Native app là gì? Ưu và nhược điểm khi phát triển Native app
VTC Academy VTC Academy
Native app là gì? Ưu và nhược điểm khi phát triển Native app

Native app là gì? Ưu và nhược điểm khi phát triển Native app

Ngày đăng 09/08/2022

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp cân nhắc đến Native app bởi người dùng có thể sử dụng nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau (iOS, Android, Window). Các doanh nghiệp luôn muốn nâng cao trải nghiệm người dùng để chuyển đổi họ thành những khách hàng trung thành vì thế mà Native app là một lựa chọn tốt. Nhưng cụ thể Native là gì? Hãy tìm hiểu cùng VTC Academy trong bài viết sau.

Native app là gì?

Native app (còn được gọi là ứng dụng gốc) là chương trình phần mềm được phát triển để sử dụng trên một thiết bị hoặc một nền tảng nhất định. Native app cung cấp cho người dùng hiệu suất cao hơn và đáng tin cậy hơn. Sau khi cài đặt trên thiết bị, ứng dụng sẽ có quyền truy cập vào các tính năng của thiết bị như: danh bạ, GPS, Camera, Microphone,… Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng Native app kể cả khi không có internet.

Các ứng dụng gốc sẽ sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau tùy thuộc vào nền tảng mà chúng được xây dựng. Đối với người lập trình iOS thì Objective – C hoặc Swift sẽ là ngôn ngữ lập trình chính cho ứng dụng iOS gốc. Còn đối với những người lập trình Android thì ứng dụng gốc sẽ được lập trình bằng ngôn ngữ Java. Trong khi đó, C# là ngôn ngữ thường dùng để viết ứng dụng gốc cho điện thoại Windows.

VTC Academy ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé. Pokemon Go là một trò chơi di động thực tế được mệnh danh là cú hit của Appstore năm 2016. Khu vực trò chơi của Pokemon Go được đơn giản hóa, chuyển đổi thế giới thực thành một bản đồ trò chơi và người chơi có thể điều khiển nó. Đây là một ví dụ điển hình của Native app. Pokemon Go có thể truy cập vào các chức năng của hệ thống cụ thể là GPS để lập bản đồ vị trí, gia tốc kế để đo gia tốc,… Điều này đã mang đến cho người chơi những trải nghiệm chân thực nhất và tốt nhất.

native app

Vậy Native app mang đến cho người dùng cũng như các nhà phát triển những lợi ích gì? Hay Native app có những nhược điểm nào trong quá trình phát triển không ? Tất cả sẽ được VTC Academy bật mí ở phần tiếp theo của bài viết.

Ưu điểm và nhược điểm khi phát triển Native app

Ưu điểm

Đảm bảo sự an toàn

Nếu như tính bảo mật của Hybrid app chỉ dựa vào trình duyệt hệ thống thì Native app vượt trội hơn nhờ vào nhiều hàng rào bảo vệ khác nhau của hệ điều hành. Ngoài ra, thay vì phụ thuộc vào hệ thống của bên thứ 3, Native app có các API (Giao diện lập trình ứng dụng) chính thức, được kiểm tra đầy đủ trên các phiên bản hệ thống khác nhau.

Người dùng có thể tiếp cận các ứng dụng gốc này qua các cửa hàng ứng dụng nên các Native app đều được phê duyệt và kiểm tra đầy đủ trước khi người dùng tải xuống. Vì thế bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào mức độ an toàn của các Native app.

Mang lại hiệu suất cao

Vì được viết bằng ngôn ngữ lập trình dành riêng cho từng nền tảng nên Native app sẽ được tối ưu hóa và hoạt động nhanh hơn, do đó trải nghiệm người dùng cũng được nâng cao.

Gặp ít lỗi hơn

Việc sử dụng một codebase (cơ sở mã) chia sẻ cho nhiều nền tảng là một cách tiết kiệm thời gian trong thời gian đầu nhưng về lâu dài việc duy trì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với sử dụng một codebase cho từng nền tảng riêng biệt. Hơn nữa các nhà phát triển Native app có thể truy cập SDK (Bộ công cụ phát triển phần mềm) mới để phát triển các ứng dụng gốc, cho phép người dùng có thể truy cập nhanh vào các tính năng nền tảng mới.

