 phần mềm làm phim hoạt hình đơn giản được sử dụng nhiều nhất

Ngày đăng 25/07/2024
Nghệ thuật hoạt hình ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Việc tạo ra những thước phim hoạt hình sinh động, đầy sáng tạo không chỉ là niềm đam mê mà còn là cơ hội nghề nghiệp tiềm năng. Tuy nhiên, để biến ý tưởng thành hình ảnh, bạn cần có sự hỗ trợ của các phần mềm làm phim hoạt hình. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ giới thiệu đến bạn các phần mềm làm phim hoạt hình đơn giản và được sử dụng nhiều nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng bước vào thế giới đầy màu sắc của hoạt hình.
Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Những Gì? Những Môn Học Và Công Cụ Cần Biết

Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Những Gì? Những Môn Học Và Công Cụ Cần Biết

Ngày đăng 19/07/2024
Bạn đam mê với hình ảnh, concept, màu sắc, đến đắm chìm trong những ấn phẩm quảng cáo thời thượng, poster phim chấn động hay nhân vật game ấn tượng. Thiết kế đồ họa đã trở thành một trong những ngành học thu hút đông đảo sự chú ý của tất cả mọi người khi hầu hết các lĩnh vực hiện nay đều cần đến hình ảnh như một điểm gây ấn tượng đầu tiên với người dùng. Nếu nhận thấy ở bản thân luôn đầy những ý tưởng sáng tạo, khả năng thẩm mỹ nổi trội và mong muốn trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Hãy cùng VTC Academy chuẩn bị những kiến thức và công cụ cần thiết để chinh phục ngành học hấp dẫn và siêu hot này nhé!
Ngành lập trình game học trường nào tốt nhất hiện nay 2024

Ngành lập trình game học trường nào tốt nhất hiện nay 2024

Ngày đăng 01/01/2024
Khi mới bắt đầu, nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết ngành lập trình game học trường nào , ngành gì? và cơ hội nghề nghiệp của ngành lập trình game trong tương lai ra làm sao? Bài viết dưới đây VTC ACADEMY sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn trả lời được những câu hỏi trên.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Điểm danh 9 phần mềm làm phim hoạt hình đơn giản được sử dụng nhiều nhất

Điểm danh 9 phần mềm làm phim hoạt hình đơn giản được sử dụng nhiều nhất

Ngày đăng 25/07/2024
Nghệ thuật hoạt hình ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Việc tạo ra những thước phim hoạt hình sinh động, đầy sáng tạo không chỉ là niềm đam mê mà còn là cơ hội nghề nghiệp tiềm năng. Tuy nhiên, để biến ý tưởng thành hình ảnh, bạn cần có sự hỗ trợ của các phần mềm làm phim hoạt hình. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ giới thiệu đến bạn các phần mềm làm phim hoạt hình đơn giản và được sử dụng nhiều nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng bước vào thế giới đầy màu sắc của hoạt hình.
Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Những Gì? Những Môn Học Và Công Cụ Cần Biết

Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Những Gì? Những Môn Học Và Công Cụ Cần Biết

Ngày đăng 19/07/2024
Bạn đam mê với hình ảnh, concept, màu sắc, đến đắm chìm trong những ấn phẩm quảng cáo thời thượng, poster phim chấn động hay nhân vật game ấn tượng. Thiết kế đồ họa đã trở thành một trong những ngành học thu hút đông đảo sự chú ý của tất cả mọi người khi hầu hết các lĩnh vực hiện nay đều cần đến hình ảnh như một điểm gây ấn tượng đầu tiên với người dùng. Nếu nhận thấy ở bản thân luôn đầy những ý tưởng sáng tạo, khả năng thẩm mỹ nổi trội và mong muốn trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Hãy cùng VTC Academy chuẩn bị những kiến thức và công cụ cần thiết để chinh phục ngành học hấp dẫn và siêu hot này nhé!
Xu hướng tuyển dụng đối với công việc Digital Marketing hiện nay

Xu hướng tuyển dụng đối với công việc Digital Marketing hiện nay

Ngày đăng 06/08/2024
Trong kỷ nguyên số hiện nay, ngành Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với các bạn trẻ. Công việc trong ngành này không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng phân tích và kỹ năng giao tiếp tốt. Với sự bùng nổ của các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực Digital Marketing ngày càng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ai đam mê và có kỹ năng phù hợp. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng tuyển dụng trong ngành, các vị trí công việc phổ biến, kỹ năng cần thiết và lộ trình phát triển nghề nghiệp.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299