Tối ưu giao diện ứng dụng và trải nghiệm người dùng

Với Native app người dùng có thể làm quen và kết nối nhanh chóng với các biểu tượng, nút trong ứng dụng. Để mang đến người dùng một ứng dụng dễ dùng thì các nhà phát triển phải tuân theo những quy tắc về UI/UX nhất định trên nền tảng đó. Vì thế người dùng không gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với một ứng dụng mới.

Mang lại hiệu suất kể cả khi offline

Nếu bạn muốn ứng dụng của mình có thể hoạt động mà không cần internet thì Native app là lựa chọn tốt dành cho bạn. Tất cả nội dung của ứng dụng đều được tải xuống trong quá trình cài đặt. Bên cạnh đó, các ứng dụng này đều có tính năng bộ nhớ đệm trong trình duyệt. Do đó nó có thể cung cấp các tài nguyên được lưu trong bộ nhớ cache ở chế độ ngoại tuyến.

Nhược điểm

Kéo dài thời gian

Mỗi hệ điều hành khác nhau thì người lập trình Native app phải viết code riêng vì thế việc nỗ lực phát triển cho từng nền tảng làm cho thời gian phát triển Native app khá dài.
Quá trình bảo trì và nâng cấp Native app cũng phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và chuyên môn của người sửa cho từng nền tảng.

Tốn nhiều chi phí

Với việc kéo dài thời gian phát triển và nâng cấp thì chi phí bỏ ra để xây Native app là khá cao. Mỗi nền tảng sẽ yêu cầu một bộ kỹ năng khác nhau để tạo dựng và duy trì cùng một ứng dụng. Vì thế mà chi phí cũng gia tăng rất nhiều. Trung bình, mức chi phí ban đầu bỏ ra cho một Native app trên nền tảng iOS và Android là $100.000 – một con số khiến bạn phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi ra quyết định.

Công cụ của Native app

Công cụ phát triển Native app là các phần mềm cho phép lập trình viên thiết kế ứng dụng trên một hệ điều hành nhất định. Xcode, Android Studio đều là những Development Frameworks (khuôn khổ phát triển) đáng để thử.

Xcode

Apple đã phát triển Xcode để các lập trình viên sử dụng tạo ra các ứng dụng iOS gốc. Phiên bản ổn định hiện tại của Xcode là 12.5.1 – được phát hành vào ngày 21/06/2021. Xcode được phát hành miễn phí cho người dùng Mac download qua App Store.

Android Studio

Với nền tảng Android thì Android Studio là khung ứng dụng gốc phù hợp do Google xây dựng. Android Studio cũng cung cấp những phím tắt giúp cho việc viết code và thiết kế nhanh hơn và dễ dùng hơn. Ngoài ra, Android Studio cũng bao gồm các tính năng kéo và thả để thiết kế bố cục cho các ứng dụng của bạn. Hiện tại Android Studio cũng được phát hành miễn phí.

>>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách học lập trình game android chi tiết dành cho người mới bắt đầu

Khác biệt giữa Native app, Web app và Hybrid app

Native app, Hybrid app và Web app có lẽ là 3 khái niệm rất quen thuộc đối với những bạn lập trình viên nhưng với những bạn mới thì 3 khái niệm này thường bị nhầm lẫn rất nhiều. Vì thế VTC Academy sẽ giúp bạn thống kê lại những đặc điểm phân biệt cụ thể giúp bạn hiểu hơn về 3 khái niệm này.

Native app Hybrid app Web app
Hiệu suất Native app có thể truy cập vào các chức năng của thiết bị nên tỉ lệ phản hồi nhanh hơn Ứng dụng chủ yếu hoạt động như một phương tiện để tải xuống dữ liệu từ máy chủ. Vì thế hiệu suất thấp hơn so với Native app Hiệu suất phụ thuộc vào kết nối internet và hiệu suất của trình duyệt web
Khả năng tương thích mã Code cho mỗi nền tảng khác nhau. Vì thế cùng một code không thể tương thích cho nhiều nền tảng khác nhau Một code có thể dùng cho nhiều nền tảng di động khác nhau Cần quan tâm đến khả năng tương thích và hiệu suất trên nhiều trình duyệt
Kênh phân phối Các ứng dụng đều có trên cửa hàng ứng dụng. Trên đó các ứng dụng sẽ có đánh giá và xếp hạng để người dùng có thể cân nhắc Các ứng dụng đều có trên cửa hàng ứng dụng. Trên đó các ứng dụng sẽ có đánh giá và xếp hạng để người dùng có thể cân nhắc Truy cập trực tiếp đến trang web
Giao diện Ứng dụng được phát triển riêng cho từng hệ điều hành nên giao diện sẽ thân thiện và gần với tiêu chuẩn của hệ điều hành đó Có một số hạn chế do hoạt động trên nhiều nền tảng. Giao diện ứng dụng sẽ có sự khác biệt so với phiên bản gốc hoàn hảo Có một số hạn chế do hoạt động trên nhiều nền tảng. Giao diện ứng dụng sẽ có sự khác biệt so với phiên bản gốc hoàn hảo
Khả năng kết nối Có thể hoạt động online và offline Có thể hoạt động online và offline Chỉ có thể kết nối online
Chi phí Chi phí bỏ ra lớn để phát triển trên nhiều nền tảng Chi phí thấp hơn Native app nhưng đòi hỏi nhiều kỹ năng Chi phí bỏ ra thấp
Ngôn ngữ lập trình Objective – C, Swift dành cho iOS
Java dành cho Android
HTML, CSS, JavaScript HTML, CSS, JavaScript

>>> Xem thêm bài viết: Lập trình web và Lập trình mobile: Nên học cái nào?

Từ những kiến thức mà VTC Academy đã chia sẻ bên trên, hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về Native app. Đồng thời bạn cũng như có thể phân biệt Native app với các loại ứng dụng khác. Mỗi loại ứng dụng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy phát triển một Native app tốn khá nhiều chi phí nhưng chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà ứng dụng này mang lại. Chính vì thế mà các Native app hiện nay đang rất phát triển.

Điều này cũng kéo theo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực lập trình ứng dụng đang rất cao. Nếu bạn có hứng thú với lĩnh vực này hãy đăng ký ngay khóa học lập trình phần mềm Full-Stack tại VTC Academy. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được quy trình và cách triển khai các dự án các dự án liên quan đến lập trình phần mềm và các ứng dụng di động nên 2 nền tảng iOS và Android. Đến với VTC Academy bạn sẽ được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Vì thế sau khi tốt nghiệp 100% các bạn đều sẽ có việc làm ngay với mức lương lên đến 15 triệu đồng..

>>> Xem thêm bài viết: Lập Trình Nhúng Là Gì? Lập Trình Nhúng Cần Học Những Gì?

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

Ngày đăng 09/08/2022
Nếu bạn muốn xây dựng phần mềm tốt hơn nhanh hơn, DevOps chính là thứ mà bạn đang tìm. Cùng VTC Academy tìm hiểu xem DevOps là gì nhé!
Top 10 ứng dụng lập trình game hàng đầu thế giới

Top 10 ứng dụng lập trình game hàng đầu thế giới

Ngày đăng 04/08/2022
Cùng VTC Academy khám phá Top 10 ứng dụng lập trình game hàng đầu thế giới để biến ý tưởng của mình thành thật ngay bây giờ.
Cách tính điểm xét học bạ THPT 2024 nhanh chóng và chính xác nhất

Cách tính điểm xét học bạ THPT 2024 nhanh chóng và chính xác nhất

Ngày đăng 22/01/2024
Các bạn có thể tham khảo bài viết để biết cách tính điểm học bạ của mình chính xác, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn trường, ngành cho phù hợp.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

DevOps là gì? Kỹ năng cần có của DevOps Engineer

Ngày đăng 09/08/2022
Nếu bạn muốn xây dựng phần mềm tốt hơn nhanh hơn, DevOps chính là thứ mà bạn đang tìm. Cùng VTC Academy tìm hiểu xem DevOps là gì nhé!
Top 10 ứng dụng lập trình game hàng đầu thế giới

Top 10 ứng dụng lập trình game hàng đầu thế giới

Ngày đăng 04/08/2022
Cùng VTC Academy khám phá Top 10 ứng dụng lập trình game hàng đầu thế giới để biến ý tưởng của mình thành thật ngay bây giờ.
11 thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu trong năm 2023

11 thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu trong năm 2023

Ngày đăng 28/02/2024
VTC Academy đã tổng hợp và giới thiệu đến bạn các thương hiệu lớn đã thay đổi logo trong năm 2023, qua đó có thể thấy được rằng các thương hiệu ngày càng đổi mới chiến lược phát triển của mình để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn trong tương lai. Click xem ngay

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299